Từ: Huỳnh Dũng Nhân
Lúc: 1:45 CH, 15/02/2011
Thay mặt đại gia đình, cảm ơn các anh chị, các bạn đã có lời chia buồn với gia đình anh Nhi và gia đình chúng tôi.
Xin gửi bài điếu văn do tôi viết, kèm theo bài viết riêng cho anh Nhi sau khi anh mất để chúng ta cùng tưởng nhớ đến anh (bài "Viết cho Anh tôi" kèm theo tấm hình anh Nhi chụp ngày 5 tết tại nhà HDNhân)
Thân mến
*****
ĐIẾU VĂN
Kính thưa các vị đại diện cho các cơ quan đảng, chính quyền ban ngành địa phương, kính thưa bà con họ hàng và thân bằng quyến thuộc, kính thưa gia đình ông Huỳnh Dũng Nhi.
Hôm nay, chúng ta đau buồn có mặt tại đây để chia tay lần cuối cùng với ông Huỳnh Dũng Nhi, đưa ông về nơi an nghỉ sau một thời gian vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Mặc dù đã được sự quan tâm giúp đỡ, động viên, chia sẻ của các cơ quan, của bạn bè đồng nghiệp, của các y bác sĩ, và nhất là của người vợ hiền một đời vì chồng cùng các con trong gia đình… ông đã từ trần vào lúc 15 giờ 5 phút ngày 12.2.2011 tức nhằm ngày 10.1 năm Tân Mão tại nhà riêng, thọ 60 tuổi.
Ông Huỳnh Dũng Nhi sinh ngày 7.8.1952 tại Bạc Liêu nơi có cha là ông Huỳnh Văn Nhâm (tức Huỳnh Hùng Lý) và mẹ là Bà Lý Thị Hoa (tức Lê Thị Lý) đang cùng công tác tại Xứ đoàn Nam Bộ và báo Nhân Dân Cách Mạng miền Nam.
Quê quán gốc tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhưng ông đã cùng cha mẹ tập kết ra Bắc, lớn lên ở Hà Nội, học tập gian khổ trong những ngày tháng phải đi sơ tán về các vùng nông thôn miền Bắc. Tốt nghiệp lớp 10, cậu học trò thư sinh tuấn tú ấy được chọn đi học ngành ngôn ngữ ở Hungari. Khi về nước ông công tác một thời gian ngắn tại Sở VHTT TP.HCM rồi sau đó chuyển ra Vũng Tàu, bắt đầu một cuộc đời làm báo và làm cán bộ của cơ quan Đảng ở thành phố biển xinh đẹp mà ông coi như quê hương thứ hai của mình. Ông từng công tác tại Vũng Tàu với các cương vị khác nhau như: phóng viên, Phó TBT báo Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Phó GĐ Đài PTTH Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Sau một thời gian đi học chính trị cao cấp tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Hà Hội, ông trở về làm Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có thể nói là một thời gian ông hoạt động cống hiến say mê sáng tạo với tất cả tâm huyết thông qua những bài viết của mình. Cả cuộc đời làm báo hay làm cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy, công việc của ông đều liên quan đến cây bút. Một công việc chỉ có thể hoàn thành tốt với lương tâm trách nhiệm và cuộc đời trong sáng không cơ hội, không vụ lợi của mình.
Sinh thời, ông là một người hiền lành, quảng giao, vui tính, nhiều bè bạn xa gần thương mến. Ông yêu thương gia đình chung đến trang trọng , ông yêu thương gia đình riêng đến cháy lòng. Những tháng năm bao cấp khó khăn dần trôi qua, nhà cửa khang trang hơn, con cái lớn khôn hơn, công việc chung riêng đỡ bộn bề vất vả hơn, những tưởng con đường bằng phẳng yên vui đang chờ đón trước mặt, thì ông bắt đầu phát hiện ra mình bị bệnh hiểm nghèo. Tuổi tác cao hơn, bệnh tật nặng hơn, sức khỏe ngày một suy yếu hơn… vậy mà ông vẫn lạc quan, kiên trì chống đỡ, tìm cách chiến thắng cái chết , cố gắng trấn an mọi người rằng mình sẽ vượt qua, sẽ trở về với công việc. Những năm cuối đời, ông mượn điện thoại để kết nối với bạn bè gần xa. Qua cách nhắn tin và trả lời điện thoại, khó ai nhận ra đó là giọng nói của một người đang bị bạo bệnh. Được các cô con gái giúp đỡ, ông làm quen với internet. Ông cũng rất nhanh chóng thành thạo và biết chat, biết gửi mail. Ông viết hàng chục trang hồi ký về kỷ niệm những năm tháng đi sơ tán cùng bạn bè đồng lứa con em của các cán bộ Báo Nhân Dân những năm 1960 – 1970. Các bạn ông đã khâm phục thốt lên kinh ngạc vì trí nhớ phi thường của ông, vì giọng văn trong trẻo và hóm hỉnh của ông, một người đang đối đầu với cái chết.
