Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận thư Khánh. Phong bì của Tổng cục Thuế thì quen rồi. Nhưng gửi đích danh tên mình thì lạ thật, ai mà biết tên mình tài vậy ta? Trời ơi một danh sách. Cần phải get out ra một danh sách của 50 địa chỉ email này (Sau này lại được anh Dân khen chịu khó nữa mới thích chứ, có chút nghề chứ chả có chịu khó tý nào đâu). Bây giờ thì có thể broadcast được rồi. Thật tuyệt, nhiều người đã có ý nghĩ như mình. Anh Khánh xem lại hộ những địa chỉ sau hoặc không có hoặc đã bị hủy rồi: nga-orchidee@yahoo.de; marble@fmail.vnn.vn; hhzyng@gmail.com; minhhong@active-semi.semi.com.vn; binhld@evn.com.vn.
Nào xem thư phản hồi nào. Lại có cả ảnh. À đây là anh Dân. Cách đây 40 năm anh chắc chưa có râu. Ký ức về bác này là gì nhỉ, à phải rồi, ngày ấy tôi nghe bọn cùng tuổi kể chứ cũng chưa được chứng kiến, rằng hễ cứ đọc bài thơ ”Lượm” đến đoạn “thôi chào đồng chí, cháu đi xa dần” là anh lại đuổi đánh. Nếu cùng lớp, thì anh Dân ngày đó chắc người cũng nhỏ tý din như anh Nhi nhỉ ? Với Huỳnh Dũng Nhi và Huỳnh Dũng Nhân, chúng tôi biết nhau từ khi chưa chiến tranh. Đến khi vào trại là gặp lại. Gần đây nhất gặp Huỳnh Dũng Nhân là năm (không nhớ) khi anh là bộ đội bắn pháo hoa, nhân lễ duyệt binh, còn chúng tôi học sinh Chu Văn An đi vẫy hoa và hô “hoan hô, hoan hô”. Giờ đọc anh trên “Lao động” nhận ngay ra giọng của con người từ nhỏ đã có những nét chững chạc của người thủ lĩnh. Tôi còn nhớ khi bóng đến chân anh là cả trại “Chim non” lại nhốn nháo ”kèm chặt thằng bê rê vào”, giờ anh còn nhớ cái mũ “niêu” ấy không, anh Nhân?
Nào ai đây nữa. Có nhẽ 40 năm trôi đi, Khánh không “bẹt” chỉ thêm mỗi cái bụng. Còn vẫn khuôn mặt ấy, nhận ra ngay. Nhà anh Khánh có một dạo phải ở tạm tại tòa soạn. Cái nhà đứng trên gác nhìn ra phố Hàng Trống ấy, giờ đã phá đi rồi. Tôi còn nhớ thời gian đó bị chó (không dại) cắn, phải về HN tiêm. Và một hôm đi tiêm về thấy một cô bé ngã lăn từng bậc chậm rãi xuống cầu thang gỗ, có lẽ đấy chính là “sếp sòng” của TrT CNTT của TCT bây giờ (Hải Đường) chăng?
Nguyễn Hữu Chân về nước rồi à? Tôi với Hữu Chính còn có duyên học với nhau thêm 3 năm cấp 3 Chu văn An. Thật tội, cách đây mấy năm tôi được lớp phân công đến đón Chính đi thăm một người bạn cùng lớp 10I (chị Thu Hà, con cụ Lê Bình-BND, có ai biết không?), thấy anh gầy quá. Lâu rồi không rõ anh có khá lên không. Tuổi thơ của chúng mình không hiểu sao có những sự kiện mà nếu kể lại, con trẻ thời nay sẽ cho là dở hơi, chả có gì đặc sắc mà sao cứ nhớ mãi. Một trong những cái dở hơi đó của tôi là rất thích đọc những bài bình luận của cụ Hữu Chỉnh, ba của Chính, Chân. Ngày đó chả hiểu ất giáp gì về “đao-giôn” hay “nhà trắng” nhưng vẫn thích đọc. Thậm chí còn thuộc vì cách ví von của cụ quá là độ đáo. Phần kết của một bài bình luận cụ viết thế này: “Có người ví nước Anh như một cây cổ thụ già, trên đó ông Hít (thủ tướng thời đó của Anh quốc-LPB) và đồng bọn cứ leo ra leo vào nơi cành cụt.”
Hoàn ngày đấy dù kém tuổi hơn bọn mình nhưng lại cao hơn. Xếp hàng chờ cơm là biết liền. Em chị Phúc. Cũng một khuôn mặt không đổi với thời gian.
Quang có nhớ cậu là người đi tiên phong trong phong trào “thơ mới” không? Tôi chả quên được bài thơ về đốt pháo tết của cậu: “…cháu đập đánh đét, nó nổ đánh đùng”. Khi bọn tôi đi ngủ rồi cậu vẫn chong đèn làm thơ. Mọi người còn nhớ không, sau chiến tranh Giôn-Xơn, từng lớp chúng ta còn học với nhau một mùa hè nữa (hè 1969) ở khu tập thể báo ND, Lý Thường Kiệt. Đó là do cơ quan báo tổ chức cho các cháu học thêm trước khi vào năm học (ngày xưa các cụ đã có tư tưởng dạy thêm học thêm ghê nhỉ). Cũng dịp đó, Hiếu Nam có bài văn bất hủ tả cô mậu dịch viên: “…còn từ bụng cô trở xuống, lấp quầy hàng em không nhìn thấy nên không tả được…”. Về thơ trẻ con tôi thấy không thể không nhắc đến vài câu trong bài “Ánh trăng” của Khánh Châu : “Ánh trăng vượt núi xuyên đèo, cùng anh giải phóng đuổi theo bóng thù, ngày mai trên khắp chiến khu, bóng trăng lồng lộng vi vu sao diều”. Tôi không thể ngờ con người có tài thơ phú bẩm sinh như vậy sau này lại trở thành nhà bác học về toán cơ nổi tiếng. Tôi kể chuyện thơ phú của Khánh Châu cho những người biết anh ấy (khi đã trưởng thành) nghe họ đều hết sức ngạc nhiên.
Cô gái duy nhất của cuộc bia tái ngộ có dáng dấp của một cây viết triển vọng (về mặt nhân tướng học), mặc dù tôi không rõ cô có theo nghề viết không và có phải tên cô là Phạm Thanh Hà không. Nhà cụ Phạm Thanh ở phố hàng…hàng gì đó, thuộc 36 phố phường. Ngày tôi đến chơi (năm 197…), thấy cái giá sách thật vĩ đại. Nhà tôi có chiếc xe máy Honda PC, oai nhất xã. Một lần ở đơn vị về, đi đâu đó với chúng bạn bằng xe này, tôi cầm tờ báo có bài ký tên Phạm Thanh. Khi mọi người biết tác giả bài báo đồng thời là người mua hộ chiếc xe, sự oai của tôi nhân lên gấp đôi.
Nếu chúng ta tổ chức lại đội tuyển trẻ U60, tôi chắc anh Hùng lại dám nhận trách nhiệm làm chốt chặn cuối cùng như ngày nào. Bên cạnh anh, đứng trong khung… cây sắn, còn có một đối thủ cạnh tranh là Trần Tuấn, song anh vẫn luôn được huấn luyện viên kiêm đội trưởng Vialy Huỳnh Dũng Nhân tin dùng. Anh còn là cây vợt bóng bàn rất hay của trại trẻ. Người cạnh tranh với anh trên bàn bóng là Kiều Tuấn.
Ngọc, Tuấn Phong, Đ.Nam, Trung (hay Chung nhỉ), K.Tuấn, H.Chính, Tr.Minh, Tr.Tuấn, Thanh Bình, còn nhớ cái lớp học nửa chìm nửa nối để tránh bom, 4 mùa ngập nước không? Câu nói yêu thích của Thầy Sửu ngày đó là“làm gì mà loạn xạ hết cả lên như vậy”. Lứa mình còn có Trần Minh Hiền nhỉ. TMHiền là chị của Trần Minh Hồng. Ai đó nói rằng tôi có thể làm được súng “ống phốc”, và thế là Trần Minh Hồng đã đề nghị một cách rất mè nheo “đi, làm cho em đi”. Sau này thấy vài người ở viện công nghệ thông tin có nói đến tên cô, không rõ giờ đang làm việc ở đâu.
Bộ nhớ con người thật kỳ quặc. Trong nó có một volume là bất khả xóa. Địa chỉ của volume này nằm ở giai đoạn đầu của đời người. Chắp tay lại và nghĩ. Thấy trời đất đã có lý khi cấp phát như vậy. Triết lý thật đơn giản. Tuổi thơ của đời người, tâm thường sáng. Cái gì sáng tồn tại sẽ lâu, và nó sẽ được vinh dự ghi trong cái volume rất hạn chế kia.
Cuộc sống bây giờ trôi đi ồn ào quá. Thời gian dành cho quá khứ cũng phải tiết kiệm. Nghĩ gì viết nấy, không có cả khả năng chau chuốt, nhưng tôi đảm bảo ký ức luôn giữ chắc những sự kiện tích cực. Những hình ảnh chị Lê Hương Chi gửi lên thật là đẹp theo nghĩa nhân văn. Mọi người hãy phát huy. Biết đâu sau này lại tình cờ thấy hình ảnh, sự việc của mình hoặc bạn mình trong các tác phẩm nổi tiếng của con cháu.
Bởi vì, thời của chúng ta là một thời đáng để nhớ.
Nào xem thư phản hồi nào. Lại có cả ảnh. À đây là anh Dân. Cách đây 40 năm anh chắc chưa có râu. Ký ức về bác này là gì nhỉ, à phải rồi, ngày ấy tôi nghe bọn cùng tuổi kể chứ cũng chưa được chứng kiến, rằng hễ cứ đọc bài thơ ”Lượm” đến đoạn “thôi chào đồng chí, cháu đi xa dần” là anh lại đuổi đánh. Nếu cùng lớp, thì anh Dân ngày đó chắc người cũng nhỏ tý din như anh Nhi nhỉ ? Với Huỳnh Dũng Nhi và Huỳnh Dũng Nhân, chúng tôi biết nhau từ khi chưa chiến tranh. Đến khi vào trại là gặp lại. Gần đây nhất gặp Huỳnh Dũng Nhân là năm (không nhớ) khi anh là bộ đội bắn pháo hoa, nhân lễ duyệt binh, còn chúng tôi học sinh Chu Văn An đi vẫy hoa và hô “hoan hô, hoan hô”. Giờ đọc anh trên “Lao động” nhận ngay ra giọng của con người từ nhỏ đã có những nét chững chạc của người thủ lĩnh. Tôi còn nhớ khi bóng đến chân anh là cả trại “Chim non” lại nhốn nháo ”kèm chặt thằng bê rê vào”, giờ anh còn nhớ cái mũ “niêu” ấy không, anh Nhân?
Nào ai đây nữa. Có nhẽ 40 năm trôi đi, Khánh không “bẹt” chỉ thêm mỗi cái bụng. Còn vẫn khuôn mặt ấy, nhận ra ngay. Nhà anh Khánh có một dạo phải ở tạm tại tòa soạn. Cái nhà đứng trên gác nhìn ra phố Hàng Trống ấy, giờ đã phá đi rồi. Tôi còn nhớ thời gian đó bị chó (không dại) cắn, phải về HN tiêm. Và một hôm đi tiêm về thấy một cô bé ngã lăn từng bậc chậm rãi xuống cầu thang gỗ, có lẽ đấy chính là “sếp sòng” của TrT CNTT của TCT bây giờ (Hải Đường) chăng?
Nguyễn Hữu Chân về nước rồi à? Tôi với Hữu Chính còn có duyên học với nhau thêm 3 năm cấp 3 Chu văn An. Thật tội, cách đây mấy năm tôi được lớp phân công đến đón Chính đi thăm một người bạn cùng lớp 10I (chị Thu Hà, con cụ Lê Bình-BND, có ai biết không?), thấy anh gầy quá. Lâu rồi không rõ anh có khá lên không. Tuổi thơ của chúng mình không hiểu sao có những sự kiện mà nếu kể lại, con trẻ thời nay sẽ cho là dở hơi, chả có gì đặc sắc mà sao cứ nhớ mãi. Một trong những cái dở hơi đó của tôi là rất thích đọc những bài bình luận của cụ Hữu Chỉnh, ba của Chính, Chân. Ngày đó chả hiểu ất giáp gì về “đao-giôn” hay “nhà trắng” nhưng vẫn thích đọc. Thậm chí còn thuộc vì cách ví von của cụ quá là độ đáo. Phần kết của một bài bình luận cụ viết thế này: “Có người ví nước Anh như một cây cổ thụ già, trên đó ông Hít (thủ tướng thời đó của Anh quốc-LPB) và đồng bọn cứ leo ra leo vào nơi cành cụt.”
Hoàn ngày đấy dù kém tuổi hơn bọn mình nhưng lại cao hơn. Xếp hàng chờ cơm là biết liền. Em chị Phúc. Cũng một khuôn mặt không đổi với thời gian.
Quang có nhớ cậu là người đi tiên phong trong phong trào “thơ mới” không? Tôi chả quên được bài thơ về đốt pháo tết của cậu: “…cháu đập đánh đét, nó nổ đánh đùng”. Khi bọn tôi đi ngủ rồi cậu vẫn chong đèn làm thơ. Mọi người còn nhớ không, sau chiến tranh Giôn-Xơn, từng lớp chúng ta còn học với nhau một mùa hè nữa (hè 1969) ở khu tập thể báo ND, Lý Thường Kiệt. Đó là do cơ quan báo tổ chức cho các cháu học thêm trước khi vào năm học (ngày xưa các cụ đã có tư tưởng dạy thêm học thêm ghê nhỉ). Cũng dịp đó, Hiếu Nam có bài văn bất hủ tả cô mậu dịch viên: “…còn từ bụng cô trở xuống, lấp quầy hàng em không nhìn thấy nên không tả được…”. Về thơ trẻ con tôi thấy không thể không nhắc đến vài câu trong bài “Ánh trăng” của Khánh Châu : “Ánh trăng vượt núi xuyên đèo, cùng anh giải phóng đuổi theo bóng thù, ngày mai trên khắp chiến khu, bóng trăng lồng lộng vi vu sao diều”. Tôi không thể ngờ con người có tài thơ phú bẩm sinh như vậy sau này lại trở thành nhà bác học về toán cơ nổi tiếng. Tôi kể chuyện thơ phú của Khánh Châu cho những người biết anh ấy (khi đã trưởng thành) nghe họ đều hết sức ngạc nhiên.
Cô gái duy nhất của cuộc bia tái ngộ có dáng dấp của một cây viết triển vọng (về mặt nhân tướng học), mặc dù tôi không rõ cô có theo nghề viết không và có phải tên cô là Phạm Thanh Hà không. Nhà cụ Phạm Thanh ở phố hàng…hàng gì đó, thuộc 36 phố phường. Ngày tôi đến chơi (năm 197…), thấy cái giá sách thật vĩ đại. Nhà tôi có chiếc xe máy Honda PC, oai nhất xã. Một lần ở đơn vị về, đi đâu đó với chúng bạn bằng xe này, tôi cầm tờ báo có bài ký tên Phạm Thanh. Khi mọi người biết tác giả bài báo đồng thời là người mua hộ chiếc xe, sự oai của tôi nhân lên gấp đôi.
Nếu chúng ta tổ chức lại đội tuyển trẻ U60, tôi chắc anh Hùng lại dám nhận trách nhiệm làm chốt chặn cuối cùng như ngày nào. Bên cạnh anh, đứng trong khung… cây sắn, còn có một đối thủ cạnh tranh là Trần Tuấn, song anh vẫn luôn được huấn luyện viên kiêm đội trưởng Vialy Huỳnh Dũng Nhân tin dùng. Anh còn là cây vợt bóng bàn rất hay của trại trẻ. Người cạnh tranh với anh trên bàn bóng là Kiều Tuấn.
Ngọc, Tuấn Phong, Đ.Nam, Trung (hay Chung nhỉ), K.Tuấn, H.Chính, Tr.Minh, Tr.Tuấn, Thanh Bình, còn nhớ cái lớp học nửa chìm nửa nối để tránh bom, 4 mùa ngập nước không? Câu nói yêu thích của Thầy Sửu ngày đó là“làm gì mà loạn xạ hết cả lên như vậy”. Lứa mình còn có Trần Minh Hiền nhỉ. TMHiền là chị của Trần Minh Hồng. Ai đó nói rằng tôi có thể làm được súng “ống phốc”, và thế là Trần Minh Hồng đã đề nghị một cách rất mè nheo “đi, làm cho em đi”. Sau này thấy vài người ở viện công nghệ thông tin có nói đến tên cô, không rõ giờ đang làm việc ở đâu.
Bộ nhớ con người thật kỳ quặc. Trong nó có một volume là bất khả xóa. Địa chỉ của volume này nằm ở giai đoạn đầu của đời người. Chắp tay lại và nghĩ. Thấy trời đất đã có lý khi cấp phát như vậy. Triết lý thật đơn giản. Tuổi thơ của đời người, tâm thường sáng. Cái gì sáng tồn tại sẽ lâu, và nó sẽ được vinh dự ghi trong cái volume rất hạn chế kia.
Cuộc sống bây giờ trôi đi ồn ào quá. Thời gian dành cho quá khứ cũng phải tiết kiệm. Nghĩ gì viết nấy, không có cả khả năng chau chuốt, nhưng tôi đảm bảo ký ức luôn giữ chắc những sự kiện tích cực. Những hình ảnh chị Lê Hương Chi gửi lên thật là đẹp theo nghĩa nhân văn. Mọi người hãy phát huy. Biết đâu sau này lại tình cờ thấy hình ảnh, sự việc của mình hoặc bạn mình trong các tác phẩm nổi tiếng của con cháu.
Bởi vì, thời của chúng ta là một thời đáng để nhớ.
Lưu Phương Bình, 10 tháng chín 2007 21:18
Thú vị! Hồi ức của Bình chắc còn nhiều lắm!
Trả lờiXóaNhưng mình nhớ "Thôi rồi Lượm ơi ..." là để chọc anh Nguyễn Minh Chính chứ? Có ai nhớ việc này nữa không?
Trong danh sách có mấy địa chỉ e-mail sai, đã xác định được của Minh Hồng có thừa chữ "semi.", H.Huy Dũng thì chắc phải sửa là "hhzung@...", đang nhờ anh Ngọc kiểm tra lại của N.Ngọc Minh (marble@...).