24/11/14

Văn học Nga đứng trước “vành móng ngựa” của lịch sử

(Người dịch: Vũ Tuấn Hoàng
Đã đăng tạp chí "Nhà Văn & tác phẩm",
số 4, tháng 3-4/2014)


VĂN HỌC NGA ĐỨNG TRƯỚC “VÀNH MÓNG NGỰA” CỦA LỊCH SỬ

Sergei FilatovChủ tịch hội nhà văn thủ đô Moscow, Chủ tịch Quỹ các chương trình trí tuệ, xã hội và kinh tế

Khoảng chân không văn hóa là một thực tế của xã hội hiện đại

Chúng ta hãy cùng nhau thừa nhận : trong nhận thức xã hội hiện đại (và cả trong vô thức) một cảm giác trống rỗng về tư tưởng đang dần dần bành trướng. Cảm giác này xuất hiện đã khá lâu, khoảng mươi mười lăm năm trước và không hề yếu đi, trái lại,có xu hướng tăng lên. Cảm giác đó được cảm nhận bởi từng cá thể mà mục đích sống của anh ta,trong đại đa số các trường hợp, đều mang đặc tính cá nhân sâu sắc và được giới hạn trong phạm vi gia đình, trong những mối quan hệ riêng tư, và nếu có rộng hơn nữa thì cũng là các tham vọng công danh ở trong công sở hay cơ quan nào đó. Chắc chúng ta sẽ cùng nhau đồng ý khi cho rằng quả là nhỏ nhoi với cái tương lai của đời công chức, nó chẳng làm hài lòng những ai biết suy nghĩ. Cái cảm giác trống rỗng này còn hiện diện cả trong tâm trí của giới làm chính trị, những người luôn cố gắng tìm kiếm những “ tư tưởng Nga” được chia sẻ bởi xã hội và định hướng cho nó trong không gian lịch sử. Hay nói theo cách khác, hiện diện một khoảng chân không về các khái niệm, bản sắc dân tộc của chúng ta là gì? Cái gì hình thành nên nó? Ngoài ra, còn tồn tại một khoảng chân không nữa về hệ tư tưởng, cái mà có thể xác định được bản chất của con đường lịch sử đã trải qua, vị trí ngày hôm nay của chúng ta trong không gian lịch sử - dân tộc và thậm chí những triển vọng xa và gần của con người hiện đại cũng như xã hội nói chung.

Hiện nay, chúng ta rất sợ khái niệm “ý thức hệ”. Nỗi khiếp sợ trước hệ tư tưởng Macxít-Leninít “ duy nhất đúng” đe dọa trở thành hệ tư tưởng di truyền lại cho các thế hệ sau. Trong khí đó, sự thiếu vắng tư tưởng ( hay phản ánh trong một hệ thống các ý tưởng phức tạp gọi là ý thức hệ) cũng chính là sự thiếu vắng các quan điểm lịch sử trong nhận thức. Việc hình thành và tuyên bố một số ý tưởng mang tính chất xã hội cũng như quốc gia là quan trọng và cần thiết. Nếu thiếu chúng thì không thể hình thành được khối thống nhất của những người cùng nòi giống, cùng quốc gia. Chính đây là điều duy nhất tương phản lại quá trình “nguyên tử hóa” xã hội và sự biến đổi của một bộ phận giới trẻ trở thành những “sinh vật văn phòng” phù du vô nghĩa, những sinh vật đó đang tràn ngập các thành phố lớn và đầu tiên là thủ đô Moskow.

Trên cơ sở cái gì để có thể hình thành được tư tưởng dân tộc chung có ý nghĩa?

Thứ nhất. sự hồi sinh của bộ nhớ lịch sử như một thành phần cấp bách của cuộc sống hàng ngày của con người. Con người Nga hiện đại có thể và cần phải hàng ngày cảm thấy mình là kẻ thừa kế một truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm.

Thứ hai. Con người hiện đại, cũng giống như ở mọi thời đại, cần phải hiểu cái sứ mệnh lịch sử của nền văn hóa Nga và sự tham dự của cá nhân vào sứ mệnh đó. Chỉ có như thế, con người mới cảm thấy mình là một bộ phận của xã hội, là thành viên của quốc gia.

Trên thực tế, mười năm đầu tiên của thế kỷ XXI, trong cái không gian văn hóa –lịch sử, xã hội và tồn tại – bản thể học, Cái gì đã thống nhất và liên kết tất cả chúng ta lại, mặc cho bị mất phương hướng và tản mạn khắp mọi nơi, mặc cho không đủ khả năng thoát ra khỏi những lề thói, giới hạn của môi trường sống xung quanh? Thực chất, có hai yếu tố : Ngôn ngữ và lịch sử lâu đời nhiều thế kỷ, đã tạo nên một văn hóa mà chúng ta thường không nhìn thấy hoặc không biết cách đánh giá. Nếu như chúng ta đã không khó khăn gì để nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ từ lúc còn trong nôi, thì việc thông thạo và hiểu biết lịch sử và văn hóa lại đòi hỏi công sức đáng kể - cả của mỗi cá nhân trong quá trình trưởng thành cũng như trong suốt cả cuộc đời, cả của môi trường xã hội gần gũi nhất đến trường học là nơi mười năm của cuộc sống có ý thức, gắn bó.

Và, ở đây đã nảy sinh một vấn đề lớn : trường học không thực hiện được nhiệm vụ chính của mình là xã hội hóa con người trên bình diện văn hóa và lịch sử, không gắn con người vào trong bối cảnh lịch sử hàng ngàn năm và cũng không đặt số phận của anh ta trong mối liên hệ với tương lai của lịch sử nước Nga. Với lý do, xã hội không có nhu cầu cấp bách với những mối quan hệ đó. Vì vậy, những người ở vào tuổi ba mươi sẽ cảm thấy mình không phải là công dân của đất nước Nga mà là một nhân viên quản trị phục vụ cho các lợi ích của các công ty xuyên quốc gia.

Ngôn từ và mã số văn học Nga

Chúng ta có thể suy xét việc này theo văn học. Chính văn học đã chuyển tải đến chúng ta qua hàng chục năm thậm chí cả thế kỷ khái niệm về các chuẩn mực của đời sống quốc gia, về hệ thống các giá trị đã từng được xã hội chấp nhận,và còn chỉ ra cái lý tưởng và phi lý tưởng của con người. Văn học giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về các sự kiện lịch sử và về những con người tham gia vào các sự kiện đó.Chúng ta có thể biết được họ nghĩ gì, cảm thấy gì trong cái khoảng không gian văn hóa và lịch sử Nga, cái gì thúc đẩy và buộc họ phải hành động thậm chí trái ngược cả với lợi ích của chính bản thân mình.Chính nhờ Tolstoy chúng ta biết được về cuộc chiến tranh năm 1812, chính nhờ Griboedov – chúng ta biết được cảm quan của các nhà cách mạng Tháng Chạp trước khi bước ra nhận án tử hình trên quảng trường Nghị viện, chính nhờ Alekcay Tolstoy – chúng ta biết được các cải cách của Vua Piod và chính nhờ Dostoyevski – chúng ta biết được cái con người trong giai đoạn tiền tư bản nó như thế nào.

Văn học là phương tiện truyền tải mã di truyền hết sức độc đáo, không có nó thì con người và xã hội mất đi những liên kết mang tính kế thừa theo chiều dài của thời gian. Thông qua văn học, con người nhận được một kho kinh nghiệm được tích lũy hàng thế kỷ về đời sống của đất nước, về cách ứng xử cũng như phương pháp tư duy và cảm thụ thế giới. Nếu như cho rằng kinh nghiệm này cổ hủ không phù hợp với các điều kiện hiện đại ( viện lý do là qua trình toàn cầu hóa) tức là đồng nghĩa với việc chối bỏ nền văn hóa dân tộc của chính mình. Trong thực tế, tại sao không phù hợp? bởi vì nó không cần cho công việc trong một tập đoàn dầu khí chăng? Hay trong các tập đoàn xuyên quốc gia thì chỉ cần tiếng Anh thông thạo là đủ? Chắc hẳn, trong các công ty đó, sùng bái thành tích cá nhân, bằng bất cứ giá nào, được trọng vọng hơn cả. Vậy thì văn học Nga đã dạy bạn đọc được điều gì trong hai trăm năm nay? Có thể nói ngắn gọn là: Có trách nhiệm với chính cuộc đời mình và số phận của dân tộc mình.

Song chức năng của văn học trong các điều kiện của nhà nước chuyên chế là hình thành là tạo nên các hình tượng nhân vật điển hình, để làm cho lịch sử sinh động hơn, dễ hiểu hơn và gần gũi hơn. Văn học cũng tạo nên các tiêu chuẩn đạo đức và hành xử trong các tình huống khác nhau, hình thành nên một hệ thống các giá trị và các nhân vật văn chương trở thành các tiêu chuẩn của nhận thức dân tộc.

Văn học giai đoạn Xô viết cũng đóng một vai trò tương tự, trong đó chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã định hướng cho con người bị cách mạng tước đi những chỗ giựa về tôn giáo, văn hóa và pháp luật. Trong cái khoảng không gian lịch sử của mình, văn học giai đoạn này đã tạo nên các huyền thoại của một thế giới mới, các nhân vật văn hóa mới ( Paven Kotragin) trong khi lý giải ý nghĩa của những biến động lịch sử. Văn học, trong khi tạo dựng huyền thoại, định hướng cho con người trong không gian lịch sử của thế kỷ 20, xây dựng nên những giá trị tinh thần lý tưởng, đồng thời phản kháng lại cái hệ thống quan liêu, phi pháp lý và trấn áp ngày càng tăng của chế độ Stalin. Văn học còn tạo nên một không gian vũ trụ Xôviết riêng và đặt vào đó con người, đồng thời mở ra trước mắt anh ta cái ý nghĩa của sự tồn tại mang tính lịch sử của mình. Có thể nói rằng, cái vũ trụ này hóa ra rất không bền vững, các mục tiêu lịch sử không đạt được, song chính các nhà văn lại tạo nên một hình tượng đầy sức lôi cuốn của thế giới Xôviết và nó trở thành lý tưởng của cả một quốc qia, một cường quốc thế giới trong vòng hàng chục năm liền. Văn học Xôviết đã tạo nên cái lý tưởng của cuộc sống và kèm theo đó là các mục tiêu lịch sử cho vài thế hệ người dân Liên Xô qua các tiểu thuyết với các đề tài về sản xuất và hợp tác hóa. Mặc dù lý tưởng này không đạt được, nhưng nó có một giá trị không thể phủ định. Liệu, thế hệ trẻ bây giờ, khinh khỉnh quay mặt đi, có nghĩ ra nổi một cái gì đó có chút tương lai mà không dính dáng đến ngoại tệ hay dầu khí hay không? Tất nhiên, lịch sử sẽ đòi hỏi phải tính sổ với văn học Nga thế kỷ XX. Rất rất nhiều các vấn đề trong đời sống của đất nước không được động chạm và phản ánh tới – cả trong dòng văn học chính thống, cả trong dòng văn học lưu vong và phi pháp. Và như vậy, những người sống vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã không thấu hiểu được ý thức lịch sử quốc gia. Không được phản ánh trong bộ nhớ của quốc gia, nhưng cũng không bị khúc xạ nghệ thuật : Đó là các cuộc binh biến của quân đồn trú ở Kronstadt và một số chiến hạm thuộc hạm đội Baltic chống lại những người Bolsevich, đó là các cuộc nổi dậy của đội quân nông dân dưới sự lãnh đạo của Ataman Antonov tại tỉnh Tambov và đã bị đàn áp bởi hồng quân dưới sự chỉ huy của Tướng Tukhachevsky ( được phản ánh qua hai truyện ngắn của Solzhenitsyn năm 1990) rồi nạn đói tại miền nam nước Nga năm 1930 ( chỉ có trong truyện ngắn của Tendryakova) cuộc đàn áp nhà thờ và tiêu diệt linh mục ( trong các bài báo của Soloukhina) và sự tham gia của Nga vào trong đại chiến thế giới thứ I ( trong truyện ngắn Tháng Tám năm Mười bốn - 1914 của Solzhenitsyn)

Văn chương – Đấy là công việc mang tầm quốc gia

Vai trò tương tự như vậy của văn học là hoàn toàn có thể dưới các chế độ toàn trị của văn hóa Nga. Khi vai trò đó bị loại bỏ, nảy sinh một khoảng chân không mà hiện nay chưa có gì để lấp đầy. Ở đây, chúng ta không thể trốn tránh việc nói về vai trò của nhà nước trong việc bảo tồn và giúp đỡ sự tồn tại và phát triển của văn học cũng như ảnh hưởng của nó đến con người đương đại. Сhúng ta thử ngoảnh nhìn lại thời kỳ Xô viết . Đã qua rồi cái thời la mắng Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, quyền lực của Liên Xô, cũng như các bất đồng quan điểm trong văn học. Các tác động tiêu cực lên văn chương của quá trình mà giới phê bình văn học hiện đại gọi là " quốc hữu hóa " văn học, cũng đã được minh bạch. Nhiều trào lưu văn học trở thành nạn nhân của quá trình trên ( trào lưu nông dân mới, đại diện bởi các tên tuổi như S. Yesenin , P. Vasiliev , S. Klyuyeva , A. Ganin hoặc chủ nghĩa phi lý với tên tuổi D. Harms, K. Vaginov A. Vedenskogo ) . Tuy nhiên,chúng ta nên nhớ rằng, sự đàn áp các nhà văn (mặc dù không phải luôn luôn ) thường có cả lý do văn chương cả lý do chính trị.Cuộc đấu đá chính trị kết thúc vào năm 1937 được gọi là " phản cách mạng từ trên cao" để tiêu diệt các thành viên cuối cùng của Ủy ban Trung ương do Lenin đề cử và khẳng định quyền lực hoàn toàn của Stalin, đã hút vào quỹ đạo của nó không ít các nhà văn. Ví dụ, AK Voronsky , nhà phê bình văn học và lịch sử , là một thành viên của phe đối lập Trotskyist, việc này đã ảnh hưởng đến số phận của mình cũng như các bạn văn bút trong nhóm vào những năm 1930. Song, sự chú ý của nhà nước đối với văn chương không chỉ có chuyện kiểm duyệt gắt gao hay o ép. Đại hội đầu tiên của các nhà văn Xôviết năm 1934 đã đánh dấu về nguyên tắc cơ bản đặc tính mới trong mối tương hỗ giữa văn học và chính quyền khi văn chương là công việc mang tầm quốc gia còn lao động nhà văn là cần thiết và có ý nghĩa xã hội quan trọng. Hội nhà văn được hình thành và cũng là lần đầu tiên trên thế giới, đại học văn chương được thành lập, nơi đào tạo các nhà văn chuyên nghiệp và Học viện văn học thế giới mang tên M. Gorki ra đời. Các sự kiện này tâm điểm chú ý của toàn xã hội, được người dân của những năm 30 xem như một niềm tự hào chẳng kém gì con người từ Nga đã bay sang Mỹ qua Bắc cực vậy.

Văn học Nga có tương lai hay không?

“ Tôi ái ngại rằng – E. Zamiatin viết – văn học Nga chỉ có một tương lai duy nhất – Đó là quá khứ của nó. 90 năm sau, chúng ta biết là ông đã nhầm. Lúc đó văn học Nga đã có tương lai. Còn văn học Nga hiện nay thì sao, có tương lai không?

Chúng ta thấy ở đây nổi lên hai vấn đề có tính nguyên tắc:

- Giới chính trị hiện nay có hiểu hay không rằng thật không tự nhiên và vô cảm đối với tâm hồn Nga nếu như đánh mất đi các giá trị văn hóa, văn học?

- Nếu hiểu thì liệu họ có khả năng gì đó để chống lại tình trạng này không?

Thật là nghịch lý, trong nhiều thế kỷ liền, hiện tại của nước Nga luôn luôn được đánh giá như đang trong tình trạng khủng hoảng. Tuy nhiên, khủng hoảng của ngày hôm nay không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở các lĩnh vực khác của cuộc sống. Trong đó có cả văn học. Chúng ta bỗng cất cao giọng lên mà phán rằng đất nước đã thôi không còn thích đọc sách nữa, Internet đã làm thỏa mãn tính tò mò của con người về thông tin, cho họ khả năng đọc, viết, chơi game và xem tất cả mọi thứ…

Chúng ta bỗng nhiên lo lắng đến chuyện, không chỉ khủng hoảng văn hóa đọc đã hiện hữu mà còn khủng hoảng cả văn chương thứ thiệt. Như nhà văn Alla Latynhina nhận định : “ mười năm đầu của thế kỷ XXI, văn học đã thất bại. Mặc dù nó đã được trao vào tay con át chủ bài – Tự do ngôn luận. Chúng ta bước vào kỷ nguyên xế chiều của văn chương”.

Một quan điểm khác của nhà phê bình Andrew Nemzer cho rằng các tiểu thuyết của V. Astafijeva , Yu Davydov , V. Makanina , A. Dmitriev , M. Vishnevetskaia có giá trị nghệ thuật không thể chối cãi " . Ông đã đặt tên cho bài báo và cuốn sách của mình là " Thập kỷ văn học tuyệt vời của Nga".

Tồn tại một quan điểm thứ ba của nhà phê bình Natalia Ivanova , nói rằng : . " Tôi không tin rằng thập kỷ này là " tuyệt vời ". Tôi cho rằng đây là thời kỳ quá độ, giao thời. Quá trình này chưa bao giờ được xem là tuyệt vời vì người ta chỉ mới rời điểm xuất phát và cũng chưa đến được đích cần tới"

Có lẽ, đây là một quan điểm cần phải đồng tình. Quả thật, chúng ta đang sống trong một giai đoạn chuyển tiếp, từ một hệ thống chính trị này sang một hệ thống chính trị khác, từ một hình thái kinh tế này sang một hình thái kinh tế khác. Trên con đường này còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết, nhiều lệch lạc, do dự, bất cập của pháp lý, thiếu tính kế thừa…song, cái quan trọng nhất là chúng ta vẫn chưa sẵn sàng sống trong một thế giới mới. Thế giới văn chương cũng không phải là ngoại lệ : Nó cũng chưa sẵn sàng nhận thức được một cách đầy đủ những điều đang diễn ra và vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm nhân vật điển hình của thời đại mới.

Trong cái kỷ nguyên mà chúng ta vừa bước ra, nhà văn chỉ có quyền lựa chọn : đối với một bộ phận, họ tin tưởng và sẵn sàng phục vụ chính quyền Xô viết, hay chính xác hơn là hệ tư tưởng của nó bằng ngòi bút của mình, còn một bộ phận khác thì ra sức chống lại sự độc tài của chính quyền – có thể là rất tích cực ( khi đó chính quyền xếp họ vào hàng phản động, kẻ thù và cần phải thanh lọc) có thể là thụ động bằng cách trốn vào công việc dịch thuật, nghiên cứu văn học để kiếm sống và có được một vị trí xã hội nhất định, hoặc tập trung “ đóng cửa một mình” viết cho bản thân, cho Thượng Đế hoặc để lại cho hậu thế.

Thời đại đó đã chấm dứt nhưng sự lựa chọn thì vẫn còn. Tuy nhiên có sự sửa đổi, vai trò của chính quyền đã chuyển sang vai trò của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến, điều kiện sống đã buộc nhiều nhà văn phải nhanh chóng thích nghi và đào tạo lại mình trở thành các nhà cung cấp các loại sách thương mại, trinh thám và thậm chí cả sách khiêu dâm. Các nhà thơ tinh tế chuyển sang làm tuyên truyền cho các tập đoàn, các nhà ngôn ngữ học làm PR công chúng, các cây bút có tay nghề cao trong văn xuôi cố gắng kiếm sống bằng các loại tiểu thuyết ái tình ướt át hoặc viết kịch bản cho các bộ phim truyền hình dài tập.

Song, có một nhóm nhà văn mang vóc dáng đặc biệt hơn. Nếu như một tác giả văn xuôi cố gắng chạy theo thị hiếu thị trường, cho ra 2-3 đầu sách mỗi năm, thì nhà văn thuộc nhóm này, vài năm liền, trốn khỏi cuộc sống xô bồ, chen vai thích cánh hàng ngày, để ôm lấy bàn viết, rồi sau đó trở lại với công chúng bằng một tác phẩm tầm cỡ. Đây là sự lựa chọn mang tính chiến lược, có ý thức. Tôi đinh ninh rằng và cũng không lầm mà nói rằng, chính nhóm văn chương này có trọng lượng hơn cả và chính ở đây, cái dòng chảy hàng thế kỷ của văn học Nga vẫn róc rách tuôn trào – Họ mơ ước về một tương lai tốt hơn, có cách tiếp cận phê phán với thực tại, và say mê tìm kiếm con đường cho một xã hội công bằng. Trong văn học của chúng ta hiện nay, còn thiếu những hướng dẫn về quá trình đổi mới đạo đức, thiếu cái mà Pushkin đã thể hiện một cách hình tượng là “ Tinh thần phản biện, tinh thần hoài nghi” trong việc đánh giá những điều đang diễn ra trong đất nước và trên thế giới, thiếu tính phê bình hài hước theo kiểu Gogol : “ anh cười cái gì? Hãy cười chính bản thân mình đi!” Lòng tin và Hoài nghi là hai thực thể có liên hệ qua lại với nhau, là những thuộc tính cố hữu của văn học Nga ngay từ những bước đi đầu tiên của nó. Chúng thường đặt văn học Nga ở vị trí đối lập với chính quyền.

Nhà văn Chekhov trong truyện vừa “Thảo nguyên” đã đưa ra một nhận định rất tinh tế và chính xác : “ Người Nga thích hồi tưởng nhưng không thích sống”. Điều này có nghĩa là : Người Nga không sống bằng hiện tại mà sống bằng quá khứ và tương lai. Đây là một đặc điểm dân tộc rất đặc trưng của nước Nga, nó vượt qua danh giới chỉ có trong văn chương. Điều này đã được các nhà cai trị của quá khứ cũng như hiện tại đôi khi lợi dụng. Chúng ta thử lấy cải cách của Piot Đại đế ra làm thí dụ. Một khi cần tới sự xích gần đối với Châu Âu, thì cần phải khẳng định rằng nước Nga hoàn toàn bị cách biệt với Châu Âu. Nếu một khi cần phải chuyển động nhanh lên phía trước thì cần phải tạo nên một huyền thoại về một nước Nga ù lì, chậm chạp, nếu cần một nền văn hóa mới, điều đó có nghĩa là văn hóa cũ không còn hợp thời…điều này thường xuyên diễn ra trong đời sống dân Nga, để chuyển động lên phía trước, cần phải có một cú giáng cực mạnh vào toàn bộ cái cũ, với một sức mạnh đến mức lịch sử cả bảy thế kỷ của văn hóa Nga cần phải được đảo ngược lại và bôi gio trát chấu. Về những huyền thoại mang tính quốc gia như vậy, chúng ta biết được qua thời Xôviết, đặc biệt dưới thời Stalin trị vì. Một trong những “huyền thoại” nổi tiếng nhất là về sự lạc hậu của văn hóa Nga trước cách mạng “ nước Nga từ một nước thất học trở thành tiên tiến”….

Chúng ta cũng cần phải lưu ý một điều rằng, trong một xã hội cởi mở và dân chủ thì con người hoàn toàn có quyền tự mình đánh giá và phân tích lịch sử cũng như hiện tại của đất nước mình, cho dù nó không trùng hợp với các đánh giá của chính quyền. Và văn học đã cho chúng ta những ví dụ điển hình. Khi chúng ta muốn xây dựng lịch sử của bất cứ môn nghệ thuật nào, hay lịch sử của văn học, chúng ta đều phải tìm được những điểm tựa vững chắc trong các tác phẩm xuất sắc, dừng lại ở các tác giả thiên tài. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng và không thể phủ nhận. Văn học cổ điển của các dân tộc Nga là suối nguồn không bao giờ cạn kiệt tạo nên sức mạnh trí tuệ cũng như thẩm mỹ và đạo đức cho nhân dân Nga. Mỗi thời đại đều sản sinh ra các nhà cổ điển của mình. Và tất nhiên, thời đại của chúng ta sẽ trở nên giàu có hơn bởi các nhà cổ điển đang âm thầm vững bước trên con đường sáng tạo đã lựa chọn.

Trong bất cứ nền văn hóa nào, chính văn học, chữ viết biểu hiện các lý tưởng của dân tộc rõ ràng hơn cả. Văn học cất tiếng thay mặt cho cả nền văn hóa của đất nước và gián tiếp, lãnh trách nhiệm cho tất cả mọi sự sống trên hành tinh này.

Vũ Tuấn Hoàng dịch

18/10/14

Thêm một lần về thăm kỷ niệm tuổi thơ ở Hữu Văn

Hôm nay đoàn Trại trẻ Sơ tán BND về thăm nhà bác Lê và nhà thờ họ Phùng ở xã Thống Nhất (nay là xã Hữu Văn), huyện Chương Mỹ, và mang quà quyên góp được trong hơn 1 tháng qua kính lễ lên bàn thờ bác Lê và tặng quà gia đình anh Phừng Xuân Lâu, nạn nhân chất độc da cam.

Chị Hải Ba thay mặt Đoàn trao quà tình nghĩa cho gia đình anh Lâu

Đoàn gồm 14 người, trong đó có cô Hồ Vân, một trong những người Mẹ của Trại trẻ năm xưa, và chị Hải Ba, con Mẹ An.

Quà từ thiện gom góp được của 41 người (cô Hồ Vân cũng tham gia đóng góp), của những tấm lòng nhân ái chia sẻ chân thành, tổng cộng có 24 triệu, đã được Khánh Như trao trước 3 triệu cho anh Lâu hôm 14/9/2014, hôm nay chị Hải Ba thay mặt đoàn trao tiếp 19,5 triệu cho gia đình anh Lâu, còn lại 1,5 triệu được kính cẩn đặt lên bàn thờ bác Lê ở nhà anh Tảo.

Dâng lễ trong nhà thờ họ Phùng

Ngoài ra, đoàn cũng vào nhà thờ họ Phùng để thắp hương, dâng lễ và có chút quà sang thăm hỏi thầy Hợi, Hiệu trưởng trường cấp 1 năm xưa mà các bạn Trại trẻ đã theo học.

Bên dưới đây là thêm một vài hình ảnh, tin tức cập nhật từ Facebook.

Phạm Hiếu Dân đã thêm 2 ảnh mới ·

Hôm nay về thăm nhà thờ Họ Phùng Hữu Văn, nơi 49 năm trước Trại sơ tán trong chiến tranh của mình đã ở nhờ vài năm, thăm nhà bác chủ nhà đã cưu mang đám trẻ, tặng quà từ thiện quyên góp từ các bạn ở Trại trẻ xưa cho gia đình anh bạn con bác chủ nhà bị di chứng chất độc da cam.



Có cả cô Hồ Vân, một trong những cô phụ trách Trại trẻ năm xưa, đi cùng về thăm, năm nay cô 86 tuổi.


Hà Phạm đã thêm 4 ảnh mới.

Mấy năm trước, những anh lớn trong TRẠI TRẺ SƠ TÁN BÁO NHÂN DÂN đã lập cho trại một blog. Đây là lời mở đầu: - Ngày ấy chúng ta vẫn quen gọi là "TRẠI TRẺ", thành lập cuối năm 1964, từ khi Mỹ bắt đầu ném bom đánh phá miền Bắc, cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết tháng 01/1973 mới giải thể. Trại đã là TỔ ẤM cho đám trẻ gồm đủ các lứa tuổi, từ bé lẫm chẫm cho đến 14, 15...

Ngày ấy, mình thuộc lứa nhỏ nhất trại.

Sang năm, Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân sẽ tròn 50 tuổi. Đã có nhiều hôm cười trào nước mắt khi trong một đám tang, ban tổ chức xướng trên loa: Mời các cháu Trại trẻ Báo Nhân Dân! "các cháu" vào viếng toàn U60, U50...tóc muối tiêu, vết chân chim hằn đuôi mắt .

Thời gian là một điều gì đó kinh khủng và vĩ đại. Bởi có đôi lúc nhìn nhau và nhìn quanh, nói với nhau về những đổ vỡ của cả một thế hệ, những gì đã trải qua, đã chứng kiến, không một ai không hiểu thế hệ của chúng mình, những đứa trẻ vào trại sơ tán từ năm 1964 ấy đã nhận tất cả những đắng cay, nhọc nhằn của thời đại này, cho đến tận bây giờ, và chỉ có thế.

Tuy nhiên, vẫn là điều gì đó cực kỳ đẹp đẽ. Khi trong một ngày, như hôm nay, về lại nơi sơ tán xưa, huyện Chương Mỹ, xã Hữu Văn, một trong những nơi đã từng sơ tán, đem chút đóng góp của các thành viên trong trại cho một người bạn cũ người địa phương, học cùng tiểu học với nhiều anh chị. Anh ấy, tên Lâu, đã một số năm trong quân ngũ, có một người con nhiễm chất độc da cam. Thăm thày hiệu trưởng trường tiểu học, và thăm mộ một người bạn cùng trại, mất năm 6 tuổi. Bạn nằm lại nơi sơ tán. Sau chiến tranh, bố mẹ bạn muốn đón bạn về thành phố, mời thầy ngoại cảm, và bạn nói bạn muốn nằm lại nơi ấy, nơi sơ tán, có một hồ nước rất trong và cỏ rất xanh...


Cô con gái anh Phùng Xuân Lâu (anh Lâu là con bác Lê chủ nhà ngày xưa). Cháu bị di chứng nhiễm dioxin do anh Lâu đi bộ đội bị nhiễm. Ngày Trại trẻ sơ tán ở đây, nhiều bạn trong Trại trẻ học cùng lớp với anh Lâu.


Thầy Hợi, hiệu trưởng trường cấp 1 ở xã Thống Nhất (nay là xã Hữu Văn) giai đoạn 1965-1969

Binh Luu Phuong: 25 năm qua chắc người cha này mỗi ngày lại đứt từng khúc ruột khi nhìn đứa con gái dị tật vì chất độc da cam.

Phạm Hiếu Dân: Đặt chút lễ nhỏ nhoi lên bàn thờ bác Lê, ông chủ nhà đã nhường toàn bộ nhà cửa, sân vườn, thậm chí cả những bữa cơm độn đầy sắn khô cho Trại trẻ sơ tán sử dụng suốt những năm Trại trẻ sơ tán ở đây. Trong ảnh là anh Tảo, con bác Lê, chuyển giúp đồ lễ lên bàn thờ bác Lê.

Mẹ cháu bảo hôm nay cháu tăng động và hét lên nhiều là cháu vui vì nhà đông khách (cháu gái năm nay 25 tuổi)

_

15/9/14

Hưởng ứng đợt quyên góp từ thiện


Hưởng ứng đợt quyên góp từ thiện do TTST BND tổ chức, vừa đúng dịp đi công tác ra Hà Nội, anh Khánh Hoài đã liên lạc ngay với hội và đề nghị gửi 3 triệu đồng nhân danh 3 anh em Khánh Hoài, Khánh Châu, Khánh Như. Nhận thấy món tiền có thể rất giá trị với một gia đình nghèo, với mục đích sớm đưa số tiền trên tới anh Lâu, giúp gia đình anh giảm bớt phần nào những khó khăn trước mắt, nhóm Tổ chức quyên góp đã hội ý và quyết định mời anh Lâu từ xã Hữu Văn, Chương Mỹ, ra Hà Nội để nhận quà mà 3 anh em anh Hoài gửi, tức là tách riêng món này ra chứ không chờ tới khi tổng kết đợt quyên góp vào khoảng cuối tháng 10/2014. Vợ chồng anh Lâu nghe tin Khánh Hoài, Khánh Châu (là những người vốn xưa anh Lâu rất quý) thì mừng lắm, đồng ý ngay, bàn định để con rể tên Ba chở anh Lâu, bố vợ, ra Hà Nội theo như ngày giờ hẹn.

9 giờ sáng 14/9/2014, tại quán Nhớ Huế (107 Yên Lãng), anh Dân đón được bố con anh Lâu đưa tới, mọi người tay bắt mặt mừng, rất tình cảm, hàn huyên thăm hỏi, trò chuyện. Sau đó, chị Khánh Như đã thay mặt anh Hoài, anh Châu trao tặng món quà của 3 anh em cho anh Lâu, trước sự chứng kiến của ban tổ chức.

Vạn sự khởi đầu nan. Anh Hoài ra Hà Nội công tác đúng dịp, đã góp phần đem đến thành công đầu tiên rất có ý nghĩa cho đợt vận động quyên góp "Từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam" của hội TTST BND. Ban tổ chức tin tưởng chắc chắn vào kết quả cuối cùng của việc làm đầy nhân bản, uống nước nhớ nguồn và chia sẻ khó khăn với gia đình một cựu chiến binh không may mắn như anh Lâu, của các thành viên Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân!

Anh Lâu cảm động khi nhận món quà tình nghĩa từ chị Khánh Như

Bức ảnh kỷ niệm sau buổi gặp mặt
Từ trái sang phải: cháu Ba (con rể đầu của anh Lâu), Thái Hòa, Việt Phương, Khánh Như, Xuân Lâu, Hiếu Dân, Việt Khánh

Các thành viên đóng góp gửi về:

1. Quyên góp trực tiếp: liên hệ chuyển cho anh Trương Việt Khánh
2. Chuyển khoản qua ngân hàng: liên hệ anh Việt Khánh (hoặc anh Hiếu Dân) để nhận thông tin tài khoản
3. Chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ATM sang thẻ ATM Vietcombank:
Số thẻ ATM nhận: 97043668 00047299 010

Khi chuyển tiền, lưu ý ghi (bằng chữ không có dấu):
(ten nguoi gui), de giup do anh Lau con bac Le

Thời gian nhận quyên góp: từ nay đến hết ngày 7/10/2014.

Danh sách quyên góp, nội dung chuyển giao cho gia đình nhận sẽ được Ban LL gửi báo cáo đến từng thành viên tham gia ủng hộ.

Ban Liên lạc
Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân

12/9/14

Từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Thư gửi các thành viên TTST BND

Các bạn thân mến,

Trong chúng ta, chắc chắn ai cũng nhiều lần làm từ thiện xã hội. Có một trường hợp rất gần gũi, song có lẽ ít khi được hội TTST BND nhớ tới, ít ra là từ tháng 3 năm 2011 tới nay, khi có một nhóm chừng 10 thành viên cùng cô Bình Định (một trong các cô phụ trách các cháu trại trẻ xưa) về thăm nơi sơ tán cũ hồi chiến tranh chống Mỹ ở nhà thờ họ Phùng, xã Thống Nhất (nay là xã Hữu Văn), huyện Chương Mỹ.

Trích đăng lại dòng tin đã đăng trên blog:
_____

26/03/2011
Tin ngắn tháng 3-2011

Điểm qua các hoạt động của hội TTST BND trong tháng 3/2011:
...
Đặc biệt, lần này về thăm nhà thờ họ Phùng, do rút kinh nghiệm năm ngoái về đã biết hoàn cảnh gia đình anh Lâu (con bác Lê, bạn học cùng lớp với Khánh Châu, Dũng Nhân v.v..., từng là bộ đội ở chiến trường Tây Nam), nên năm nay đoàn TTST BND tập trung quyên góp được khoảng 4 triệu đồng để giúp đỡ cho cháu gái 20 tuổi, con anh Lâu, nạn nhân chất độc da cam (xem ảnh dưới)


_____

Xin ôn lại: Từ cuối năm 1965, Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân chuyển về ở vài năm tại xã Thống Nhất, huyện Chương Mỹ, đã ở nhờ nhà thờ họ Phùng, nhà bác Lê và một số gia đình khác nữa. Bác Lê (là bố của chị Lê, anh Tảo, Lâu, Cối) khi đó là người trông coi nhà thờ họ Phùng đã giúp đỡ các cháu Hà Nội về rất nhiều, công ơn không kể xiết...

Anh Lâu (là em anh Tảo, ngày đó anh Lâu học cùng lớp với Dũng Nhân, Khánh Châu, Ninh Hà, Phan Hoài Nam, Hoài Ân...) sau này đã đi bộ đội và bị nhiễm chất độc da cam.

Gần đây, tháng 8/2014, anh Dân (thành viên ttst bnd) là bạn học với anh Tảo, cho biết hoàn cảnh gia đình anh Lâu vẫn cực kỳ khó khăn, đứa con gái suốt ngày nằm cong queo trên giường, thường xuyên la hét như xé lên, tiếng kêu không phải của người mà cũng chẳng ra loài vật. Trong nhà không có gì đáng giá ngoài cái giường và chiếc xe đạp, nên mặc dù anh Lâu tuổi cao, mắt mờ, nhưng hai vợ chồng vẫn phải cật lực làm công việc đồng áng kiếm cơm nuôi con.

Hội TTST BND tha thiết kêu gọi các thành viên tùy theo khả năng của mình, quyên góp ủng hộ để phần nào giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình anh Lâu, như là sự biết ơn gia đình bác Lê đã cưu mang Trại trẻ, anh Lâu đã đi bộ đội bị nhiễm chất độc và cũng quyên góp như là việc từ thiện với nạn nhân chất độc da cam rất đáng thương.

Dự kiến trong tháng 10/2014, TTST BND sẽ tổ chức đoàn về thăm lại nơi sơ tán xưa ở nhà thờ họ Phùng và chuyển quà từ thiện cho gia đình anh Lâu.

Các thành viên đóng góp gửi về:

1. Quyên góp trực tiếp: liên hệ chuyển cho anh Trương Việt Khánh
2. Chuyển khoản qua ngân hàng: liên hệ anh Việt Khánh (hoặc anh Hiếu Dân) để nhận thông tin tài khoản
3. Chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ATM sang thẻ ATM Vietcombank:
Số thẻ ATM nhận: 97043668 00047299 010

Khi chuyển tiền, lưu ý ghi (bằng chữ không có dấu):
(ten nguoi gui), de giup do anh Lau con bac Le

Thời gian nhận quyên góp từ các thành viên: từ nay đến hết ngày 7/10/2014.

Danh sách quyên góp, nội dung chuyển giao cho gia đình nhận sẽ được Ban LL gửi báo cáo đến từng thành viên tham gia ủng hộ.

Ban Liên lạc
Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân

-----

Dưới đây là hướng dẫn chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ATM sang thẻ ATM trên VCB-iB@nking (theo Vietcombank):

Dịch vụ chuyển tiền từ thẻ sang thẻ giúp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của các loại thẻ ghi nợ (bao gồm cả nội địa và quốc tế) của Vietcombank, sang tài khoản của thẻ ghi nợ các ngân hàng khác.

Bước 1: Đăng ký sử dụng Ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking (nếu khách hàng chưa thực hiện đăng ký).

Bước 2: Đăng nhập VCB-ib@nking tại trang thông tin điện tử chính thức của Vietcombank http://www.vietcombank.com.vn/.

Bước 3: Tại menu thanh toán, chọn loại giao dịch "Chuyển tiền qua thẻ"

Bước 4: Khởi tạo lệnh chuyển tiền với các thông tin sau: Chọn "số thẻ chuyển đi": Chương trình hiển thị danh sách các số thẻ ghi nợ hiện đang sử dụng của khách hàng, các số tài khoản đang kết nối với các số thẻ ghi nợ; chọn "số thẻ chuyển tiền đi" (lựa chọn số thẻ thực hiện chuyển tiền); chọn "Tài khoản trích nợ". Trường hợp khách hàng có hai tài khoản kết nối với thẻ, hệ thống sẽ cho phép khách hàng được lựa chọn một trong hai tài khoản để chuyển tiền; nhập "số thẻ chuyển tiền đến" (nhập thông tin số thẻ cần chuyển tiền đến); nhập "số tiền chuyển khoản"; nhập "nội dung chuyển tiền" tối đa 120 ký tự; nhấn nút "xác nhận" để thực hiện giao dịch.

Bước 5: Chương trình kiểm tra thông tin trong lệnh chuyển tiền của khách hàng và hiển thị thông tin đầy đủ về giao dịch chuyển tiền.

Bước 6: Chọn hình thức nhận mã giao dịch và xác nhận lệnh chuyển tiền bằng cách chọn "chấp nhận".

Bước 7: Nhập mật khẩu xác nhận thanh toán (OTP - One Time Password).

OTP là mật khẩu xác nhận thanh toán do Vietcombank cấp cho khách hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán trên VCB-iB@nking và chỉ có giá trị sử dụng một lần cho giao dịch đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức nhận OTP qua SMS (Sau khi thông tin về giao dịch được khách hàng xác nhận, Vietcombank sẽ gửi tin nhắn thông báo OTP đến số điện thoại của khách hàng đăng ký) hoặc qua thẻ EMV (Nếu khách hàng có thẻ EMV của Vietcombank và có đăng ký sử dụng thẻ EMV để nhận OTP).

Bước 8: Xử lý giao dịch. Nếu khách hàng nhập OTP đúng, Vietcombank sẽ xử lý giao dịch chuyển khoản khách hàng yêu cầu. Khách hàng sẽ nhận được hóa đơn của giao dịch thanh toán chuyển khoản hiển thị trên màn hình/hoặc gửi vào địa chỉ email. Nếu nhập OTP sai, Vietcombank sẽ từ chối thực hiện giao dịch. Khách hàng nên giữ hóa đơn của giao dịch để sử dụng trong trường hợp cần tra soát với Vietcombank.

26/8/14

Chia buồn


Ông Bùi Quang Huy, công tác tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC, sinh năm 1957, sau thời gian ngắn lâm bệnh, mặc dù đã được gia đình và bệnh viện tận tình cứu chữa, nhưng do bệnh hiểm nghèo đã từ trần tại nhà riêng vào ngày 26 tháng 8 năm 2014, hưởng thọ 58 tuổi. (Ông Bùi Quang Huy là chồng của bà Vũ Hồng Thúy - thành viên ttst bnd).

Lễ viếng được tổ chức bắt đầu từ 9 giờ, vào thứ Năm ngày 28 tháng 8 năm 2014, tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Bạch Mai; Lễ truy điệu cử hành lúc 11 giờ cùng ngày; Lễ Hỏa táng tổ chức tại Đài Hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà nội).

Chúng tôi xin chân thành chia buồn với bà Vũ Hồng Thúy cùng toàn thể gia đình!

Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân

Thông tin thêm: Hội bạn bè TTST BND sẽ tổ chức viếng và chia buồn cùng gia đình. Các thành viên tham dự có mặt tại địa điểm trên trước 10 giờ ngày 28/8/2014 - liên hệ Trương V. Khánh.

30/6/14

Tin vui từ Trần Minh


Các bạn thân mến,

Trước tiên Trần Minh gửi lời chào đến anh chị em trong ban quản trị blog và các bạn TTST BND. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh, vui vẻ và nhiều may mắn.

Thứ 7 ngày 12/07/2014, con gái lớn của mình (1 trong 2 cháu sinh đôi là TRẦN THỊ MỸ LINH) lên xe hoa về nhà chồng, do không có điều kiện gửi thiệp báo hỷ đến tất cả mọi người, mình xin được BÁO HỶ lên blog Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân:

Chúng tôi vui mừng báo tin với các bạn, lễ thành hôn của hai con chúng tôi là TRẦN THỊ MỸ LINH (Trưởng Nữ) và PHẠM LÊ ĐĂNG HUY (Trưởng Nam), sẽ được cử hành tại tư gia, vào lúc 10 giờ, thứ Bảy, ngày 12/07/2014 (nhằm ngày 16 tháng 06 năm Giáp Ngọ) - Xin mời xem Thiệp hồng kèm dưới đây.

Trân trọng.

TRẦN MINH - MỸ HÀ


Chụp ở Lễ đính hôn 4/01/2014
Ảnh hai con sẽ được treo trong Lễ thành hôn 12/07/2014

_____

8/5/14

Chuyện về cụ bà Hồ Học Lãm trong ký ức Lê Khánh Hoài

Anh Hoài mới gửi về blog TTST BND một bài anh đăng trên Chuyên đề An Ninh Thế giới và Văn nghệ Công An, bút danh Trương Nguyên Việt, trong đó câu chuyện xoay quanh gia đình một người mà hầu hết thành viên TTST BND còn ghi nhớ: bà cụ Lãm.
Xin giới thiệu cùng các bạn bài viết.

Dì tôi, Hồ Mộ La

3:31, 29/04/2014 (nguồn: "CAND.com.vn")

Cho đến mùa xuân vừa rồi, khi ra Hà Nội làm giỗ cho mẹ tôi - NSƯT Tân Nhân, tôi mới được gặp lại dì, Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La, khi này cũng đã 85 tuổi. Tôi đã cùng các em tôi là Lê Khánh Như, Đặng Gia Phú… đến đón dì và thực hiện điều dì luôn mong mỏi: Đưa dì và con gái của dì là Hồ Lam Hồng đến nơi mẹ tôi yên nghỉ để thắp hương và hóa vàng cho mẹ tôi.

Nhìn dì lặng lẽ ngồi bên mộ mẹ tôi, mái tóc bạc trắng, những dòng nước mắt nhớ bạn lặng lẽ nuốt vào bên trong… thú thực tôi không cầm được nước mắt.

Tình bạn giữa dì và mẹ tôi đã đi suốt cuộc đời của hai người, là một tình bạn, tình nghệ sỹ hết sức cao quý và xúc động, để rồi khi mẹ tôi mất đi, dì thốt lên đã mất một người bạn quý nhất trong đời…

Dì là con gái của nhà chí sỹ cách mạng nổi tiếng Hồ Học Lãm. Dì thân thiết với mẹ tôi suốt từ những năm tháng tuổi thanh xuân đến lúc bạc đầu, và có thể chia sẻ với nhau tất cả. Cụ Hồ Học Lãm, thân sinh của dì, tôi chưa được gặp, vì cụ mất từ khi tôi chưa chào đời. Nhưng người vợ yêu quý của cụ mà chúng tôi thường gọi là bà Lãm, thì với tôi lại xiết bao gần gũi. Từ khi tôi còn tuổi ấu thơ, biết hoàn cảnh éo le của mẹ tôi, bà đã nói với mẹ tôi là cho bà đón tôi về nuôi nấng. Nhưng khi mẹ tôi thưa lại đã gửi tôi cho người cậu, thì bà mới cầm lòng thôi ý định nhân từ ấy…

Lớn lên đôi chút, tôi lại hay được gặp bà khi mỗi khi đến báo Nhân Dân là cơ quan của bố tôi chơi. Bà là cán bộ ở đây, và mỗi lần gặp bà với tôi là điều hết sức sung sướng, không phải vì những đồng quà tấm bánh bà cho, mà cái chính là ngọn lửa ấm áp trong tấm lòng bà dành cho tôi, cùng những lời nói vô cùng yêu thương mà tuổi thơ côi cút của tôi lúc nào cũng thèm khát…

Dì Mộ La là con gái họ Hồ, là một dòng họ nổi tiếng ở Quỳnh Đôi - Nghệ An. Sử sách còn ghi: ông Hồ Bá Ôn là Án sát Nam Định, bị thương nặng và hy sinh trong một cuộc chiến đấu chống giặc Pháp giữ thành. Ông có em trai là Hồ Bá Trị kết duyên với bà Trần Thị Trâm, thường được gọi là bà Lụa. Cụ Hồ Bá Trị hy sinh trong một trận chống cự bọn phản loạn. Khi đó bà Trâm mới 25 tuổi, một nách hai người con trai, con lớn là Hồ Xuân Kiêm và con thứ hai là Hồ Xuân Lan, tức Hồ Học Lãm mới đầy 2 tuổi. Năm 1906, khi chia tay con tại vùng đất địa cầu của Tổ quốc, bà Lụa xé chiếc khăn, bảo con là Hồ Học Lãm, khi này 22 tuổi và quyết ra đi tìm đường cứu nước: “Cái khăn này được dệt ra là để rửa mặt cho con người. Con sinh ra là để rửa nhục đất nước. Con ra đi chuyến này sẽ gặp khó khăn, nhưng không được bỏ việc giữa chừng...”.

Đến Trung Quốc, ông Lãm được cụ Phan Bội Châu cử đi cùng một số học sinh khác sang học Trường võ bị “Chấn Vũ” tại Tô-ki-ô (Nhật Bản). Trong lớp học này, có cả Tưởng Giới Thạch, và Tưởng đã làm quen với anh thanh niên Hồ Hinh Sơn, tên bí mật của Hồ Học Lãm. Lãm học rất giỏi và thường giúp Tưởng học hành. Khi Chính phủ Nhật Bản trục xuất tất cả học sinh Việt Nam, Hồ Học Lãm trở lại trường quân sự Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch cũng tiếp tục vào học trong trường cùng Hồ Học Lãm…

 Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La.

Hồ Học Lãm tốt nghiệp năm 1911, là năm Cách mạng Tân Hợi thành công, cũng là lúc cụ Phan Bội Châu và các nhà yêu nước Việt Nam thành lập Việt Nam Quang phục Hội tại Quảng Châu. Xem xét nhiều bề, cụ Phan Bội Châu mới đồng ý để ông Hồ Học Lãm vẫn ở trong quân đội, chuẩn bị lực lượng, chờ đón thời cơ. Ông Hồ Học Lãm trở thành một sỹ quan cao cấp của quân đội Tưởng. Khi ông Hồ Tùng Mậu và các đồng chí thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Hồng Kông, ông Hồ Học Lãm được mời tham gia, nhưng ông đã từ chối với suy nghĩ: “Cứ để tôi ngoài Đảng, có thể giúp đỡ, phục vụ Đảng được nhiều hơn…”. Ông thường tâm sự: “Hình hài, thể xác tôi lúc này là Quốc dân đảng Trung Quốc, nhưng trái tim, tâm hồn tôi thuộc về cách mạng, về Tổ quốc Việt Nam”. Và sẵn sàng làm mọi việc khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc hay cách mạng VN yêu cầu.

Vào năm 1936, Đại hội thành lập “Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội” do ông Hồ Học Lãm chủ trương. Sau này, khi hay tin Quốc dân Đảng Trung Hoa có âm mưu thành lập tổ chức “Hoa quân nhập Việt”, Đảng ta nhanh nhạy thành lập một tổ chức của Hội Đồng minh là “Biện sự xứ” của “Việt Nam Độc lập Đồng minh hải ngoại” do ông Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm và ông Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng) làm phó chủ nhiệm. Tiếp đó, một Hội văn hóa Việt - Trung có tên “Trung Việt văn hóa công tác đồng chí Hội” được thành lập, cũng do ông Hồ Học Lãm làm Chủ nhiệm.

Cuối năm 1942, nhận được tin báo “lão đồng chí Hồ Chí Minh bị mất tích ở biên giới”, chính bà Khôn Duy, tức bà Lãm đã cùng chồng đi vận động các nhà chức trách thả lão đồng chí Hồ Chí Minh. Vào những ngày đầu năm 1943, khi được tin đã tìm được Nguyễn Ái Quốc, ông Hồ Học Lãm rất đỗi vui mừng, nhất quyết đi thăm ông Nguyễn Ái Quốc. Nhưng sức khỏe ông Lãm đã quá xấu, mong ước này không thể thực hiện. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm Quý Mùi, tức ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi. Có nguồn tin nói rằng, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (Sau này là đại sứ VN tại Triều Tiên) từng có lần kể: “Bác Hồ đã có ý định khi cách mạng thành công sẽ mời ông Hồ Học Lãm về làm Chủ tịch nước”. Điều này nói lên sự khiêm tốn của Bác, Bác không màng chức tước địa vị, đồng thời cũng là sự đánh giá cao của Bác về ông Hồ Học Lãm. Tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ tịch cử người đi đón bà Khôn Duy và hai con gái đưa về nước. Khi về đến Tổ quốc, bà Khôn Duy tham gia công tác ở địa phương cùng con gái Diệc Lan, sau này cô Diệc Lan mất, bà ra Hà Nội công tác ở Báo Nhân Dân, và ở với dì Hồ Mộ La. Dì nguyên là diễn viên hát rất hay của Đoàn ca múa quân đội, cho đến nay mọi người vẫn chưa quên giọng lĩnh xướng của dì trong bản hợp xướng Sóng Cửa Tùng nổi tiếng, và sau đó dì được đưa đi tu nghiệp ở nước ngoài để trở về là giảng viên thanh nhạc của trường nghệ thuật quân đội và của Nhạc viện Hà Nội. Năm 1980, bà Hồ Học Lãm từ trần…

Ngày bà Lãm mất, tôi lại ở miền Nam, không ra được để đưa tiễn bà. Cho đến bây giờ, tôi vẫn ân hận vì điều này. Với tôi, bà không chỉ cùng ông là những người yêu nước cao quý, những chí sỹ từng đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng đất nước, nuôi dưỡng nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng những lúc gặp khó khăn nơi đất khách quê người, mà còn là một người bà vị tha, giàu lòng nhân ái, hay xót xa với những cảnh ngộ côi cút khổ đau như chúng tôi.. Nếu không thế, sao những ngày xa xưa ấy, bà đã từng ý định đưa tôi về nhà nuôi dưỡng, chăm sóc? Ơn này, tình nghĩa này của bà suốt một đời làm sao tôi dám quên?

Bà mất đi, nhà chỉ còn dì La với hai con, vì sau đó, chồng dì là họa sỹ Đặng Đức Sinh cũng ra đi. Tôi biết ngày đó, cũng như mẹ tôi, dì nghèo lắm, rất nghèo giống như rất nhiều nghệ sĩ cách mạng khác. Nhà cửa chật chội, bàn ghế tiếp khách cũng chẳng có… Chú Sinh chồng dì là họa sỹ, mà cũng chẳng mấy khi có tiền mua toan, mua màu để vẽ. Mẹ tôi kể khi đi học nước ngoài, thương chồng, dì phải nhịn ăn nhịn mặc để mua sơn, mua màu gửi về cho chú vẽ. Rồi đến lúc chú lại bị tai biến mạch máu não, bị liệt mấy năm rồi qua đời (cũng giống như bố tôi)… Đã tưởng dì gục ngã. Nhưng ý chí con người thật phi thường, đúng trong dì có dòng máu họ Hồ, có chất kiên cường của bà Khôn Duy (bà Lãm), bởi vậy mà dì mới có thể đứng vững, tiếp tục những tâm nguyện nghệ thuật của mình, đó là đào tạo cho đất nước những lớp nghệ sỹ mới có tài năng, có đạo đức, và vươn lên nắm bắt những kỹ thuật thanh nhạc hiện đại của thế giới. Tôi không thể quên những lúc mẹ tôi và dì gặp nhau, hai người nghệ sỹ già áo còn vá vai, chân đôi dép nhựa cũng có lúc đứt quai, vậy mà như quên hết sự đời, chỉ thấy say sưa tranh luận phải lấy hơi thế nào, nhả chữ làm sao, làm sao cho giọng hát vang xa và rõ chữ rõ nghĩa… Tình yêu nghệ thuật của dì và mẹ tôi quả là vô bờ bến, ý thức trách nhiệm nghệ thuật của họ phải nói đúng là khôn cùng…

Cho đến nay, dì đã 85 tuổi. Đôi mắt của dì thậm chí còn không đọc sách được nữa, thế mà ngày nào dì cũng có học trò đến nhà riêng để xin học và học thanh nhạc. (Tôi càng kinh ngạc với thành quả giảng dạy của dì, khi một học sinh của dì mới đây lại được giải nhất một cuộc thi hát toàn quốc). Vẫn như ngày nào, dì vẫn dáng vẻ ấy, nghiêm ngắn, từ tốn, ấm áp. Trải qua rất nhiều biến cố trong đời, lại cũng từng con nhà quan đi theo cách mạng, nhưng dì luôn giản dị, khiêm tốn, chan hòa với tập thể, với đồng nghiệp, và rất ấm áp với các thế hệ học sinh như Rơ Chăm Pheng, Hà Thủy, Anh Thơ… Họ chính là những mầm măng mà dì đã vun đắp để thành những ngọn tre cao vút giữa trời. Đó là những học sinh đã thành tên tuổi, còn biết bao những học sinh khác là những nghệ sỹ thầm lặng cống hiến cho nghệ thuật…

…Họ Hồ có rất nhiều người làm quan, nhưng có một người làm nghệ thuật và là nghệ sỹ như dì, cũng thật đáng hiển vinh…

Trương Nguyên Việt

18/3/14

Cuộc chiến Trung-Việt 30 ngày từ 35 năm trước

Bài đăng trên Website của đài “Tiếng nói nước Nga” lúc 14:52 ngày 18/3/2014

Photo:AFP

Lịch sử cuộc xung đột Trung-Việt đã có hơn hai ngàn năm.

Các cuộc xung đột đó luôn luôn bắt đầu bởi phía Trung Quốc và luôn luôn kết thúc trong thất bại. Sử gia Maxim Syunnerberg cho rằng 35 năm sau cuộc xung đột năm 1979, sẽ rất hữu ích khi nhắc đến những ngày này. Sử gia Matxcơva cho biết:

“Đó là cuộc xung đột có thời gian ngắn nhất, chỉ trong vòng 30 ngày. Nhưng đó là cuộc tấn công xâm lược mạnh nhất của Trung Quốc vào lãnh thổ Việt Nam. Đó cũng là cuộc xung đột mà Liên Xô đã đến giúp đỡ nhân dân và quân đội Việt Nam, vì một thời gian ngắn trước đó Liên Xô đã ký kết với Việt Nam Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác.”

Để chứng tỏ sự ủng hộ Việt Nam và chuyển hướng một phần lực lượng quân đội Trung Quốc từ phía Nam đến biên giới Trung-Xô, sáu quân khu của Liên Xô ở khu vực biên giới đã chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. 29 sư đoàn bộ binh cơ giới của quân đội Liên Xô với khoảng 250.000 quân nhân đã được chuyển tới biên giới với Trung Quốc. Phía Đông cũng đã được chuyển tới hai sư đoàn không quân. Và một trong số sư đoàn ấy đã được chuyển tới sân bay ở Mông Cổ, chỉ cách Bắc Kinh một nửa giờ bay. Lãnh đạo quân sự của Liên Xô đã tiến hành một động thái khác ủng hộ Việt Nam - trong tầm nhìn của phía Trung Quốc, một số đơn vị xe tăng mô phỏng cuộc tấn công vào mục tiêu đối phương giả định ở gần biên giới. Và trong sa mạc Gobi, ngay bên cạnh biên giới giữa Mông Cổ và Trung Quốc, lính nhảy dù của Liên Xô cũng tiến hành tập trận.

Ngay từ đầu tháng Hai, khi có thông tin đầu tiên về dự định của Trung Quốc muốn "trừng phạt" Việt Nam, một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Hải quân Liên Xô đã được phái đến biển Đông. Sau khi cuộc chiến bắt đầu, hải quân Liên Xô bổ sung thêm các tàu khác vào nhóm này, tạo thành một đơn vị lớn. Trong những ngày hạ tuần của tháng Hai, nhóm này đã gồm 13 tàu, và tới đầu tháng Ba – số lượng tàu Liên Xô ở khu vực này lên đến ba mươi chiếc. Liên Xô cũng đã chuẩn bị cho khả năng để nhóm tàu này đến cảng Đà Nẵng và vịnh Cam Ranh, khi đó đang bắt đầu thành lập căn cứ quân sự của Liên Xô. Nhờ có sự hiện diện của tàu Liên Xô ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã không thể tham gia vào cuộc xâm lược Việt Nam. Ngoài ra, các tàu của Liên Xô cũng đảm bảo an toàn cho việc cung cấp hàng hoá cho Việt Nam. Chỉ riêng ở Hải Phòng, trong giai đoạn xung đột đã bốc dỡ hơn 20 tàu hàng và tàu chở dầu. Đồng thời, các thủy thủ Liên Xô phải đối mặt với chuỗi tàu chiến Mỹ, từ ngày 25 tháng 2 đã đỗ ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích mà người Mỹ tuyên bố là "kiểm soát tình hình.” Để kiềm chế không cho tàu Mỹ đi vào khu vực chiến đấu, tàu ngầm của Liên Xô chặn đứng con đường tiếp cận của tàu Mỹ. Tàu Mỹ không dám vượt hải tuyến mà Hải quân Liên Xô tạo ra, và đến ngày 6 tháng 3 họ đã phải rút khỏi Biển Đông.

Hai ngày sau khi cuộc xâm lược nổ ra, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô do tướng Gennady Obaturov dẫn đầu đã đến Hà Nội. Họ làm quen với tình hình trong cuộc họp với các vị chỉ huy cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam và trong chuyến đi chiến trường biên giới. Ngày 25 tháng 2, Lê Duẩn phê chuẩn đề xuất của tướng Obaturov dùng máy bay Liên Xô chuyển các đơn vị quân đội Việt Nam tinh nhuệ hơn từ Campuchia ra mặt trận biên giới với Trung Quốc. Điều này ngay lập tức thay đổi cán cân lực lượng nghiêng về phía có lợi cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

Liên Xô chấp nhận đề nghị của tướng Obaturov và ngay lập tức viện trợ cho Việt Nam toàn bộ tất cả những thứ vũ khí và trang thiết bị cần thiết cho cuộc chiến đấu. Một trong những cố vấn quân sự Liên Xô có mặt tại Việt Nam những ngày ấy, Đại tá Gennady Ivanov cho biết:

“Trong thời gian ngắn nhất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhận được tất cả những thứ vũ khí cần thiết để phản công. Bằng máy bay vận tải quân sự của Liên Xô, nhiều hệ thống tên lửa "Grad" được chuyển sang cho Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều máy móc trinh sát điện tử, cũng như các phương tiện khác hỗ trợ chiến đấu.”

Tất cả những điều đó phần lớn đã quyết định kết cục cuộc chiến, trong đó tất nhiên, vai trò của lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam là rất quan trọng. Ngày 5 tháng ba 1979, Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ngày 18 tháng Ba, chiến sự hoàn toàn dừng lại.

Xin nói thêm, các thính giả biết tiếng Nga có thể tham khảo Hồi ký tướng Obaturov về những năm tháng quân ngũ, trong đó có ba năm ở Việt Nam theo địa chỉ: http://generalarmy.ru/diary/

_____

Xem thêm từ Website của đài “Tiếng nói nước Nga”:

6 tháng mười một 2012, 14:12


Trung Quốc chiến đấu như thế nào: những bài học qua cuộc chiến tranh Trung-Ấn và chiến tranh Trung-Việt ("Newsweek", USA)


Năm 1962, Trung Quốc đã dạy cho Ấn Độ một “bài học” có giá trị đến ngày hôm nay.

Ngày 20 tháng Mười năm 1962, ngay trước lúc bình minh, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bất ngờ xâm chiếm Ấn Độ. Các đơn vị quân đội mạnh mẽ như trận cuồng phong liên tục tấn công và vượt qua phần phía đông và phía tây dãy Hy Mã Lạp Sơn, tiến sâu vào phần đông bắc của đất nước. Vào ngày thứ 32 của cuộc chiến tranh, Bắc Kinh bỗng nhiên thông báo lệnh ngừng bắn đơn phương, và chiến tranh kết thúc đột ngột như nó đã bắt đầu. Mười ngày sau đó, người Trung Quốc bắt đầu rút quân khỏi phần phía Đông của Ấn Độ nằm giữa Bhutan và Miến Điện, nhưng giữ lại những vùng lãnh thổ đã chiếm được ở phía tây, khu vực trước đây là một phần của công quốc Jammu và Kashmir. Ấn Độ phải chịu thất bại hoàn toàn và vô cùng nhục nhã, còn uy tín quốc tế của Trung Quốc thì tăng lên rõ rệt.

Cuộc xung đột này đã tiết lộ những yếu tố chính trong học thuyết chiến lược của Bắc Kinh, do đó nó chính là một bài học. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét 6 nguyên tắc cơ bản mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuân thủ trong cuộc xâm lược Ấn Độ và chắc chắn là sẽ được sử dụng trong tương lai.

Đột ngột. Trung Quốc rất coi trọng yếu tố bất ngờ, cho phép tóm gọn đối phương một cách bất thình lình. Ý tưởng nằm ở chỗ dành chiến thắng thật nhanh chóng trên chiến trường để bẻ gãy đối thủ cả về mặt chính trị lẫn tâm lý. Thật vậy, người Trung Quốc bắt đầu và kết thúc chiến tranh năm 1962 khi Ấn Độ ít mong đợi nhất. Họ cũng đã hành động tương tự khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979.

Tập trung toàn diện. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cần phải tấn công nhanh chóng và mạnh mẽ hết sức có thể. Đó chính là chiến thuật mà họ đã thể hiện qua cuộc chiến tranh chớp nhoáng chống Ấn Độ vào năm 1962. Mục tiêu ở đây là buộc kẻ thù phải “giao chiến với kết cục nhanh”. Tập trung toàn diện vào mục tiêu là điểm đặc thù cho tất cả các hoạt động quân sự mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kể từ năm 1949.

Tấn công trước. Bắc Kinh không bao giờ ngần ngại sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề chính trị. Ngược lại, Trung Quốc đã nhiều lần chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để “dạy một bài học” cho đối phương, nếu như có kẻ dám thách thức Bắc Kinh trong tương lai. Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai đã giải thích rằng chiến tranh năm 1962 nhằm mục đích "cho Ấn Độ một bài học nên thân". Đặng Tiểu Bình, người đầu tiên trong các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ, đã sử dụng ngôn từ tương tự trong năm 1979 trong chuyến thăm tới Washington, khi tuyên bố với Jimmy Carter, đương kim Tổng thống lúc đó rằng “Việt Nam, cũng như Ấn Độ, cần phải bị trừng trị”.

Chờ đợi. Người Trung Quốc tin rằng phải chờ đợi thời điểm thích hợp. Cuộc chiến tranh 1962 là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Vụ tấn công xảy ra đồng thời với cuộc khủng hoảng Caribe, đã đưa thế giới đến sát bên bờ vực của ngày tận thế hạt nhân. Tình hình này làm chuyển hướng sự chú ý của những quốc gia có thể hỗ trợ cho Ấn Độ. Đến khi Hoa Kỳ cho hay về việc đối đầu với Matxcova đã chấm dứt, Trung Quốc ngay lập tức tuyên bố ngừng bắn đơn phương.

Một sơ đồ hành động tương tự đã được sử dụng sau đó. Sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa. Năm 1988, khi Việt Nam mất đi sự ủng hộ của Matxcova, và cuộc chiến tranh Afghanistan làm cho Liên Xô từ bỏ niềm đam mê vào các cuộc phiêu lưu quân sự nước ngoài, Trung Quốc liền xâm chiếm rạn đá ngầm Johnson, một phần của quần đảo Trường Sa. Năm 1995, với thực tế là Philippines không được bảo vệ, người Mỹ đã buộc phải đóng cửa các căn cứ quân sự ở Vịnh Subic Bay và các khu vực khác của quần đảo này, cho phép người Trung Quốc dành quyền kiểm soát rạn san hô Mischif.

Biện minh cho hành động của mình. Bắc Kinh thích ngụy trang những hành động xâm lược của mình bằng các mục đích quốc phòng. Cuộc tấn công vào Ấn Độ năm 1962 được Bắc Kinh chính thức gọi là “phản công để phòng thủ”, và thuật ngữ này sau đó cũng được sử dụng để biện minh cho cuộc xâm lược Việt Nam, cũng như cho việc xâm lược các quần đảo Hoàng Sa, rạn san hô Johnson và rạn đá ngầm Mischif.

Sẵn sàng mạo hiểm. Những hành động liều mạng từ lâu đã là một phần không tách rời của chiến lược quân sự Trung Quốc. Việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng cho các hoạt động quân sự là điều hiển nhiên cho tất cả, không chỉ dưới thời đại của Mao Trạch Đông, thời kỳ đầy dẫy những thay đổi rắc rối trong chính sách, mà cả khi người rất thực dụng như Đặng Tiểu Bình cũng quyết định xâm lược Việt Nam, bỏ qua khả năng can thiệp từ phía Liên Xô.

3/2/14

Tin buồn


Chúng tôi được tin cụ Bùi Á, nhà nhiếp ảnh lão thành, sinh năm 1924 ở Phong Điền, Huế, nguyên phóng viên báo Nhân Dân, nguyên Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và cũng nguyên hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, trú quán tại số 8 đường Ánh Sáng, phường 1, Tp. Đà Lạt, đã từ trần lúc 18 giờ, ngày 2 tháng 2 năm 2014, tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 91 tuổi.

Lễ an táng cụ Bùi Á sẽ được tổ chức tại tư gia, số 8 đường Ánh Sáng, phường 1, Tp. Đà Lạt, vào thứ Năm, ngày 6 tháng 2 năm 2014.

Xin chân thành chia buồn với anh Bùi Khanh (Trưởng nam) cùng toàn thể gia đình!

Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân