Huỳnh Dũng Nhân vừa đi Hà Nội về. Gửi các bạn bài thơ làm vội khi về tới Sài Gòn.
06/10/2010 11:26 SA
06/10/2010 11:26 SA
Quang cảnh quảng trường Ba Đình 02/10/2010 - Từ HuynhDungNhan |
Gửi Hà Nội ngàn năm của tôi
Thế là tôi cũng có lúc lang thang vào cái ngày Hà Nội ngàn năm tuổi,
Không nắng, không mưa, không kỷ niệm đong đầy,
Tôi chỉ có tôi những ngày ngơ ngác cũ,
Cứ thương mình sao đơn chiếc nơi đây.
Tìm mãi Hà Nội mà chỉ thấy đèn hoa,
Cụ Rùa suy tư gì dưới đáy hồ chói lòa đèn giữa mùa mưa mà thiếu điện.
Thương miền Trung những ngày lại gầm gào bão đến,
Một cây đèn cầy cũng chẳng có để thắp giữa đêm đen,
Lại quần quật chống che cơm áo túi tiền…
Thương miền Trung mùa này trắng xóa dưới cánh bay,
Lật đò, chìm ghe, tắc đường, mất tích,
Em vẫn vọng nhìn thủ đô với yêu thương tha thiết,
Hà Nội mùa này đẹp lắm phải không?
Tôi đi tìm Hà Nội ngày xưa thập kỷ bảy mươi,
Hà Nội của cây sấu, cây me, cây bàng, cơm nguội,
Của lãng đãng Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang sớm tối,
Gác nhỏ ngõ nhỏ lối quen vang tiếng rao quê…
Tuổi thơ tôi đâu? Còn đâu những lối xưa,
Nhà nhà vút cao bê tông, lạnh lùng chữ tây tàu xa lạ.
Cô gái phố cổ xinh như hoa nhưng lạnh ngắt nụ cười,
Hay Hà Nội chỉ còn đẹp hoài niệm thôi…
Con đường dép cao su nay đã khác lắm rồi,
Đôi lứa bây giờ tuổi con cháu mình bay như mơ qua vòm trời Hà Nội.
Những lưng thon chân trần đẹp không thể nào tả nổi.
Đâu rồi thời quần xanh áo trắng tóc đuôi sam?
Đêm lai rai với những người bạn đuôi mắt đã đầy vết chân chim,
Ông ông tôi tôi nhớ thời mày tao nhắng nhít,
Thằng nào còn, thằng nào đã gửi thân nơi phương nam xa tít,
Phấn son thịt da cô gái bán bia chẳng thể khiến xao lòng.
Hà Nội chuyển mình, phải rồi Hà Nội của ngàn năm,
Đâu phải của khu tập thể nhà tôi và những tiếng loa công cộng.
Năm lăm tuổi của tôi rơi tõm trong một ngàn năm dài rộng,
Giống như một vết mờ bé tí - vụn vỡ - trầy xước - những thước phim.
Em đừng buồn vì tôi không thể có em,
Đưa em đi thăm Hà Nội ngàn năm đèn hoa Bờ Hồ và bờ đê gốm sứ.
Tôi thú nhận chân thành rằng mình vô cùng ích kỷ,
Pháo hoa hôm nay cũng khác ấu thơ rồi.
Tôi thật lòng không muốn chia sẻ với em một Hà Nội của tôi,
Khi Phủ Tây Hồ giờ bán buôn cũng theo quy hoạch,
Ông đồ chữ nho ngồi chìm sau những hàng bún ốc,
Những tờ bạc vẫn phải trả cho sự ngơ ngẩn thập phương.
Người ta lo lắng cho cụ rùa đáy nước Hồ Gươm,
Và vẫn căm hờn diệt bọn rùa tai đỏ,
Các cô gái lưng cong đêm vào quán Bar ngày ra chùa cúng viếng.
Thành tâm cũng ngả nghiêng cùng giá trị đồng tiền.
Chạnh lòng nhớ một Ca sĩ Y Moan vừa chia tay Tây Nguyên và đất nước,
Cả một đời anh ca sĩ tóc xoăn đã yêu thương và hát,
Câu cuối cuộc đời vẫn muốn hát đấy em.
Thì em ơi mình hãy hát lên,
Và kỷ niệm ơi hãy cháy lên,
Cùng Hà Nội xưa, Hà Nội nay và Hà Nội mai sau, 2000 năm Hà Nội.
Lịch sử là thế thôi, như cơn gió đa đoan không bao giờ ngừng thổi,
Cho dù tôi héo úa cũ xưa, hay em trẻ nõn bây giờ.
Thì em ơi, hãy để cái ngõ nhỏ ngày xưa sinh ra tôi có một cuộc đời mới lạ,
Hãy cho ngôi trường tôi học xưa kia thêm mảnh áo thiên thần,
Hãy để con đường vụng về nụ hôn xưa đầy ắp tiếng xe và tiếng còi cảnh sát,
Cho rạp múa rối dân gian lúc nào cũng chỉ toàn khách phương Tây.
Hãy cứ ngắm nhìn người già tập thể dục ven hồ khi cuộc chạy việt dã qua đây,
Những bài hát Hà Nội hôm nay hình như chẳng thể nào hay hơn bài hát hồi xưa được nữa.
Bài hát cũ của những người xa xứ,
Bài thơ cũ của những người xưa cũ,
Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu hai quốc tịch vẫn nồng nàn.
Tôi xa Hà Nội 35 năm và sẽ hơn thế nữa,
Tôi sẽ chẳng buồn khi ngu ngơ tìm con phố cổ,
Bắt gặp cái nhìn khinh khỉnh khó gọi tên.
Có lẽ vì tôi đánh mất mùi quen,
Của con thú cuối đời trở về rừng cũ.
Nhìn những cánh rừng vừa khai phá hôm nay,
Điện đóm rất nhiều và kiến trúc rất tây,
Vài chục năm sau có ai còn nhận ra Hà Nội…
Hà Nội được gì sau lễ hội ngàn năm?
Những kỷ lục, những tư duy, và lòng dân ấm lại…
Tôi yêu lá cờ Việt Nam trên những gương mặt xinh tươi,
Hà Nội tự hào dù mới ngập lụt đấy thôi,
Anh xe ôm thích thú khen Hà Nội ngàn năm làm mới được cái vỉa hè,
Tôi khoái chí nhìn phố Tràng Tiền hàng trăm người ăn kem đứng…
Giá giữ xe 50 ngàn một đêm nghe mà choáng.
Nhưng người ta gật đầu thông cảm cho nhau,
Chỉ có một Hồ Gươm thôi, hàng triệu người chia nhau,
Bản xướng ca thủ đô với hòa âm cả nước.
Có những lúc tôi cũng tính toan được mất,
Con số nỗi lòng hạnh phúc riêng chung,
Biết mình nhỏ nhoi mà không thể hòa cùng.
Hà Nội luôn vượt trên mọi túi cơm giá áo,
Nép góc phố tôi đi cùng thực ảo…
Tôi cứ hàm hồ chê trách và yêu thương đến trách mình giả tạo,
Hà Nội ngàn năm vẫn còn miền ký ức giao thoa,
Hà Nội bao giờ cũng trăm điều rất thực, hiền hòa,
Bạn tôi vẫn đi dép lê, đội mũ cối nghe giao hưởng…
Hôm nay tôi ở Hồ Gươm thầm trò chuyện với những người bạn phương xa,
Những người ấy đã một thời làm nên Hà Nội.
Hôm nay họ ở đâu?
Ở người lính lái Mig ở làng phi công Sài Gòn, Hà Nội?
Ở những công trường giữa biển khơi hay vùng kinh tế mới,
Ở đó đây, chỉ có thể nhận ra bởi chất giọng Hà thành nhẹ nhàng mát rượi.
Trời Mỹ, trời Âu, hay cực Bắc, cực Nam,
Họ thế nào nhỉ, chân chất hay huy hoàng,
Hay họ đang ở đây, trong Hà Nội của suy tư hoài niệm
Trong Hà Nội của công nghệ tin học, thời đại thông tin…
Tôi biết chắc một điều tất cả đêm nay họ đều quây quần bên Hà Nội,
Và tôi nữa và gia đình tôi nữa,
Hà Nội tháng Mười, năm Hai Ngàn Không Trăm Mười,
Sẽ không còn nhiều tháng năm để yêu thương giận hờn Hà Nội.
Muốn nói cùng em một điều gì mà không thể nào nói nổi.
Người ta có thể nói gì trước thành phố ngàn năm?
Hà Nội 10-2010
Huỳnh Dũng Nhân
Không nắng, không mưa, không kỷ niệm đong đầy,
Tôi chỉ có tôi những ngày ngơ ngác cũ,
Cứ thương mình sao đơn chiếc nơi đây.
Tìm mãi Hà Nội mà chỉ thấy đèn hoa,
Cụ Rùa suy tư gì dưới đáy hồ chói lòa đèn giữa mùa mưa mà thiếu điện.
Thương miền Trung những ngày lại gầm gào bão đến,
Một cây đèn cầy cũng chẳng có để thắp giữa đêm đen,
Lại quần quật chống che cơm áo túi tiền…
Thương miền Trung mùa này trắng xóa dưới cánh bay,
Lật đò, chìm ghe, tắc đường, mất tích,
Em vẫn vọng nhìn thủ đô với yêu thương tha thiết,
Hà Nội mùa này đẹp lắm phải không?
Tôi đi tìm Hà Nội ngày xưa thập kỷ bảy mươi,
Hà Nội của cây sấu, cây me, cây bàng, cơm nguội,
Của lãng đãng Hồ Gươm, Hồ Tây, Hồ Thiền Quang sớm tối,
Gác nhỏ ngõ nhỏ lối quen vang tiếng rao quê…
Tuổi thơ tôi đâu? Còn đâu những lối xưa,
Nhà nhà vút cao bê tông, lạnh lùng chữ tây tàu xa lạ.
Cô gái phố cổ xinh như hoa nhưng lạnh ngắt nụ cười,
Hay Hà Nội chỉ còn đẹp hoài niệm thôi…
Con đường dép cao su nay đã khác lắm rồi,
Đôi lứa bây giờ tuổi con cháu mình bay như mơ qua vòm trời Hà Nội.
Những lưng thon chân trần đẹp không thể nào tả nổi.
Đâu rồi thời quần xanh áo trắng tóc đuôi sam?
Đêm lai rai với những người bạn đuôi mắt đã đầy vết chân chim,
Ông ông tôi tôi nhớ thời mày tao nhắng nhít,
Thằng nào còn, thằng nào đã gửi thân nơi phương nam xa tít,
Phấn son thịt da cô gái bán bia chẳng thể khiến xao lòng.
Hà Nội chuyển mình, phải rồi Hà Nội của ngàn năm,
Đâu phải của khu tập thể nhà tôi và những tiếng loa công cộng.
Năm lăm tuổi của tôi rơi tõm trong một ngàn năm dài rộng,
Giống như một vết mờ bé tí - vụn vỡ - trầy xước - những thước phim.
Em đừng buồn vì tôi không thể có em,
Đưa em đi thăm Hà Nội ngàn năm đèn hoa Bờ Hồ và bờ đê gốm sứ.
Tôi thú nhận chân thành rằng mình vô cùng ích kỷ,
Pháo hoa hôm nay cũng khác ấu thơ rồi.
Tôi thật lòng không muốn chia sẻ với em một Hà Nội của tôi,
Khi Phủ Tây Hồ giờ bán buôn cũng theo quy hoạch,
Ông đồ chữ nho ngồi chìm sau những hàng bún ốc,
Những tờ bạc vẫn phải trả cho sự ngơ ngẩn thập phương.
Người ta lo lắng cho cụ rùa đáy nước Hồ Gươm,
Và vẫn căm hờn diệt bọn rùa tai đỏ,
Các cô gái lưng cong đêm vào quán Bar ngày ra chùa cúng viếng.
Thành tâm cũng ngả nghiêng cùng giá trị đồng tiền.
Chạnh lòng nhớ một Ca sĩ Y Moan vừa chia tay Tây Nguyên và đất nước,
Cả một đời anh ca sĩ tóc xoăn đã yêu thương và hát,
Câu cuối cuộc đời vẫn muốn hát đấy em.
Thì em ơi mình hãy hát lên,
Và kỷ niệm ơi hãy cháy lên,
Cùng Hà Nội xưa, Hà Nội nay và Hà Nội mai sau, 2000 năm Hà Nội.
Lịch sử là thế thôi, như cơn gió đa đoan không bao giờ ngừng thổi,
Cho dù tôi héo úa cũ xưa, hay em trẻ nõn bây giờ.
Thì em ơi, hãy để cái ngõ nhỏ ngày xưa sinh ra tôi có một cuộc đời mới lạ,
Hãy cho ngôi trường tôi học xưa kia thêm mảnh áo thiên thần,
Hãy để con đường vụng về nụ hôn xưa đầy ắp tiếng xe và tiếng còi cảnh sát,
Cho rạp múa rối dân gian lúc nào cũng chỉ toàn khách phương Tây.
Hãy cứ ngắm nhìn người già tập thể dục ven hồ khi cuộc chạy việt dã qua đây,
Những bài hát Hà Nội hôm nay hình như chẳng thể nào hay hơn bài hát hồi xưa được nữa.
Bài hát cũ của những người xa xứ,
Bài thơ cũ của những người xưa cũ,
Đặng Thái Sơn, Ngô Bảo Châu hai quốc tịch vẫn nồng nàn.
Tôi xa Hà Nội 35 năm và sẽ hơn thế nữa,
Tôi sẽ chẳng buồn khi ngu ngơ tìm con phố cổ,
Bắt gặp cái nhìn khinh khỉnh khó gọi tên.
Có lẽ vì tôi đánh mất mùi quen,
Của con thú cuối đời trở về rừng cũ.
Nhìn những cánh rừng vừa khai phá hôm nay,
Điện đóm rất nhiều và kiến trúc rất tây,
Vài chục năm sau có ai còn nhận ra Hà Nội…
Hà Nội được gì sau lễ hội ngàn năm?
Những kỷ lục, những tư duy, và lòng dân ấm lại…
Tôi yêu lá cờ Việt Nam trên những gương mặt xinh tươi,
Hà Nội tự hào dù mới ngập lụt đấy thôi,
Anh xe ôm thích thú khen Hà Nội ngàn năm làm mới được cái vỉa hè,
Tôi khoái chí nhìn phố Tràng Tiền hàng trăm người ăn kem đứng…
Giá giữ xe 50 ngàn một đêm nghe mà choáng.
Nhưng người ta gật đầu thông cảm cho nhau,
Chỉ có một Hồ Gươm thôi, hàng triệu người chia nhau,
Bản xướng ca thủ đô với hòa âm cả nước.
Có những lúc tôi cũng tính toan được mất,
Con số nỗi lòng hạnh phúc riêng chung,
Biết mình nhỏ nhoi mà không thể hòa cùng.
Hà Nội luôn vượt trên mọi túi cơm giá áo,
Nép góc phố tôi đi cùng thực ảo…
Tôi cứ hàm hồ chê trách và yêu thương đến trách mình giả tạo,
Hà Nội ngàn năm vẫn còn miền ký ức giao thoa,
Hà Nội bao giờ cũng trăm điều rất thực, hiền hòa,
Bạn tôi vẫn đi dép lê, đội mũ cối nghe giao hưởng…
Hôm nay tôi ở Hồ Gươm thầm trò chuyện với những người bạn phương xa,
Những người ấy đã một thời làm nên Hà Nội.
Hôm nay họ ở đâu?
Ở người lính lái Mig ở làng phi công Sài Gòn, Hà Nội?
Ở những công trường giữa biển khơi hay vùng kinh tế mới,
Ở đó đây, chỉ có thể nhận ra bởi chất giọng Hà thành nhẹ nhàng mát rượi.
Trời Mỹ, trời Âu, hay cực Bắc, cực Nam,
Họ thế nào nhỉ, chân chất hay huy hoàng,
Hay họ đang ở đây, trong Hà Nội của suy tư hoài niệm
Trong Hà Nội của công nghệ tin học, thời đại thông tin…
Tôi biết chắc một điều tất cả đêm nay họ đều quây quần bên Hà Nội,
Và tôi nữa và gia đình tôi nữa,
Hà Nội tháng Mười, năm Hai Ngàn Không Trăm Mười,
Sẽ không còn nhiều tháng năm để yêu thương giận hờn Hà Nội.
Muốn nói cùng em một điều gì mà không thể nào nói nổi.
Người ta có thể nói gì trước thành phố ngàn năm?
Hà Nội 10-2010
Huỳnh Dũng Nhân
Hồ Thiền Quang dịp đại lễ Hà Nội 1000 năm |
Bài thơ hay quá, mà anh Nhân sáng tác rất nhanh, thời sự!
Trả lờiXóaChào mừng Hà Nội 1000 năm tuổi!
Không hiểu vì sao người ta phải tốn bao công sức để làm cho Hà Nội trở nên giả tạo đến thế trong dịp này!