vn.hanoi: Đã bao giờ bạn thử gõ cụm từ vào ô tìm kiếm dưới dạng nằm trong dấu ngoặc kép chưa? Có lẽ khoảng 90% số người dùng internet không biết sự khác biệt trong kết quả tìm kiếm nếu đặt cụm từ tìm kiếm vào trong dấu ngoặc kép, kết quả sẽ hết sức chính xác, dễ thấy các thông tin cần tìm hơn nhiều. Chẳng hạn thử tìm bằng Google cụm từ "Trại trẻ Sơ tán báo Nhân Dân":
+ Không dùng dấu ngoặc kép: Trại trẻ Sơ tán báo Nhân Dân - sẽ được khoảng 142.000 kết quả, bạn thậm chí có thể cảm thấy rối mắt và chán nản vì quá nhiều kết quả tìm được.
+ Đặt cụm từ trong dấu ngoặc kép để tìm: "Trại trẻ Sơ tán báo Nhân Dân" - sẽ được khoảng từ 16 đến 296 kết quả, cực kỳ tinh giản, dễ xem và thấy toàn những thông tin có ý nghĩa gần nhất với mối quan tâm của bạn!
Dưới đây là một bài viết về thủ thuật tìm kiếm vừa được đăng trên Tạp chí Thế giới Vi tính:
PC World VN:
Thứ Sáu, 29/10/2010 14:11 (GMT+7)
Thật khó hình dung thế giới mạng sẽ ra sao nếu không có Google search hay những công cụ tìm kiếm - Search Engine (SE). Hiện nay, khi cần một thông tin nào, tìm hiểu vấn đề gì, thậm chí tìm ý tưởng tham khảo cho các các hoạt động thường ngày thì Google là một trong những phương tiện được nghĩ đến đầu tiên. Với rất nhiều người, cứ tìm kiếm thông tin trên Internet là nghĩ đến Google.
“Tôi sử dụng Google gần như hàng ngày, thậm chí homepage đặt trên trình duyệt máy tính để bàn và laptop cũng là Google. Do đặc thù công việc thường xuyên phải tìm thông tin, kiểm tra các bài viết mới nhất về sản phẩm, dịch vụ của công ty nên Google luôn là ‘trợ lý’ đắc lực của tôi. Vì hay sử dụng Google nên tôi có được những kỹ năng tìm kiếm rất hiệu quả trong khi phần lớn bạn bè tôi chỉ biết gõ và tìm”, bà Cồ Minh Huyền, phụ trách truyền thông của eBay tại Việt Nam cho biết.
Có thể nhận thấy vai trò của Google hay các SE ngày càng quan trọng trong thế giới mạng. Tuy nhiên, như ý kiến của bà Minh Huyền, phần lớn người dùng chỉ tìm kiếm đơn giản bằng cách gõ từ khoá vào ô tìm kiếm và bấm tìm. Với cách làm này, có thể người dùng vẫn tìm thấy kết quả mình cần nhưng đó chưa phải là phương án tối ưu. Nếu nắm bắt được những mẹo/thủ thuật về tìm kiếm thì người dùng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
“Trước mình chỉ biết gõ từ khoá và tìm, nếu tìm không ra sẽ đổi từ khoá. Nhiều lúc thay đổi liên tục mà không tìm được thông tin và tài liệu mong muốn. Sau một lần được cậu bạn hướng dẫn một số thủ thuật, tôi thấy sức mạnh của SE thật đáng nể, tìm kiếm dễ dàng hơn nhiều và rất hữu dụng trong công việc hàng ngày”, anh Minh Đức, cán bộ một công ty viễn thông chia sẻ.
Thực ra việc tìm kiếm thông tin cũng không quá phức tạp khi những cỗ máy tìm kiếm ngày càng thông minh hơn. Các SE nổi tiếng như Google search, Yahoo! search, Live search… của nước ngoài hay một số SE trong nước cũng liên tục được cải tiến. Chỉ cần nắm được một số thủ thuật và quy tắc, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chuyên gia tìm kiếm, phục vụ hiệu quả cho công việc của mình.
Sau đây là một số thủ thuật giúp bạn tối ưu hiệu quả tìm kiếm.
Lựa chọn từ khoá phù hợp
Lựa chọn đúng từ khoá là yếu tố quan trọng nhất trong việc tìm đúng thông tin cần tìm. Hãy chọn từ khoá miêu tả chính xác nhất về thông tin bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về đội bóng Thể Công, hãy gõ “bóng đá Thể Công” vào ô tìm kiếm. Tuy nhiên, đây vẫn là một từ khoá tương đối rộng về phạm vi giới hạn thông tin. Nếu bạn cần tìm thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn thông tin về cổ động viên của đội bóng đá Thể Công, bạn có thể kết hợp các từ khoá với nhau để có kết quả như mong muốn.
Thông tin của từ khoá càng gần với thông tin thì kết quả càng chính xác hơn. Với cụm từ “hoa nhài” sẽ có kết quả tốt hơn so với cụm từ “hoa lá”.
Trong trường hợp bạn cần tìm kiếm nhưng chưa rõ thông tin cụ thể thì bạn có thể dùng từ khoá có phạm vi nội dung rộng. Ví dụ bạn muốn biết về Hà Nội mà chưa cụ thể về văn hoá, con người, lối sống, lịch sử… thì bạn chỉ cần gõ “Hà Nội” rồi từ những kết quả tìm kiếm bạn sẽ có hướng tìm thông tin sâu hơn. Tất nhiên từ khoá “1.000 năm Hà Nội” sẽ cho kết quả sát và phù hợp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc sử dụng các từ khóa chung chung sẽ khiến SE trả về rất nhiều kết quả khiến bạn khó tìm được thông tin cần thiết.
Ngược lại, các từ khóa quá chi tiết hay quá dài cũng khiến bạn bỏ qua một số trang hữu ích. Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu về Vịnh Hạ Long, bạn có thể sử dụng “Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh miền Bắc nước Việt Nam”. Nhưng thật ra chỉ cần từ khóa “Hạ Long” là bạn có thể tìm ra ngay website chính thức của Hạ Long tại halong.org.vn.
Một điều cũng rất quan trọng đối với từ khoá tìm kiếm là phải gõ đúng chính tả và chọn đúng font chữ. Bạn nên chọn font và bộ gõ Unicode vì hầu hết các tài liệu bằng tiếng Việt trên Internet hiện nay đều dùng loại font này.
Gõ tiếng Việt
Với những từ khoá bằng tiếng Việt, bạn có thể sử dụng bộ gõ tiếng Việt (Vietkey, Unikey, VietSpell…) hoặc sử dụng công cụ gõ tiếng Việt tích hợp có sẵn của SE trước ô tìm kiếm.
Với một số công cụ, chức năng gõ tiếng Việt được tích hợp và ưu tiên bật lên. Nếu bạn cần gõ từ khoá không dấu hoặc tiếng Anh, nhấn vào nút có chữ “V” để chuyển sang biểu tượng “E”.
Chữ viết hoa
Thường thì các SE không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Mọi ký tự đều được coi là chữ thường. Ví dụ, "THỂ CÔNG", "Thể Công" hay "thể công" đều cho kết quả tìm kiếm như nhau.
Thứ tự các từ tìm kiếm
Mặc định, SE sắp xếp kết quả theo thứ tự ưu tiên của các từ mà bạn nhập vào. Do vậy, bạn nên đặt các từ quan trọng lên trước. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin du lịch ở Hạ Long, hãy đặt “Du lịch” trước “Hạ Long”.
Tìm chính xác cụm từ
Trong trường hợp bạn muốn kết quả trả lại chứa chính xác cụm từ nào đó, bạn chỉ cần cho cụm từ vào trong dấu ngoặc kép (“ ”). Phương pháp này rất hiệu quả khi bạn tìm tên người hay địa danh “Hạ Long”, tìm tên tài liệu, tên một bài báo, những câu nói nổi tiếng…
Tuy nhiên, nếu bạn không nhớ chính xác cụm từ hay thứ tự đúng của cụm từ thì bạn không nên dùng dấu ngoặc kép. Lúc này, bạn nên sử dụng các biện pháp tìm kiếm kết hợp.
SE cho phép sử dụng các phương pháp và các từ tìm kiếm kết hợp (gọi là toán tử) để kết hợp các từ khóa lại với nhau.
Toán tử “and” hoặc “+”
Mặc định, SE tìm các tài liệu có tất cả các từ khóa mà bạn nhập. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các toán tử "and" hoặc "+" để đảm bảo kết quả trả về có tất cả các cụm từ mà bạn muốn tìm. Ví dụ: "Hạ Long" and "Động Thiên Cung". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có chứa cả cụm từ “Hạ Long” và “Động Thiên Cung”.
Toán tử “or”
Nếu bạn muốn tìm các tài liệu chứa một trong các từ hoặc cụm từ thì bạn có thể sử dụng toán tử "or" ngăn cách giữa các cụm từ. Ví dụ: "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có từ “Hạ Long” hoặc “Đồ Sơn” hoặc chứa cả 2 từ khoá.
Toán tử “not” hoặc “-”
Nếu bạn muốn một tài liệu không có một từ hoặc một cụm từ, bạn có thể thêm dấu " -" hay thêm "not" vào trước từ khóa. Ví dụ: -“khách sạn” hoặc not "khách sạn". Lưu ý cần phải có dấu cách trước dấu "-". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được về “Hạ Long” sẽ bỏ qua các thông tin có chứa từ khoá “khách sạn”.
Kết hợp các toán tử
Bạn có thể kết hợp các toán tử với nhau trong việc tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm tài liệu có từ "Hạ Long" hoặc tài liệu có từ "Đồ Sơn" và có cả từ “Khách sạn" thì SE sẽ tìm các tài liệu có chứa "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn" và phải có cả "Khách sạn".
Tìm kiếm với các toán tử nâng cao
Nếu bạn cần thông tin đòi hỏi phải thoả mãn nhiều điều kiện khác nhau, hãy sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao.
Sau đây là tóm tắt một số toán tử hay sử dụng:
Tận dụng chức năng Đã lưu trong bộ nhớ cache
Nhiều trường hợp bạn tìm thấy kết quả cần tìm nhưng khi mở liên kết đến trang chứa thông tin cần thiết thì không mở được hoặc mở rất chậm. Bạn hãy dùng chức năng xem bản lưu của các SE.
SE sử dụng hệ thống máy chủ riêng lưu trữ dữ liệu đảm bảo thông tin vẫn có thể được truy xuất ngay khi trang gốc chứa thông tin không còn tồn tại. Đặc biệt, tốc độ khi mở bằng chức năng này nhanh hơn so với mở trang gốc và những từ khoá bạn gõ sẽ được đánh dấu, rất dễ nhận ra.
Tìm kiếm thông tin ở một trang duy nhất
Trong trường hợp bạn có nhu cầu tìm thông tin chỉ ở một trang nào đó, bạn có thể áp dụng cú pháp với từ “site” theo thứ tự: từ khoá_site:têntrang. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về iPhone trong phạm vi trang http://www.pcworld.com.vn, bạn gõ: “iphone site:www.pcworld.com.vn”. Hãy nhớ có một khoảng trống giữa từ khoá và toán tử “site”.
Tìm kiếm ở một trang sẽ rất hữu ích khi bạn biết chắc thông tin mình cần ở trang nào, trong một diễn đàn hay một blog cụ thể.
Tìm kiếm thông tin theo thời gian hay kết quả mới nhất
Với nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông, cần liên tục tổng hợp tin, việc tìm tin theo thời gian hoặc tin tức mới nhất rất có ý nghĩa quan trọng. Khi có được kết quả tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn các tính năng bổ sung (mới nhất, 24 giờ qua, tuần qua…).
Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá với Google
Với nhiều người, việc chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá khác nhau là công việc thường ngày. Với Google, điều này thật đơn giản với toán tử (->). Ví dụ, để biết giá trị tính theo tiền Việt Nam của 265 USD, hãy gõ như hình:
Sử dụng Google làm máy tính
Google có thể giúp bạn tính toán, tìm kết quả các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia… Bạn chỉ cần gõ số liệu và các phép toán để thực hiện.
Kiểm tra thông tin thời tiết một thành phố
Để biết tình hình thời tiết, nhiệt độ… một thành phố nào đó, bạn chỉ việc gõ “thời tiết_ tên thành phố”. Ví dụ, để biết thời tiết ở khu vực TP.HCM, gõ thời tiết Hồ Chí Minh.
Chuyển đổi các loại đơn vị đo
Với Google, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi các đơn vị đo. Ví dụ, bạn muốn biết 45 phút tương đương với bao nhiêu giây, hãy sử dụng dấu (=) và có dấu (?) trước đơn vị cần chuyển sang.
Trên đây là những thủ thuật đơn giản, thuận tiện cho bất kỳ ai có nhu cầu tìm kiếm. Bạn đừng quên mọi công cụ đều có phần tìm kiếm nâng cao rất hữu ích. Hãy đọc kỹ phần tìm kiếm nâng cao để biết thêm nhiều tiện ích phục vụ hiệu quả hơn nữa cho việc tìm kiếm thông tin của mình.
Dưới đây là một số đường link hữu ích cho việc tìm kiếm của bạn:
http://www.google.com.vn/intl/vi/help/features.html
http://blog.hubspot.com/blog/tabid/6307/bid/1264/12-Quick-Tips-To-Search-Google-Like-An-Expert.aspx
http://www.bnet.com/blog/businesstips/learn-google-search-tips-from-the-pros/2175
http://groups.google.com/group/tophill/browse_thread/thread/e0501ff3b5d4099d/2c9086611d52dc62?q=advanced+search+tip+google#2c9086611d52dc62
+ Không dùng dấu ngoặc kép: Trại trẻ Sơ tán báo Nhân Dân - sẽ được khoảng 142.000 kết quả, bạn thậm chí có thể cảm thấy rối mắt và chán nản vì quá nhiều kết quả tìm được.
+ Đặt cụm từ trong dấu ngoặc kép để tìm: "Trại trẻ Sơ tán báo Nhân Dân" - sẽ được khoảng từ 16 đến 296 kết quả, cực kỳ tinh giản, dễ xem và thấy toàn những thông tin có ý nghĩa gần nhất với mối quan tâm của bạn!
Dưới đây là một bài viết về thủ thuật tìm kiếm vừa được đăng trên Tạp chí Thế giới Vi tính:
PC World VN:
Thủ thuật tìm kiếm hiệu quả
Thứ Sáu, 29/10/2010 14:11 (GMT+7)
Chỉ với vài thủ thuật đơn giản, công việc tìm kiếm với các search engine của bạn sẽ đạt được hiệu quả bất ngờ.
Thói quen tìm kiếm đơn giảnThật khó hình dung thế giới mạng sẽ ra sao nếu không có Google search hay những công cụ tìm kiếm - Search Engine (SE). Hiện nay, khi cần một thông tin nào, tìm hiểu vấn đề gì, thậm chí tìm ý tưởng tham khảo cho các các hoạt động thường ngày thì Google là một trong những phương tiện được nghĩ đến đầu tiên. Với rất nhiều người, cứ tìm kiếm thông tin trên Internet là nghĩ đến Google.
“Tôi sử dụng Google gần như hàng ngày, thậm chí homepage đặt trên trình duyệt máy tính để bàn và laptop cũng là Google. Do đặc thù công việc thường xuyên phải tìm thông tin, kiểm tra các bài viết mới nhất về sản phẩm, dịch vụ của công ty nên Google luôn là ‘trợ lý’ đắc lực của tôi. Vì hay sử dụng Google nên tôi có được những kỹ năng tìm kiếm rất hiệu quả trong khi phần lớn bạn bè tôi chỉ biết gõ và tìm”, bà Cồ Minh Huyền, phụ trách truyền thông của eBay tại Việt Nam cho biết.
Có thể nhận thấy vai trò của Google hay các SE ngày càng quan trọng trong thế giới mạng. Tuy nhiên, như ý kiến của bà Minh Huyền, phần lớn người dùng chỉ tìm kiếm đơn giản bằng cách gõ từ khoá vào ô tìm kiếm và bấm tìm. Với cách làm này, có thể người dùng vẫn tìm thấy kết quả mình cần nhưng đó chưa phải là phương án tối ưu. Nếu nắm bắt được những mẹo/thủ thuật về tìm kiếm thì người dùng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
“Trước mình chỉ biết gõ từ khoá và tìm, nếu tìm không ra sẽ đổi từ khoá. Nhiều lúc thay đổi liên tục mà không tìm được thông tin và tài liệu mong muốn. Sau một lần được cậu bạn hướng dẫn một số thủ thuật, tôi thấy sức mạnh của SE thật đáng nể, tìm kiếm dễ dàng hơn nhiều và rất hữu dụng trong công việc hàng ngày”, anh Minh Đức, cán bộ một công ty viễn thông chia sẻ.
Thực ra việc tìm kiếm thông tin cũng không quá phức tạp khi những cỗ máy tìm kiếm ngày càng thông minh hơn. Các SE nổi tiếng như Google search, Yahoo! search, Live search… của nước ngoài hay một số SE trong nước cũng liên tục được cải tiến. Chỉ cần nắm được một số thủ thuật và quy tắc, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chuyên gia tìm kiếm, phục vụ hiệu quả cho công việc của mình.
Sau đây là một số thủ thuật giúp bạn tối ưu hiệu quả tìm kiếm.
Lựa chọn từ khoá phù hợp
Lựa chọn đúng từ khoá là yếu tố quan trọng nhất trong việc tìm đúng thông tin cần tìm. Hãy chọn từ khoá miêu tả chính xác nhất về thông tin bạn muốn tìm kiếm. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về đội bóng Thể Công, hãy gõ “bóng đá Thể Công” vào ô tìm kiếm. Tuy nhiên, đây vẫn là một từ khoá tương đối rộng về phạm vi giới hạn thông tin. Nếu bạn cần tìm thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn thông tin về cổ động viên của đội bóng đá Thể Công, bạn có thể kết hợp các từ khoá với nhau để có kết quả như mong muốn.
Thông tin của từ khoá càng gần với thông tin thì kết quả càng chính xác hơn. Với cụm từ “hoa nhài” sẽ có kết quả tốt hơn so với cụm từ “hoa lá”.
Trong trường hợp bạn cần tìm kiếm nhưng chưa rõ thông tin cụ thể thì bạn có thể dùng từ khoá có phạm vi nội dung rộng. Ví dụ bạn muốn biết về Hà Nội mà chưa cụ thể về văn hoá, con người, lối sống, lịch sử… thì bạn chỉ cần gõ “Hà Nội” rồi từ những kết quả tìm kiếm bạn sẽ có hướng tìm thông tin sâu hơn. Tất nhiên từ khoá “1.000 năm Hà Nội” sẽ cho kết quả sát và phù hợp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý việc sử dụng các từ khóa chung chung sẽ khiến SE trả về rất nhiều kết quả khiến bạn khó tìm được thông tin cần thiết.
Ngược lại, các từ khóa quá chi tiết hay quá dài cũng khiến bạn bỏ qua một số trang hữu ích. Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu về Vịnh Hạ Long, bạn có thể sử dụng “Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh miền Bắc nước Việt Nam”. Nhưng thật ra chỉ cần từ khóa “Hạ Long” là bạn có thể tìm ra ngay website chính thức của Hạ Long tại halong.org.vn.
Một điều cũng rất quan trọng đối với từ khoá tìm kiếm là phải gõ đúng chính tả và chọn đúng font chữ. Bạn nên chọn font và bộ gõ Unicode vì hầu hết các tài liệu bằng tiếng Việt trên Internet hiện nay đều dùng loại font này.
Gõ tiếng Việt
Với những từ khoá bằng tiếng Việt, bạn có thể sử dụng bộ gõ tiếng Việt (Vietkey, Unikey, VietSpell…) hoặc sử dụng công cụ gõ tiếng Việt tích hợp có sẵn của SE trước ô tìm kiếm.
Với một số công cụ, chức năng gõ tiếng Việt được tích hợp và ưu tiên bật lên. Nếu bạn cần gõ từ khoá không dấu hoặc tiếng Anh, nhấn vào nút có chữ “V” để chuyển sang biểu tượng “E”.
Chữ viết hoa
Thường thì các SE không phân biệt chữ hoa và chữ thường. Mọi ký tự đều được coi là chữ thường. Ví dụ, "THỂ CÔNG", "Thể Công" hay "thể công" đều cho kết quả tìm kiếm như nhau.
Thứ tự các từ tìm kiếm
Mặc định, SE sắp xếp kết quả theo thứ tự ưu tiên của các từ mà bạn nhập vào. Do vậy, bạn nên đặt các từ quan trọng lên trước. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin du lịch ở Hạ Long, hãy đặt “Du lịch” trước “Hạ Long”.
Tìm chính xác cụm từ
Trong trường hợp bạn muốn kết quả trả lại chứa chính xác cụm từ nào đó, bạn chỉ cần cho cụm từ vào trong dấu ngoặc kép (“ ”). Phương pháp này rất hiệu quả khi bạn tìm tên người hay địa danh “Hạ Long”, tìm tên tài liệu, tên một bài báo, những câu nói nổi tiếng…
Tuy nhiên, nếu bạn không nhớ chính xác cụm từ hay thứ tự đúng của cụm từ thì bạn không nên dùng dấu ngoặc kép. Lúc này, bạn nên sử dụng các biện pháp tìm kiếm kết hợp.
SE cho phép sử dụng các phương pháp và các từ tìm kiếm kết hợp (gọi là toán tử) để kết hợp các từ khóa lại với nhau.
Toán tử “and” hoặc “+”
Mặc định, SE tìm các tài liệu có tất cả các từ khóa mà bạn nhập. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các toán tử "and" hoặc "+" để đảm bảo kết quả trả về có tất cả các cụm từ mà bạn muốn tìm. Ví dụ: "Hạ Long" and "Động Thiên Cung". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có chứa cả cụm từ “Hạ Long” và “Động Thiên Cung”.
Toán tử “or”
Nếu bạn muốn tìm các tài liệu chứa một trong các từ hoặc cụm từ thì bạn có thể sử dụng toán tử "or" ngăn cách giữa các cụm từ. Ví dụ: "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được sẽ có từ “Hạ Long” hoặc “Đồ Sơn” hoặc chứa cả 2 từ khoá.
Nếu bạn muốn một tài liệu không có một từ hoặc một cụm từ, bạn có thể thêm dấu " -" hay thêm "not" vào trước từ khóa. Ví dụ: -“khách sạn” hoặc not "khách sạn". Lưu ý cần phải có dấu cách trước dấu "-". Điều này có nghĩa tài liệu bạn tìm được về “Hạ Long” sẽ bỏ qua các thông tin có chứa từ khoá “khách sạn”.
Bạn có thể kết hợp các toán tử với nhau trong việc tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm tài liệu có từ "Hạ Long" hoặc tài liệu có từ "Đồ Sơn" và có cả từ “Khách sạn" thì SE sẽ tìm các tài liệu có chứa "Hạ Long" hoặc "Đồ Sơn" và phải có cả "Khách sạn".
Nếu bạn cần thông tin đòi hỏi phải thoả mãn nhiều điều kiện khác nhau, hãy sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao.
Sau đây là tóm tắt một số toán tử hay sử dụng:
Nhiều trường hợp bạn tìm thấy kết quả cần tìm nhưng khi mở liên kết đến trang chứa thông tin cần thiết thì không mở được hoặc mở rất chậm. Bạn hãy dùng chức năng xem bản lưu của các SE.
Tìm kiếm thông tin ở một trang duy nhất
Trong trường hợp bạn có nhu cầu tìm thông tin chỉ ở một trang nào đó, bạn có thể áp dụng cú pháp với từ “site” theo thứ tự: từ khoá_site:têntrang. Ví dụ, bạn cần tìm thông tin về iPhone trong phạm vi trang http://www.pcworld.com.vn, bạn gõ: “iphone site:www.pcworld.com.vn”. Hãy nhớ có một khoảng trống giữa từ khoá và toán tử “site”.
Tìm kiếm ở một trang sẽ rất hữu ích khi bạn biết chắc thông tin mình cần ở trang nào, trong một diễn đàn hay một blog cụ thể.
Tìm kiếm thông tin theo thời gian hay kết quả mới nhất
Với nhiều người làm trong lĩnh vực truyền thông, cần liên tục tổng hợp tin, việc tìm tin theo thời gian hoặc tin tức mới nhất rất có ý nghĩa quan trọng. Khi có được kết quả tìm kiếm, bạn có thể lựa chọn các tính năng bổ sung (mới nhất, 24 giờ qua, tuần qua…).
Chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá với Google
Với nhiều người, việc chuyển đổi tiền tệ theo tỷ giá khác nhau là công việc thường ngày. Với Google, điều này thật đơn giản với toán tử (->). Ví dụ, để biết giá trị tính theo tiền Việt Nam của 265 USD, hãy gõ như hình:
Google có thể giúp bạn tính toán, tìm kết quả các phép tính đơn giản như cộng, trừ, nhân, chia… Bạn chỉ cần gõ số liệu và các phép toán để thực hiện.
Để biết tình hình thời tiết, nhiệt độ… một thành phố nào đó, bạn chỉ việc gõ “thời tiết_ tên thành phố”. Ví dụ, để biết thời tiết ở khu vực TP.HCM, gõ thời tiết Hồ Chí Minh.
Với Google, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi các đơn vị đo. Ví dụ, bạn muốn biết 45 phút tương đương với bao nhiêu giây, hãy sử dụng dấu (=) và có dấu (?) trước đơn vị cần chuyển sang.
Dưới đây là một số đường link hữu ích cho việc tìm kiếm của bạn:
http://www.google.com.vn/intl/vi/help/features.html
http://blog.hubspot.com/blog/tabid/6307/bid/1264/12-Quick-Tips-To-Search-Google-Like-An-Expert.aspx
http://www.bnet.com/blog/businesstips/learn-google-search-tips-from-the-pros/2175
http://groups.google.com/group/tophill/browse_thread/thread/e0501ff3b5d4099d/2c9086611d52dc62?q=advanced+search+tip+google#2c9086611d52dc62