Vào dịp Tết Tân Mão này, như có một điều gì thầm kín, sâu xa thôi thúc, như có một sức lực vô hình nào đó tiếp sức cho ông, ông bỗng trở nên tỉnh táo hơn, vui vẻ hơn, trò chuyện và mong muốn gặp mọi người da diết hơn. Ông vừa tổ chức kỷ niệm 32 năm ngày cưới. Ông sang nhà cha thắp nhang cho ông bà nội. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, ông đòi được đi thăm bà con bên vợ ở Long Khánh, rồi đi thăm các em đang sống ở TP.HCM. Trở về ông lại tha thiết đòi được lên Thành phố Ngàn Hoa Đà Lạt, như một lần nữa muốn được tìm lại cảm giác xứ lạnh như một thời sống ở miền Bắc, du học ở trời Tây. Và từ ngày đó ở Đà Lạt, ông trở nên mãn nguyện vì đã được đi, được thăm, được gặp rất nhiều người trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Ông từ Đà Lạt trở về trên xe cấp cứu. Những giây phút cuối cùng của ông đã đến… Rất yêu đời. Rất yêu gia đình. Rất thương vợ con. Ông đã cố giành giật cuộc sống. Nhưng cuối cùng, ông nhắm mắt xuôi tay lúc 15 giờ 5 phút ngày 12.2.2011.
Hôm nay, trước linh cữu ông, trước toàn thể gia đình bằng hữu và bà con họ hàng nội ngoại, thay mặt gia đình, tôi xin được nói những lời cuối vĩnh biệt ông.
Anh Nhi ơi, anh đã sống xứng đáng với 60 năm cuộc đời. Anh đã sống xứng đáng với một gia đình có truyền thống cách mạng của quê hương Đồng Khởi có ông bà nội là liệt sĩ. Anh đã sống xứng đáng với cây bút của một Nhà báo trong một gia đình có 9 người làm báo. Và hơn trên hết, anh đã sống xứng đáng là một người ông, người chồng, người cha của một gia đình nhỏ bé. “Khi chưa cháy lên thì ngọn lửa ở đâu? Và khi mất đi thì lửa ở chỗ nào?” Vĩnh biệt Anh. Xin vĩnh biệt. Cầu mong anh được siêu thoát.
Lúc: 1:45 CH, 15/02/2011
Thay mặt đại gia đình, cảm ơn các anh chị, các bạn đã có lời chia buồn với gia đình anh Nhi và gia đình chúng tôi.
Xin gửi bài điếu văn do tôi viết, kèm theo bài viết riêng cho anh Nhi sau khi anh mất để chúng ta cùng tưởng nhớ đến anh (bài "Viết cho Anh tôi" kèm theo tấm hình anh Nhi chụp ngày 5 tết tại nhà HDNhân)
Thân mến
*****
ĐIẾU VĂN
Kính thưa các vị đại diện cho các cơ quan đảng, chính quyền ban ngành địa phương, kính thưa bà con họ hàng và thân bằng quyến thuộc, kính thưa gia đình ông Huỳnh Dũng Nhi.
Hôm nay, chúng ta đau buồn có mặt tại đây để chia tay lần cuối cùng với ông Huỳnh Dũng Nhi, đưa ông về nơi an nghỉ sau một thời gian vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. Mặc dù đã được sự quan tâm giúp đỡ, động viên, chia sẻ của các cơ quan, của bạn bè đồng nghiệp, của các y bác sĩ, và nhất là của người vợ hiền một đời vì chồng cùng các con trong gia đình… ông đã từ trần vào lúc 15 giờ 5 phút ngày 12.2.2011 tức nhằm ngày 10.1 năm Tân Mão tại nhà riêng, thọ 60 tuổi.
Ông Huỳnh Dũng Nhi sinh ngày 7.8.1952 tại Bạc Liêu nơi có cha là ông Huỳnh Văn Nhâm (tức Huỳnh Hùng Lý) và mẹ là Bà Lý Thị Hoa (tức Lê Thị Lý) đang cùng công tác tại Xứ đoàn Nam Bộ và báo Nhân Dân Cách Mạng miền Nam.
Quê quán gốc tại xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhưng ông đã cùng cha mẹ tập kết ra Bắc, lớn lên ở Hà Nội, học tập gian khổ trong những ngày tháng phải đi sơ tán về các vùng nông thôn miền Bắc. Tốt nghiệp lớp 10, cậu học trò thư sinh tuấn tú ấy được chọn đi học ngành ngôn ngữ ở Hungari. Khi về nước ông công tác một thời gian ngắn tại Sở VHTT TP.HCM rồi sau đó chuyển ra Vũng Tàu, bắt đầu một cuộc đời làm báo và làm cán bộ của cơ quan Đảng ở thành phố biển xinh đẹp mà ông coi như quê hương thứ hai của mình. Ông từng công tác tại Vũng Tàu với các cương vị khác nhau như: phóng viên, Phó TBT báo Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Phó GĐ Đài PTTH Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Sau một thời gian đi học chính trị cao cấp tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Hà Hội, ông trở về làm Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Có thể nói là một thời gian ông hoạt động cống hiến say mê sáng tạo với tất cả tâm huyết thông qua những bài viết của mình. Cả cuộc đời làm báo hay làm cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy, công việc của ông đều liên quan đến cây bút. Một công việc chỉ có thể hoàn thành tốt với lương tâm trách nhiệm và cuộc đời trong sáng không cơ hội, không vụ lợi của mình.
Sinh thời, ông là một người hiền lành, quảng giao, vui tính, nhiều bè bạn xa gần thương mến. Ông yêu thương gia đình chung đến trang trọng , ông yêu thương gia đình riêng đến cháy lòng. Những tháng năm bao cấp khó khăn dần trôi qua, nhà cửa khang trang hơn, con cái lớn khôn hơn, công việc chung riêng đỡ bộn bề vất vả hơn, những tưởng con đường bằng phẳng yên vui đang chờ đón trước mặt, thì ông bắt đầu phát hiện ra mình bị bệnh hiểm nghèo. Tuổi tác cao hơn, bệnh tật nặng hơn, sức khỏe ngày một suy yếu hơn… vậy mà ông vẫn lạc quan, kiên trì chống đỡ, tìm cách chiến thắng cái chết , cố gắng trấn an mọi người rằng mình sẽ vượt qua, sẽ trở về với công việc. Những năm cuối đời, ông mượn điện thoại để kết nối với bạn bè gần xa. Qua cách nhắn tin và trả lời điện thoại, khó ai nhận ra đó là giọng nói của một người đang bị bạo bệnh. Được các cô con gái giúp đỡ, ông làm quen với internet. Ông cũng rất nhanh chóng thành thạo và biết chat, biết gửi mail. Ông viết hàng chục trang hồi ký về kỷ niệm những năm tháng đi sơ tán cùng bạn bè đồng lứa con em của các cán bộ Báo Nhân Dân những năm 1960 – 1970. Các bạn ông đã khâm phục thốt lên kinh ngạc vì trí nhớ phi thường của ông, vì giọng văn trong trẻo và hóm hỉnh của ông, một người đang đối đầu với cái chết.
Vào dịp Tết Tân Mão này, như có một điều gì thầm kín, sâu xa thôi thúc, như có một sức lực vô hình nào đó tiếp sức cho ông, ông bỗng trở nên tỉnh táo hơn, vui vẻ hơn, trò chuyện và mong muốn gặp mọi người da diết hơn. Ông vừa tổ chức kỷ niệm 32 năm ngày cưới. Ông sang nhà cha thắp nhang cho ông bà nội. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, ông đòi được đi thăm bà con bên vợ ở Long Khánh, rồi đi thăm các em đang sống ở TP.HCM. Trở về ông lại tha thiết đòi được lên Thành phố Ngàn Hoa Đà Lạt, như một lần nữa muốn được tìm lại cảm giác xứ lạnh như một thời sống ở miền Bắc, du học ở trời Tây. Và từ ngày đó ở Đà Lạt, ông trở nên mãn nguyện vì đã được đi, được thăm, được gặp rất nhiều người trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Ông từ Đà Lạt trở về trên xe cấp cứu. Những giây phút cuối cùng của ông đã đến… Rất yêu đời. Rất yêu gia đình. Rất thương vợ con. Ông đã cố giành giật cuộc sống. Nhưng cuối cùng, ông nhắm mắt xuôi tay lúc 15 giờ 5 phút ngày 12.2.2011.
Hôm nay, trước linh cữu ông, trước toàn thể gia đình bằng hữu và bà con họ hàng nội ngoại, thay mặt gia đình, tôi xin được nói những lời cuối vĩnh biệt ông.
Anh Nhi ơi, anh đã sống xứng đáng với 60 năm cuộc đời. Anh đã sống xứng đáng với một gia đình có truyền thống cách mạng của quê hương Đồng Khởi có ông bà nội là liệt sĩ. Anh đã sống xứng đáng với cây bút của một Nhà báo trong một gia đình có 9 người làm báo. Và hơn trên hết, anh đã sống xứng đáng là một người ông, người chồng, người cha của một gia đình nhỏ bé. “Khi chưa cháy lên thì ngọn lửa ở đâu? Và khi mất đi thì lửa ở chỗ nào?” Vĩnh biệt Anh. Xin vĩnh biệt. Cầu mong anh được siêu thoát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét