12/9/14

Từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Thư gửi các thành viên TTST BND

Các bạn thân mến,

Trong chúng ta, chắc chắn ai cũng nhiều lần làm từ thiện xã hội. Có một trường hợp rất gần gũi, song có lẽ ít khi được hội TTST BND nhớ tới, ít ra là từ tháng 3 năm 2011 tới nay, khi có một nhóm chừng 10 thành viên cùng cô Bình Định (một trong các cô phụ trách các cháu trại trẻ xưa) về thăm nơi sơ tán cũ hồi chiến tranh chống Mỹ ở nhà thờ họ Phùng, xã Thống Nhất (nay là xã Hữu Văn), huyện Chương Mỹ.

Trích đăng lại dòng tin đã đăng trên blog:
_____

26/03/2011
Tin ngắn tháng 3-2011

Điểm qua các hoạt động của hội TTST BND trong tháng 3/2011:
...
Đặc biệt, lần này về thăm nhà thờ họ Phùng, do rút kinh nghiệm năm ngoái về đã biết hoàn cảnh gia đình anh Lâu (con bác Lê, bạn học cùng lớp với Khánh Châu, Dũng Nhân v.v..., từng là bộ đội ở chiến trường Tây Nam), nên năm nay đoàn TTST BND tập trung quyên góp được khoảng 4 triệu đồng để giúp đỡ cho cháu gái 20 tuổi, con anh Lâu, nạn nhân chất độc da cam (xem ảnh dưới)


_____

Xin ôn lại: Từ cuối năm 1965, Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân chuyển về ở vài năm tại xã Thống Nhất, huyện Chương Mỹ, đã ở nhờ nhà thờ họ Phùng, nhà bác Lê và một số gia đình khác nữa. Bác Lê (là bố của chị Lê, anh Tảo, Lâu, Cối) khi đó là người trông coi nhà thờ họ Phùng đã giúp đỡ các cháu Hà Nội về rất nhiều, công ơn không kể xiết...

Anh Lâu (là em anh Tảo, ngày đó anh Lâu học cùng lớp với Dũng Nhân, Khánh Châu, Ninh Hà, Phan Hoài Nam, Hoài Ân...) sau này đã đi bộ đội và bị nhiễm chất độc da cam.

Gần đây, tháng 8/2014, anh Dân (thành viên ttst bnd) là bạn học với anh Tảo, cho biết hoàn cảnh gia đình anh Lâu vẫn cực kỳ khó khăn, đứa con gái suốt ngày nằm cong queo trên giường, thường xuyên la hét như xé lên, tiếng kêu không phải của người mà cũng chẳng ra loài vật. Trong nhà không có gì đáng giá ngoài cái giường và chiếc xe đạp, nên mặc dù anh Lâu tuổi cao, mắt mờ, nhưng hai vợ chồng vẫn phải cật lực làm công việc đồng áng kiếm cơm nuôi con.

Hội TTST BND tha thiết kêu gọi các thành viên tùy theo khả năng của mình, quyên góp ủng hộ để phần nào giúp giảm bớt khó khăn cho gia đình anh Lâu, như là sự biết ơn gia đình bác Lê đã cưu mang Trại trẻ, anh Lâu đã đi bộ đội bị nhiễm chất độc và cũng quyên góp như là việc từ thiện với nạn nhân chất độc da cam rất đáng thương.

Dự kiến trong tháng 10/2014, TTST BND sẽ tổ chức đoàn về thăm lại nơi sơ tán xưa ở nhà thờ họ Phùng và chuyển quà từ thiện cho gia đình anh Lâu.

Các thành viên đóng góp gửi về:

1. Quyên góp trực tiếp: liên hệ chuyển cho anh Trương Việt Khánh
2. Chuyển khoản qua ngân hàng: liên hệ anh Việt Khánh (hoặc anh Hiếu Dân) để nhận thông tin tài khoản
3. Chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ATM sang thẻ ATM Vietcombank:
Số thẻ ATM nhận: 97043668 00047299 010

Khi chuyển tiền, lưu ý ghi (bằng chữ không có dấu):
(ten nguoi gui), de giup do anh Lau con bac Le

Thời gian nhận quyên góp từ các thành viên: từ nay đến hết ngày 7/10/2014.

Danh sách quyên góp, nội dung chuyển giao cho gia đình nhận sẽ được Ban LL gửi báo cáo đến từng thành viên tham gia ủng hộ.

Ban Liên lạc
Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân

-----

Dưới đây là hướng dẫn chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ATM sang thẻ ATM trên VCB-iB@nking (theo Vietcombank):

Dịch vụ chuyển tiền từ thẻ sang thẻ giúp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của các loại thẻ ghi nợ (bao gồm cả nội địa và quốc tế) của Vietcombank, sang tài khoản của thẻ ghi nợ các ngân hàng khác.

Bước 1: Đăng ký sử dụng Ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking (nếu khách hàng chưa thực hiện đăng ký).

Bước 2: Đăng nhập VCB-ib@nking tại trang thông tin điện tử chính thức của Vietcombank http://www.vietcombank.com.vn/.

Bước 3: Tại menu thanh toán, chọn loại giao dịch "Chuyển tiền qua thẻ"

Bước 4: Khởi tạo lệnh chuyển tiền với các thông tin sau: Chọn "số thẻ chuyển đi": Chương trình hiển thị danh sách các số thẻ ghi nợ hiện đang sử dụng của khách hàng, các số tài khoản đang kết nối với các số thẻ ghi nợ; chọn "số thẻ chuyển tiền đi" (lựa chọn số thẻ thực hiện chuyển tiền); chọn "Tài khoản trích nợ". Trường hợp khách hàng có hai tài khoản kết nối với thẻ, hệ thống sẽ cho phép khách hàng được lựa chọn một trong hai tài khoản để chuyển tiền; nhập "số thẻ chuyển tiền đến" (nhập thông tin số thẻ cần chuyển tiền đến); nhập "số tiền chuyển khoản"; nhập "nội dung chuyển tiền" tối đa 120 ký tự; nhấn nút "xác nhận" để thực hiện giao dịch.

Bước 5: Chương trình kiểm tra thông tin trong lệnh chuyển tiền của khách hàng và hiển thị thông tin đầy đủ về giao dịch chuyển tiền.

Bước 6: Chọn hình thức nhận mã giao dịch và xác nhận lệnh chuyển tiền bằng cách chọn "chấp nhận".

Bước 7: Nhập mật khẩu xác nhận thanh toán (OTP - One Time Password).

OTP là mật khẩu xác nhận thanh toán do Vietcombank cấp cho khách hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán trên VCB-iB@nking và chỉ có giá trị sử dụng một lần cho giao dịch đó trong một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức nhận OTP qua SMS (Sau khi thông tin về giao dịch được khách hàng xác nhận, Vietcombank sẽ gửi tin nhắn thông báo OTP đến số điện thoại của khách hàng đăng ký) hoặc qua thẻ EMV (Nếu khách hàng có thẻ EMV của Vietcombank và có đăng ký sử dụng thẻ EMV để nhận OTP).

Bước 8: Xử lý giao dịch. Nếu khách hàng nhập OTP đúng, Vietcombank sẽ xử lý giao dịch chuyển khoản khách hàng yêu cầu. Khách hàng sẽ nhận được hóa đơn của giao dịch thanh toán chuyển khoản hiển thị trên màn hình/hoặc gửi vào địa chỉ email. Nếu nhập OTP sai, Vietcombank sẽ từ chối thực hiện giao dịch. Khách hàng nên giữ hóa đơn của giao dịch để sử dụng trong trường hợp cần tra soát với Vietcombank.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét