TTST BND: Chuyện nọ nối tiếp chuyện kia trong bài viết của anh Nhi rất thú vị với những người đồng cảnh, câu chuyện dài lướt qua nhiều sự kiện, thực ra cũng là các nhấn nhắc gợi cho nhiều cựu thành viên trại trẻ những kỷ niệm của riêng mình thời sơ tán. Các bạn nhân dịp này hãy cùng góp thêm chuyện vào "Ký ức thời sơ tán" của anh Nhi, cùng chia sẻ với bạn bè và để gộp lại, biết đâu sẽ thành tập hồi ký sinh động tràn ngập kỷ niệm của chung hội ttst bnd.
Sau đây là các góp chuyện thêm vào bài viết đã được đăng (nếu nhìn ô "Nhận xét gần đây" ở cột bên phải của blog =>>, sẽ thấy 3 cái mới nhất trong tổng số hơn chục cái), xin mời bấm vào tiêu đề bên dưới để đến trang xem chuyện góp thêm cho mỗi bài:
+ Ký ức thời sơ tán (1)
+ Ký ức thời sơ tán (2)
+ Ký ức thời sơ tán (3)
Bài kỳ này:
Những cuộc đi chơi, những trận ném nhau, những lúc dạo khắp đường làng tìm hái rau tập tàng… có thể diễn ra bất cứ ngày nào, bất cứ lúc nào trong tuần, chỉ trừ sáng ngày chủ nhật. Ngày đó, khoảng 8-9 giờ sáng, nhiều trại viên đã kéo nhau ra đầu làng, ngóng trên đường bên kia cánh đồng, chờ bóng một tốp người đi xe đạp. Đó chỉ có thể - và chắc chắn - là các bậc phụ huynh về trại thăm con thôi. Đứa nào cũng mong bố mẹ, còn nếu bố mẹ không về được thì vẫn còn hy vọng là có quà, có thư. Trong số những đứa trẻ trông ngóng, chờ đợi đó, không phải không có những đứa có “ngày chủ nhật buồn”. Nhưng chúng cũng rất hiểu rằng không phải là tuần nào bố mẹ cũng về thăm được, và không phải tuần nào cũng gửi quà được. Vì vậy, ngày chủ nhật buồn kết thúc vào lúc khoảng 10 giờ, khi tốp phụ huynh cuối cùng đã đến trại. Lúc này thì vui. Vui với cái không khí rộn ràng của trại. Vui với cái vui của các bạn, cũng như các bạn vui với cái vui của mình trong những lần khác vậy. Rồi những trại viên đó lại tiếp tục những trò chơi, những trò nghịch ngợm, tìm hiểu, khám phá của mình, chờ đợi tuần tới.
Đi hái rau tập tàng cũng là một trong những trò thú vị và thiết thực. Rau tập tàng của chúng tôi ngày ấy không phải là những thứ rau dân dã được chọn lọc để dùng kèm những món lẩu như lẩu mắm bây giờ. Tập tàng của chúng tôi hồi đó có nghĩa là hầm bà lằng, là tổng hợp bất cứ thứ lá gì ăn được. Lá ớt, lá găng, lá lốt, rau sam, rau dền dại, lá mồng tơi… Chỉ đi hái ven đường thôi, không thể lội trong vườn của người ta mà hái, mặc dù trong đó có thiếu gì thứ lá ăn được. Ớt ở đây là nói đến những cây ớt dại, còn mồng tơi là mồng tơi leo ở bờ rào, nhỏ xíu và còi cọc. Hái được một rổ là được một nồi luộc. Góp nhau mỗi đứa 1-2 xu đi mua ớt. Nước mắm thì xin các cô. Bữa rau luộc cải thiện, mỗi đứa gắp 1-2 gắp vậy mà ngon đáo để. Không phải bữa ăn của trại không có rau, mà tại vì rau đây là rau tự mình kiếm được, là kết quả của một bài sinh vật về các loại lá, là cái ngon của nước mắm loại một đồng mốt đi xin và ớt góp tiền mua. Nói vậy thôi, chứ gọi là bữa rau cải thiện cũng được. Cơm bữa ba chén (dù có phải độn ngô), một vài gắp rau, một hai miếng thịt kho được coi là đầy đủ, so với bữa ăn của nông dân thì có lẽ còn sang hơn, nhưng mỗi thứ ăn thêm đều có thể được coi là cải thiện. Tôi nhớ, có một lần “bắt được” một cái tem gạo 225 gr, tôi và một đứa bạn (quên mất là ai rồi) chung tiền nhau được mấy hào, lội bộ mấy cây số ra tận Chúc Sơn ăn cơm ở Cửa hàng ăn uống quốc doanh. Hai đứa một xuất, cơm trắng (không độn), canh và thịt kho, sao mà ngon thế. Ăn xong, lội bộ về đến nhà thì đã lại đói rồi. Nhưng dù sao thì cũng đã được mỗi đứa nửa bữa ăn cải thiện.
Cũng trên con đường đi Chúc Sơn này, tôi còn có một kỷ niệm nữa. Đó là một lần tôi mượn xe đạp chở mẹ tôi từ trại sơ tán ra Chúc Sơn để đón xe về Hà Nội. Từ Chúc Sơn về, đường vắng, không mưa, tôi đạp xe bon bon. Có một anh thanh niên (hồi đó hình như kêu bằng chú thì phải) đi xe chiều ngược lại, cũng bon bon không kém. Cả hai đều đi giữa đường. Tôi tránh qua phải thì anh ta tránh qua trái (của anh ta), tôi tránh qua trái thì anh ta lại tránh qua phải(của anh ta), nói tóm lại là đụng nhau chính giữa đường. Chẳng té, chẳng làm sao cả. Xe anh ta chỉ lệch ghi đông, kẹp bánh xe vào giữa hai đùi mà chỉnh lại là xong. Thế mà anh ta cứ một hai bắt tôi phải về cơ quan (của anh ta) để giải quyết. Bữa trưa đó tôi nhịn đói (cứ tiếc mãi tấm tem gạo 225 gr). Chiều tối, một anh khác phát hiện ra tôi, hỏi anh ta. Anh ta kể lại đầu đuôi câu chuyện. “Vớ vẩn, mày thật là… Thôi, cho nó về đi, tối rồi.”Anh ta cười khì khì. Thế là tôi về, một mình, trời tối, bụng đói. Trên đường về gặp một anh bộ đội, không biết có đói bụng không, nhưng cũng chỉ có một mình, “làm bò” kéo chiếc xe chở mấy bao gạo từ Chúc Sơn về. Tôi xuống xe, dắt bộ, phụ anh đẩy xe, trong bụng còn chưa hết tức cái anh chàng giam người trái phép kia và lo ngay ngáy, sợ các cô mắng vì mượn xe đi từ sáng sớm, đến bây giờ vẫn chưa về. Rồi tôi nghĩ đến phải viết một cái gì đó về một cậu bé tốt bụng và về một anh thanh niên xấu bụng, bắt nạt trẻ con... Đó có lẽ là lần đầu tiên tôi nghĩ đến viết báo, trừ một lần tôi bắt chước viết tin “hôm nay, quân và dân… bắn rơi hai máy bay Mỹ”, bị mẹ tôi la: “bắt chước làm gì mà”.
Cũng trên con đường đi Chúc Sơn này, tôi có những kỷ niệm khác nữa, sẵn dịp kể luôn. Đây là con đường tôi thường xuyên đi lấy gạo cho lớp, hồi tôi học lớp 8, trường cấp III Lý Thường Kiệt, sơ tán ở Tốt Động, gần trại sơ tán báo Nhân Dân. Một lần vừa lấy gạo xong thì báo động, cả bọn chui xuống một cái hầm chữ A đã bong hết lớp đất phủ, nửa phần trên chỉ còn khung tre. Đang ngồi thì cộp một cái, một mảnh đạn cao xạ rơi trúng ngay thanh tre ngang trên đỉnh hầm. Tiếc là hồi đó tôi không giữ lại mảnh đạn ấy làm kỷ niệm. Lần đó đi lấy gạo về, thấy xóm Tròn, nơi lớp 8B của chúng tôi đóng quân, có vẻ hoang tàn, xơ xác vì lá cây rụng đầy ngõ, ít người qua lại trên đường. Thì ra có 2 quả bom ném vội nổ ngay đầu làng, thiệt hại là một chú trâu đang cột gần đó. Đi lấy gạo bằng xe bò, mà tôi luôn xung phong “làm bò” giống như anh bộ đội kia, chỉ khác là có các bạn đẩy nhiệt tình phía sau. Chính cái hăng hái, nhiệt tình đó, cộng thêm cái học lực không đến nỗi nào, tính tình chan hòa, vui vẻ, hớt tóc mỗi tháng một lần và không nói tục, không hút thuốc lá… mà tôi được kết nạp vào Đoàn năm 15 tuổi. Hầu như chủ nhật nào tôi cũng về trại sơ tán báo Nhân Dân, như về nhà vậy. Thú vị thật. Học ở trường sơ tán, về thăm trại sơ tán, như về nhà. Hai chữ sơ tán đối với tôi sao mà thân thiết quá. Sau này đi học ở Hungary, lúc các bạn đi sơ tán ở (hình như là) Thạch Thất (năm 1972), tôi vẫn hay nghĩ rằng, còn mình thì đi sơ tán xa, sơ tán dài hạn.
(Còn tiếp)
Xem lại: Trại sơ tán: Ký ức thời sơ tán (1) / Ký ức thời sơ tán (2) / Ký ức thời sơ tán (3)
Sau đây là các góp chuyện thêm vào bài viết đã được đăng (nếu nhìn ô "Nhận xét gần đây" ở cột bên phải của blog =>>, sẽ thấy 3 cái mới nhất trong tổng số hơn chục cái), xin mời bấm vào tiêu đề bên dưới để đến trang xem chuyện góp thêm cho mỗi bài:
+ Ký ức thời sơ tán (1)
+ Ký ức thời sơ tán (2)
+ Ký ức thời sơ tán (3)
Bài kỳ này:
Ký ức thời sơ tán (4)
Huỳnh Dũng Nhi
Những cuộc đi chơi, những trận ném nhau, những lúc dạo khắp đường làng tìm hái rau tập tàng… có thể diễn ra bất cứ ngày nào, bất cứ lúc nào trong tuần, chỉ trừ sáng ngày chủ nhật. Ngày đó, khoảng 8-9 giờ sáng, nhiều trại viên đã kéo nhau ra đầu làng, ngóng trên đường bên kia cánh đồng, chờ bóng một tốp người đi xe đạp. Đó chỉ có thể - và chắc chắn - là các bậc phụ huynh về trại thăm con thôi. Đứa nào cũng mong bố mẹ, còn nếu bố mẹ không về được thì vẫn còn hy vọng là có quà, có thư. Trong số những đứa trẻ trông ngóng, chờ đợi đó, không phải không có những đứa có “ngày chủ nhật buồn”. Nhưng chúng cũng rất hiểu rằng không phải là tuần nào bố mẹ cũng về thăm được, và không phải tuần nào cũng gửi quà được. Vì vậy, ngày chủ nhật buồn kết thúc vào lúc khoảng 10 giờ, khi tốp phụ huynh cuối cùng đã đến trại. Lúc này thì vui. Vui với cái không khí rộn ràng của trại. Vui với cái vui của các bạn, cũng như các bạn vui với cái vui của mình trong những lần khác vậy. Rồi những trại viên đó lại tiếp tục những trò chơi, những trò nghịch ngợm, tìm hiểu, khám phá của mình, chờ đợi tuần tới.
Rau tập tàng (ảnh: blog Miền Trung) |
Cũng trên con đường đi Chúc Sơn này, tôi còn có một kỷ niệm nữa. Đó là một lần tôi mượn xe đạp chở mẹ tôi từ trại sơ tán ra Chúc Sơn để đón xe về Hà Nội. Từ Chúc Sơn về, đường vắng, không mưa, tôi đạp xe bon bon. Có một anh thanh niên (hồi đó hình như kêu bằng chú thì phải) đi xe chiều ngược lại, cũng bon bon không kém. Cả hai đều đi giữa đường. Tôi tránh qua phải thì anh ta tránh qua trái (của anh ta), tôi tránh qua trái thì anh ta lại tránh qua phải(của anh ta), nói tóm lại là đụng nhau chính giữa đường. Chẳng té, chẳng làm sao cả. Xe anh ta chỉ lệch ghi đông, kẹp bánh xe vào giữa hai đùi mà chỉnh lại là xong. Thế mà anh ta cứ một hai bắt tôi phải về cơ quan (của anh ta) để giải quyết. Bữa trưa đó tôi nhịn đói (cứ tiếc mãi tấm tem gạo 225 gr). Chiều tối, một anh khác phát hiện ra tôi, hỏi anh ta. Anh ta kể lại đầu đuôi câu chuyện. “Vớ vẩn, mày thật là… Thôi, cho nó về đi, tối rồi.”Anh ta cười khì khì. Thế là tôi về, một mình, trời tối, bụng đói. Trên đường về gặp một anh bộ đội, không biết có đói bụng không, nhưng cũng chỉ có một mình, “làm bò” kéo chiếc xe chở mấy bao gạo từ Chúc Sơn về. Tôi xuống xe, dắt bộ, phụ anh đẩy xe, trong bụng còn chưa hết tức cái anh chàng giam người trái phép kia và lo ngay ngáy, sợ các cô mắng vì mượn xe đi từ sáng sớm, đến bây giờ vẫn chưa về. Rồi tôi nghĩ đến phải viết một cái gì đó về một cậu bé tốt bụng và về một anh thanh niên xấu bụng, bắt nạt trẻ con... Đó có lẽ là lần đầu tiên tôi nghĩ đến viết báo, trừ một lần tôi bắt chước viết tin “hôm nay, quân và dân… bắn rơi hai máy bay Mỹ”, bị mẹ tôi la: “bắt chước làm gì mà”.
Hội TTST BND tạm dừng bên con đường Nguyễn Văn Trỗi, để sắp xếp các quà tặng, trước khi về thăm nhà thờ họ Phùng ở xã Thống Nhất 2/2010 (giờ là Hữu Văn). Con đường nối từ Chúc Sơn, qua Tốt Động, Hữu Văn và thẳng tới sân bay Miếu Môn, nơi gặp đường Hồ Chí Minh |
Đình làng gần nhà thờ họ Phùng (chụp ngày 28/02/2010 nhân hội TTST BND về thăm nơi sơ tán cũ) |
Xem lại: Trại sơ tán: Ký ức thời sơ tán (1) / Ký ức thời sơ tán (2) / Ký ức thời sơ tán (3)
Mấy hôm nay theo dõi bài của anh Nhi làm em nhớ lại rất nhiều kỷ niệm Trại trẻ hồi ở tại nhà thờ họ Phùng.
Trả lờiXóaNơi đó, bên nhà bác Lê, có một hôm em và anh Tảo cùng hái bưởi, em thì trèo lên cây bưởi, Tảo ở dưới đỡ, em ném xuống, chẳng may dẫm lên cành khô ngã xuống đất tưởng chết. Đến lúc này em vẫn còn nhớ lúc đó không thể thở được. Anh Tảo và anh Hoàn ra hô hấp nhân tạo cho nên thoát chết.
Lại nhớ đến nhiều chuyện hồi đó, Dũng Nhi à!
Trả lờiXóa1. Không hiểu vì sao có lần bọn trẻ chúng mình có phòng trào đi hái rau về ăn cải thiện. Mọi người chia nhau ra nhiều nhóm. Tôi nhớ nhóm tôi có anh Lân (Lan), con bác Bốn thường làm người dẫn đầu nhóm đi tìm và hái lá về ăn. Để bí mật về những loại rau và mình tìm được, không để nhóm khác bắt chước, bọn tôi đặt tên mới cho rau, lá. Ví dụ, rau dền thì nói là rau Kim Đồng (tên thật của anh Kim Đồng là Nông Văn Dền), lá găng trên ngọn cây thì được đặt tên là lá bao tay (tức là găng tay), lá cây đay gọi là lá bao gai (vì nhớ lại ngày trước quân phát xít Nhật bắt dân mình phá lúa, trồng cây đay để làm các loại bao đay)...Nhiều loại lá lắm mà tôi chưa kịp nhớ hết các tên mới tự đặt.
2. Má tôi (Hồ Vân) có lần kể thương các con (tức là anh em chúng tôi 4 đứa Phương, Nguyên, Quang, Nam)tuổi đang lớn, ăn khỏe thường hay bị đói vì theo tiêu chuẩn tem phiếu ở trại. Má tôi phần nhịn ăn để dành tem phiếu, phần xuất tiền lương mua thêm tem phiếu ở ngoài gửi cho các cô phụ trách trại trẻ nấu thêm cơm cho anh em chúng tôi. Đến bữa ăn, Mẹ An và các cô phụ trách trại trẻ xới cơm đầy bát cho anh em chúng tôi. Một số bạn thấy thế mách bố mẹ. Thế là mẹ An và các cô phụ trách trại lại phải giải thích rằng anh em chúng tôi được xới nhiều cơm vì cô Hồ Vân có gửi thêm tem gạo.
3. Má tôi có kể ở Tuy An, trại trẻ thường lấy gạo trên huyện về, trong khí đó đang làn Tuy An lại đem gạo mới gặt lên đóng cho huyện để vào kho. Má tôi bàn với mẹ An lên gặp lãnh đạo xã và trên huyện bàn cho trại trẻ được lấy gạo của làng Tuy An thay vì lấy gạo trên huyện. Làm như vậy lọi cả đôi đường, làng Tuy An không mất công đưa gạo lên cho huyện, mà trại trẻ mình có gạo mới ăn ngon miệng hơn, không phải ăn thứ gạo hầm mốc để trong kho hàng mấy năm trời. Tuy An thì đồng ý ngay, nhưng huyện thì sợ vi phạm nguyên tắc. Sau nhiều lần nhẫn nhại đi lại mới thuyết phục được. Kể từ đó, trại trẻ mình luôn ăn gạo mới.
Cám ơn Dũng Nhi nhé!
Hồi Trại trẻ mới về nhà thờ họ Phùng, Nhất Phương và Trần Dũng rất thích khoe tài môn đấm bốc, bọn con trai cả trại cũng tập theo. Suốt ngày cứ "chiu, chiu... bịch, bịch", lấy cả áo quần cũ bọc vào tay làm găng đấm bốc cho có vẻ nhà nghề.
Trả lờiXóaĐi học ở trường cấp 2 Tụy An, thoạt đầu bọn học sinh địa phương đi cùng đường rất vui vẻ đoàn kết với mình, sau thấy Nhất Phương khoe môn đấm bốc quá, bọn nó cũng muốn thử. Một hôm, mình còn nhớ Nhất Phương chấp nhận đấu với thằng Liên (học cùng lớp 6 với Dân Chính Nhi Thanh), trên đường đi học về, ngay trên bãi cỏ gần sông Bùi. Đã giao hẹn trước là chỉ đấm thử cho bọn nó biết thế nào là bốc xơ thôi, điều kiện phải chơi đúng luật: đấm vào mặt ăn điểm, và thêm nữa là chỉ được đấm nhẹ để giao hữu. Thoạt đầu, Nhất Phương thắng vì liên tiếp đấm vào mặt thằng Liên. Liên ta thua vì trước nay có biết đấm bốc là gì đâu, cứ lầm lầm lì lì, cố mãi vẫn cứ bị phơi mặt ra ăn đấm, bèn tức lên lao vào ôm chân đối thủ để vật. Phương kêu oai oái "Không chơi vật! Không chơi vật!", nhưng đã bị thằng Liên quật ngã lăn quay ra bờ cỏ. Thế là cãi cọ vài câu rồi đám Phương, Dũng, Dân, Chính, Nhi, Thanh chuồn về vì thấy khí thế, sức khỏe bọn kia mạnh quá. Từ đó bọn mình rất kiềng bọn trẻ địa phương. Có lẽ cũng vì thế mà cả 2 bên không cùng đi, không cùng chơi, chẳng ưa gì nhau nữa.
H. Dân
Có lẽ nhờ ký ức những ngày sơ tán mà sau này, ngoài mảng văn xuôi, HDN còn làm thơ và viết truyện cười nữa!
Trả lờiXóa“Đời tôi yêu”:
https://sites.google.com/site/dungnhitho/
“Nghĩ mà cười”:
https://sites.google.com/site/nhithugian/
Rất thú vị được xem những khúc hồi tưởng của anh Nhi về Trại trẻ sơ tán, tư liệu rất giàu chất tiểu thuyết, cần được khai khẩn thêm.
Trả lờiXóaVũ