Siêu thị đang lúc đông người, mấy quầy thanh toán đều cả một dãy xếp hàng đợi đến lượt mình. Thời bao cấp xếp hàng dằng dặc để mua hàng đã đành, thời này thì xếp hàng đợi trả tiền.
Thế mà một bà khách hàng, mấy túi lớn túi bé đã xếp đầy ắp, vẫn không chịu rời khỏi hàng người đông đúc chờ đợi, chỉ vì bảy tám trăm tiền lẻ gì đó, cô thu ngân trả bằng kẹo, bà ta không nhận. Trông rõ là người khó tính, bảy tám trăm lẻ, chưa đến một nghìn, mua rau muống cũng chỉ được nửa mớ, đáng gì cơ chứ. Hay vì cái cách cô thu ngân vứt mấy cái kẹo lên mặt quầy chẳng nói chẳng rằng làm bà ta khó chịu? Mấy cô ấy lúc nào chẳng thế, nhất là lúc đông người. Kẹo thì đã sao, thế mà thêm một lần nữa, bà gạt nhẹ những cái kẹo xanh đỏ lại phía cô thu tiền:
- Cô ạ, tôi không lấy kẹo!
- Cháu không có tiền lẻ, bác thông cảm, cầm kẹo cho cháu ...
- Thiếu gì tiền lẻ, tiền xu ấy cũng được, tôi không lấy kẹo!
Hàng người đứng sau cáu kỉnh xầm xì:
- Khó tính thế bà? lấy kẹo đi cho nhanh!
- Cháu đã nói là cháu không có tiền lẻ - giọng cô thu tiền đã cao hơn một chút. Bác không ăn kẹo thì cầm cho trẻ con cũng được chứ sao?
- Không phải trẻ con nào cũng muốn kẹo - bà khách hàng vẫn kiên quyết gạt những cái kẹo lại.
- Thì đây! Cô thu ngân quyết định đầy bất ngờ - một đồng tiền xu năm hào và một đồng tiền xu hai hào - Cháu không có một trăm đâu.
Bình thường, người trẻ tuổi nói bằng cái giọng ấy, theo cách ấy, thì gọi là hỗn. Nhưng bà khách hàng có vẻ không để ý, bà nhặt hai đồng xu lên, hai tay hai túi lễ mễ, bà đi khỏi hàng người trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của những người đứng sau.
Rồi lễ mễ như thế, bà dừng lại trước hòm kính nơi gần cửa, bà đặt hai túi hàng xuống đất, moi trong túi ra, rất nhiều tiền lẻ, tiền xu, nhiều hơn bảy trăm tiền xu lúc nãy, thả tất vào trong hòm kính, rồi lại lễ mễ cầm túi lên đi ra cửa siêu thị.
Trong cái hòm kính ấy, cài hòm kính có hàng chữ đỏ "Giúp đỡ trẻ em nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam", toàn tiền lẻ và cũng lẫn vài cái kẹo. Quả thật, nhìn những cái kẹo trong hòm tiền ấy, cứ thấy chúng xanh đỏ lạc lõng thế nào ấy.
Không phải trẻ con nào cũng muốn kẹo!
Thế mà một bà khách hàng, mấy túi lớn túi bé đã xếp đầy ắp, vẫn không chịu rời khỏi hàng người đông đúc chờ đợi, chỉ vì bảy tám trăm tiền lẻ gì đó, cô thu ngân trả bằng kẹo, bà ta không nhận. Trông rõ là người khó tính, bảy tám trăm lẻ, chưa đến một nghìn, mua rau muống cũng chỉ được nửa mớ, đáng gì cơ chứ. Hay vì cái cách cô thu ngân vứt mấy cái kẹo lên mặt quầy chẳng nói chẳng rằng làm bà ta khó chịu? Mấy cô ấy lúc nào chẳng thế, nhất là lúc đông người. Kẹo thì đã sao, thế mà thêm một lần nữa, bà gạt nhẹ những cái kẹo xanh đỏ lại phía cô thu tiền:
- Cô ạ, tôi không lấy kẹo!
- Cháu không có tiền lẻ, bác thông cảm, cầm kẹo cho cháu ...
- Thiếu gì tiền lẻ, tiền xu ấy cũng được, tôi không lấy kẹo!
Hàng người đứng sau cáu kỉnh xầm xì:
- Khó tính thế bà? lấy kẹo đi cho nhanh!
- Cháu đã nói là cháu không có tiền lẻ - giọng cô thu tiền đã cao hơn một chút. Bác không ăn kẹo thì cầm cho trẻ con cũng được chứ sao?
- Không phải trẻ con nào cũng muốn kẹo - bà khách hàng vẫn kiên quyết gạt những cái kẹo lại.
- Thì đây! Cô thu ngân quyết định đầy bất ngờ - một đồng tiền xu năm hào và một đồng tiền xu hai hào - Cháu không có một trăm đâu.
Bình thường, người trẻ tuổi nói bằng cái giọng ấy, theo cách ấy, thì gọi là hỗn. Nhưng bà khách hàng có vẻ không để ý, bà nhặt hai đồng xu lên, hai tay hai túi lễ mễ, bà đi khỏi hàng người trong tiếng thở phào nhẹ nhõm của những người đứng sau.
Rồi lễ mễ như thế, bà dừng lại trước hòm kính nơi gần cửa, bà đặt hai túi hàng xuống đất, moi trong túi ra, rất nhiều tiền lẻ, tiền xu, nhiều hơn bảy trăm tiền xu lúc nãy, thả tất vào trong hòm kính, rồi lại lễ mễ cầm túi lên đi ra cửa siêu thị.
Trong cái hòm kính ấy, cài hòm kính có hàng chữ đỏ "Giúp đỡ trẻ em nghèo và nạn nhân chất độc màu da cam", toàn tiền lẻ và cũng lẫn vài cái kẹo. Quả thật, nhìn những cái kẹo trong hòm tiền ấy, cứ thấy chúng xanh đỏ lạc lõng thế nào ấy.
Không phải trẻ con nào cũng muốn kẹo!
Hà Phạm
Thanh Hà có chuyện hay thế mà bây giờ mới "kể"! Mong cho sự "lạc lõng" như trong chuyện kể của Hà lấp đầy đời sống vô cảm, tất bật thường ngày!
Trả lờiXóa