Bờ sông hun hút gió. Điều này quá quen, không chỉ bởi câu tả cảnh quen, như trong một bài văn nào đó, mà vì bờ sông bao giờ chẳng gió, nhất là một ngày đầu đông như thế này.
Bờ sông hun hút gió và lại còn hoang vắng nữa.
Quán nhậu chẳng có ai. Đang là buổi sớm đã đành, mà có nhậu mùa này người ta cũng muốn chui vào một nhà hàng ấm cúng, chứ ít ai đi ra bờ sông nghe gió rít trên rặng tre. Những dãy bàn ghế vắng không, bụi phủ và lá tre khô chốc chốc lại bay vèo qua mặt. Cô bé chạy bàn nói giọng miền trong, đưa cho anh chai ruợu và đĩa lạc xong cứ thập thò chờ gọi thêm. Lát nữa cũng phải gọi mấy đồ ăn gì đó cho cô bé yên tâm, nhưng giờ thì anh chưa muốn “Chú còn đợi bạn thêm một lúc…”- anh nói để cô bé đi vào nhà, dù sao anh cũng đang rất muốn được một mình, vào lúc bờ sông hun hút gió, tận hưởng cái thú được ngồi một mình không phải lúc nào cũng dễ.
Mà đúng là một mình không dễ thật. Phía bãi sông, gió còn lồng lộng hơn ở đây, một người đàn bà đi lên, tà áo mỏng bay phần phật. Chị ta không phải đi lên phía anh mà ngồi ngay chỗ kè sông bê tông phía dưới, nhặt dăm ba chiếc lá tre lên, xếp lại như quân bài rồi thả cho lá bay vèo, cứ thế…Một người đàn bà chắc là điên. Nhưng điên một cách hiền lành, không có gì để ngại, anh nghĩ vậy. Chỉ cố điều quen quá, cái lối xếp lá khô trên tay rồi thả lá bay theo gió. Anh đã nhìn thấy lúc nào, ở đâu rồi, chắc chắn thế.
Phải rồi, anh nhớ ra mình đã nhìn thấy một cô bé, xếp lá vàng rồi thả lá bay đi suốt cả buổi chiều, chưa lâu lắm. Một lần uống cà phê gần Nhà hát lớn, nhìn ra cái vườn hoa đầu Cổ Tân, anh đã thấy, giống hệt thế. Cô bé ấy chơi với lá lâu quá, không một đứa trẻ nào vào thời buổi này lại chơi với một đám lá lâu như thế, điều ấy khiến anh tò mò. Khi đến gần anh mới biết trò chơi của nó thật ra là vô cùng bất đắc dĩ. Nó chẳng thể làm gì khác, chẳng thể đứng lên được, chẳng thể chạy đi , thậm chí chẳng thể thay đổi tư thế , vì nằm trong cỏ, ngủ mà vẫn giữ chắc lấy chân nó, là một người đàn ông cụt cả hai chân. Hai bố con nó vẫn đi ăn xin trên phố, anh đã có lần cho tiền vào mũ người đàn ông nhưng không để ý lắm đến con bé con. Cái hình ảnh con bé ngồi chơi với lá cây, xếp những chiếc lá rơi lại thành một tập rồi thả tay cho lá bay đi, hóa ra khó quên hơn anh tưởng.
Giờ lại thế, vào lúc anh ngồi một mình, mong muốn ngồi một mình thế này, bỗng đâu xuất hiện người đàn bà kia với trò xếp lá. Không phải một cô bé, không ai giữ chặt lấy chân mình, vẫn xếp lá rồi thả cho gió cuốn đi. Những người đàn bà lạ lùng. Lớn hay bé cũng đều lạ lùng, với trò xếp lá ấy.
Bạn chú không đến, anh nói với cô phục vụ bàn khi trả tiền rượu. Dẫu sao cũng chẳng thể ngồi một mình được nữa. Cũng chẳng thể đi xuống bãi sông. Giờ mới biết vì sao Trịnh Công Sơn viết thế, lòng người như lá úa đã đành, sống trong đời sống phải có một tấm lòng, để làm gì để gió cuốn đi…Trước khi gió cuốn đi, lạy Trời đừng có bàn tay nào ngồi xếp lại.
Bờ sông hun hút gió và lại còn hoang vắng nữa.
Quán nhậu chẳng có ai. Đang là buổi sớm đã đành, mà có nhậu mùa này người ta cũng muốn chui vào một nhà hàng ấm cúng, chứ ít ai đi ra bờ sông nghe gió rít trên rặng tre. Những dãy bàn ghế vắng không, bụi phủ và lá tre khô chốc chốc lại bay vèo qua mặt. Cô bé chạy bàn nói giọng miền trong, đưa cho anh chai ruợu và đĩa lạc xong cứ thập thò chờ gọi thêm. Lát nữa cũng phải gọi mấy đồ ăn gì đó cho cô bé yên tâm, nhưng giờ thì anh chưa muốn “Chú còn đợi bạn thêm một lúc…”- anh nói để cô bé đi vào nhà, dù sao anh cũng đang rất muốn được một mình, vào lúc bờ sông hun hút gió, tận hưởng cái thú được ngồi một mình không phải lúc nào cũng dễ.
Mà đúng là một mình không dễ thật. Phía bãi sông, gió còn lồng lộng hơn ở đây, một người đàn bà đi lên, tà áo mỏng bay phần phật. Chị ta không phải đi lên phía anh mà ngồi ngay chỗ kè sông bê tông phía dưới, nhặt dăm ba chiếc lá tre lên, xếp lại như quân bài rồi thả cho lá bay vèo, cứ thế…Một người đàn bà chắc là điên. Nhưng điên một cách hiền lành, không có gì để ngại, anh nghĩ vậy. Chỉ cố điều quen quá, cái lối xếp lá khô trên tay rồi thả lá bay theo gió. Anh đã nhìn thấy lúc nào, ở đâu rồi, chắc chắn thế.
Phải rồi, anh nhớ ra mình đã nhìn thấy một cô bé, xếp lá vàng rồi thả lá bay đi suốt cả buổi chiều, chưa lâu lắm. Một lần uống cà phê gần Nhà hát lớn, nhìn ra cái vườn hoa đầu Cổ Tân, anh đã thấy, giống hệt thế. Cô bé ấy chơi với lá lâu quá, không một đứa trẻ nào vào thời buổi này lại chơi với một đám lá lâu như thế, điều ấy khiến anh tò mò. Khi đến gần anh mới biết trò chơi của nó thật ra là vô cùng bất đắc dĩ. Nó chẳng thể làm gì khác, chẳng thể đứng lên được, chẳng thể chạy đi , thậm chí chẳng thể thay đổi tư thế , vì nằm trong cỏ, ngủ mà vẫn giữ chắc lấy chân nó, là một người đàn ông cụt cả hai chân. Hai bố con nó vẫn đi ăn xin trên phố, anh đã có lần cho tiền vào mũ người đàn ông nhưng không để ý lắm đến con bé con. Cái hình ảnh con bé ngồi chơi với lá cây, xếp những chiếc lá rơi lại thành một tập rồi thả tay cho lá bay đi, hóa ra khó quên hơn anh tưởng.
Giờ lại thế, vào lúc anh ngồi một mình, mong muốn ngồi một mình thế này, bỗng đâu xuất hiện người đàn bà kia với trò xếp lá. Không phải một cô bé, không ai giữ chặt lấy chân mình, vẫn xếp lá rồi thả cho gió cuốn đi. Những người đàn bà lạ lùng. Lớn hay bé cũng đều lạ lùng, với trò xếp lá ấy.
Bạn chú không đến, anh nói với cô phục vụ bàn khi trả tiền rượu. Dẫu sao cũng chẳng thể ngồi một mình được nữa. Cũng chẳng thể đi xuống bãi sông. Giờ mới biết vì sao Trịnh Công Sơn viết thế, lòng người như lá úa đã đành, sống trong đời sống phải có một tấm lòng, để làm gì để gió cuốn đi…Trước khi gió cuốn đi, lạy Trời đừng có bàn tay nào ngồi xếp lại.
Hà Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét