Từ: HDN
Gửi lúc: 01/12/2010, 4:39 AM
Chủ đề: sáng 1/12
Gửi các bạn một bài mới viết. Lát nữa mình lên đường đi Sài Gòn khám bệnh.
Khi về sẽ viết một bài nữa (bài chỉ có thể viết trong tháng 12) gửi TTST BND.
Chào nhé!
Thân mến,
Huỳnh Dũng Nhi
Tháng 12-1972, sắp hết học kỳ I của năm thứ II. Budapest vào đông, nhớ da diết mùa đông Hà Nội. Từ giữa tháng, đã thấy người ta trang hoàng những cây thông Nô-en, lại nhớ về Nhà Thờ Lớn, bên cạnh có trường cấp I Hoàn Kiếm, có phố nhỏ Ấu Triệu nhiều cây hoa sữa, tượng Đức Mẹ nhìn về phía báo Nhân Dân, qua chiều dài phố Nhà Thờ. Ở nơi đó, mùa Giáng sinh này, con kên kên Nixon đang gầm gào cho tất cả “trở lại thời kỳ đồ đá”.
Tin tức từ Việt Nam đến không nhiều, không “thời sự”. Báo chí Việt Nam hầu như không có. Rất khó bắt Đài tiếng nói Việt Nam. Chúng tôi đọc tin Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker II, tiến công Hà Nội, Hải Phòng bằng “át chủ bài” B52 trên tờ Esti Hirlap, một tờ báo hàng ngày buổi tối. Mặc dù đã biết điều này sẽ xảy ra, trong chúng tôi vẫn bừng bừng một sự căm giận, một nỗi lo âu. Chưa biết trận chiến cuối cùng này sẽ kéo dài bao nhiêu lâu, nhưng chắc chắn sẽ rất khốc liệt. Đất nước mình, Thủ đô Hà Nội của mình, nhân dân mình, cha mẹ anh chị em mình sẽ phải chịu thêm nhiều hoang tàn, đổ nát, gian khổ, mất mát, hy sinh. Bộ đội mình kéo pháo bằng tay, tải đạn bằng xe thồ, đào công sự bằng xẻng, không xe tăng, máy bay vẫn làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, buộc Pháp phải gục đầu ký Hiệp định Genève - chắc chắn sẽ lập chiến công oanh liệt trong trận đọ sức với những pháo đài bay cực kỳ hiện đại, những con ma, con quỷ “cánh cụp cánh xòe” bằng những tên lửa Sam nối tầng, bằng những con én bạc Mig 17, Mig 21, bằng lưới lửa phòng không đủ các tầng cao trung thấp để kết thúc thắng lợi Hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình. Nhưng chiến tranh còn kéo dài bao lâu nữa ? Còn bao mất mát, hy sinh nữa ? Còn phải đổ vào cuộc chiến nay bao nhiêu sức người, sức của nữa ? Trong đám bạn, có mấy đứa bàn với nhau làm đơn xin Sứ quán cho về nước đi bộ đội. Tôi cũng là một trong những đứa ấy. Hãy tạm xa những trang sách của Moricz Zigmond, những vần thơ của Petofi Sandor, về Việt Nam đi theo con đường của những nhà văn, nhà thơ chiến sĩ như Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, hãy tạm xa những chuyến chu du trên dòng Duna, về góp lửa trên sông Hồng, sông Hương, sông Hậu. Đó là những suy nghĩ từ tận đáy lòng trong ngày 19-12, ngày kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến năm đó. Không chỉ nghĩ và bàn với nhau, chúng tôi còn lên tận Đại sứ quán trình bày nguyện vọng. Các chú, các anh ở Đại sứ quán hoan nghênh và khuyên bảo chúng tôi bằng những lời khuyên kinh điển: “Học tập tốt, rèn luyện tốt cũng là góp phần chống Mỹ”.
Những ngày sau, ngày nào cũng nhận được tin vui chiến thắng. Ngày một, ngày ba, ngày nhiều pháo đài bay bị bắn hạ, hàng đàn ma quỷ tan xác pháo. Rồi tin anh Phạm Tuân trở thành phi công đầu tiên trên thế giới với chiếc Mig 21 nhỏ bé của mình bắn rụng B52, như Hậu Nghệ với cung tên bắn rụng mặt trời. Đám sinh viên Việt Nam bỗng trở thành những đại diện của những người chiến thắng. Đi đâu, ở đâu cũng nhận được những lời chúc mừng chân thành, nồng nhiệt của bạn bè Á, Âu, Phi, Mỹ. Một buổi tối, trong một házi buli trong phòng tôi ở cùng hai bạn người Hung, lần đầu tiên tôi phải nhảy tưng tưng theo điệu Disco cùng một cô gái Hung tóc vàng, vì “ngày hôm nay mày đừng nói là không biết nhảy, không thể nhảy”. Trong căn phòng nhỏ bé ba giường nghẹt mùi khói thuốc và mùi rượu táo, rộn rã những câu chuyện về máy bay, tên lửa Liên Xô và trái tim, khối óc của những con người Việt Nam yêu nước quả cảm. Sau một trận bóng bàn, anh bạn Cu Ba da đen suýt gây lộn với anh bạn người Phi, không phải vì thua mà vì anh kia mơ hồ nhắc đến hiệu quả tuyên truyền theo kiểu Gobbels khi nói đến hàng chục B52 bị hạ. “Đối với Việt Nam, chiến thắng không thể là điều không có thể”- anh Cu Ba tuyên bố hùng hồn. Một buổi trưa trên cầu thang của trường đại học, anh bạn 150 kg người Argentina niềm nở chúc mừng chiến công ngày hôm qua Việt Nam bắn rơi 8 B52 của Mỹ, và thật thà nói thêm : “Nhưng tao vẫn nghĩ B52 không phải là những cục đất sét biết bay”. Anh ta còn nói, trước khi quyết định mở cuộc tiến công tổng lực bằng không quân, chính phủ Hoa Kỳ đã tham khảo ý kiến các bộ, ban, ngành về nhiều vấn đề có liên quan, trong đó có câu hỏi “Phòng không Bắc Việt có khả năng bắn hạ B52 không?” Đa số ý kiến cho là không. Tên lửa Sam của Việt Nam không đáng sợ. Mig của Việt Nam có thể gây ra vài tổn thất nhỏ, không đáng kể so với lực lượng B52 hùng mạnh của Hoa Kỳ. Anh ta cũng nghĩ như vậy. Nhưng dù sao cũng chúc mừng Việt Nam.
Nhưng những tin từ Hà Nội không phải chỉ toàn những tin vui. Những Yên Viên, Nội Bài, Gia Lâm… bị tàn phá. Rồi Bệnh viện Bạch Mai, rồi phố Khâm thiên… Bệnh viện Bạch Mai, nơi tôi và thằng em Dũng Nhân thường chở túi cóc tía cóc vàng bắt được trong vườn của báo Nhân Dân đến bán, nơi tôi chở con em Hoa Lê đến cấp cứu vì một căn bệnh lạ toàn thân da nổi rộp… Phố Khâm Thiên có nhà của Tuyết Vân, bạn học lớp 8B ở trường cấp III Lý Thường Kiệt sơ tán ở Tốt Động, mà tôi nhớ hoài một lần cùng các bạn ngồi chen chúc bên nhau trên rơ-mooc xe tải nhẹ trốn trường về Hà Nội; có nhà của Hà Liên hay mặc chiếc áo trắng hoa xanh có cái cổ có những vết thâm, bị bạn trêu là để bàn là quá nóng, học cùng lớp 10E trường cấp III Trần Phú, Cầu Diễn. Bệnh viện đó, phố đó bây giờ ra sao, những người bạn đó đang ở nơi nào? Rồi đến một hôm, cũng trên tờ Esti Hirlap, tôi đọc được một tin liên quan rất gần đến chính mình: bom Mỹ rơi ngay sau khu Đại sứ quán Cu Ba. Nhà tôi ở ngõ Lý Thường Kiệt. Ngõ Lý Thường Kiệt chạy ngang hông Đại sứ quán Cu Ba. Số 9 Ngõ Lý Thường Kiệt là khu tập thể của Báo Nhân Dân, một tòa nhà hai tầng, 8 phòng, một dãy nhà phụ hai tầng, tầng trên là căn hộ ba phòng, tầng dưới có hai phòng ở, nhà bếp, nhà tắm và nhà vệ sinh. Gia đình tôi ở căn hộ ba phòng nhà phụ đó, có lúc ở cùng gia đình cô Bích Hà vợ chú Phan Thao, có Bích Diệp, Hoài Nam, Phương Liên, có lúc một phòng nhỏ dành cho cô Khúc đánh máy báo Nhân Dân. Dưới cái phòng nhỏ này là nhà bà Lãm. Dưới cái phòng nhỏ còn lại là gia đình cô Thúy, vợ chú Tân Phương, có Hạnh (Phúc), Hoàn và Phương. Đứng từ căn hộ thấp bé của chúng tôi nhìn lên bên trái là nhà cô Hà Hoa, có chị Nghĩa, Minh Chính; nhìn lên bên phải là một trong hai phòng của gia đình bác Tạ Quang Đạm, có chị Điền; nhìn xuống bên trái là gia đình bác Oánh, có Hùng, Yến,Thắng, Sơn; nhìn xuống bên phải là một phòng trước đây cô Bình Định và Trần Dũng, Trần Tuấn, Trần Minh, Thanh Bình và bé Kiên từng ở, từ hồi chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ được dành để xây hầm trú ẩn cho cả khu nhà. Nếu bom Mỹ rơi đúng vào cái cầu thang nhỏ hình chữ Y dẫn từ căn hộ của nhà tôi xuống sân thì sự thể sẽ ra sao ? Bom rơi vào ban đêm, mọi người đều ở nhà cả. Trong những hộ, những người tôi mới kể tên, sẽ có những ai còn, ai mất ? Rồi ba mẹ tôi, các em tôi, các bạn thời niên thiếu của tôi ? Ôi, cầu cho bom đừng rơi trúng đây, đừng rơi trúng đâu cả. Cầu cho không có thêm những tòa nhà đổ như trong bệnh viện Bạch Mai, những căn hộ đau thương tang tóc như ở phố Khâm Thiên. Cầu cho Hà Nội-Thăng Long phóng bay lên như rồng lửa đất trời, thiêu rụi một lần bất kể trăm ngàn vạn pháo đài bay, con ma, thần sấm. Đọc tin này, tôi đã âm thầm chuẩn bị cho mình phải nhận những tin khủng khiếp và đau thương nhất. Sau khu Đại sứ quán Cu Ba, có gì bảo đảm không phải là nhà số 9 Ngõ Lý Thường Kiệt?
Những ngày này, ở tòa ký túc xá 11 tầng trên đường Budaorsi, bạn bè ai cũng một lần hỏi thăm tôi về ngõ Lý Thường Kiệt xa xôi.
Rồi đến ngày cuối năm, chúng tôi đón mừng năm mới 1973 thật vui. Mười hai ngày đêm cuối tháng mười hai năm một chín bảy hai, tám mươi mốt máy bay Mỹ, trong đó có ba mươi bốn B52 bị bắn rơi, có món quà Xuân nào thắm nồng hơn thế. Việt Nam sau mười tám năm lại có thêm “Điện Biên phủ trên không”. Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình sắp được ký kết. Mỹ sẽ cút, ngụy sẽ nhào, “Bắc Nam xum họp, Xuân nào vui hơn”. Lúc đó, có lẽ không ai biết được rằng hai năm sau, ước mơ của Bác Hồ, của toàn dân trở thành hiện thực.
Đầu năm 1973, lá thư đầu tiên tôi nhận được từ Việt Nam là thư của cô bạn gái nhà ở Câu lạc bộ Thống Nhất, ngay cạnh báo Nhân Dân. Trong thư em cho biết bom Mỹ rơi trên vườn sau của Bộ Giao thông – Vận tải. Căn hộ ba phòng trên dãy nhà phụ của gia đình tôi có mấy cái cửa sổ nhìn sang bên ấy. Bom làm bay sạch bách, nền nhà trở thành sân thượng. Lúc bom rơi, mọi người có mặt ở nhà đêm hôm đó đều ở dưới hầm trú ẩn, cái hầm xây trong phòng đó. Mọi người đều bình an vô sự.
Hè năm 73, tôi về phép, có đến đứng thêm một lần trên cái nền nhà-sân thượng ấy. Không hiểu vì sao tôi không gặp được ai trong những người quen cũ… Căn hộ số 9 ngõ lý Thường Kiệt của tôi mãi mãi đi vào kỷ niệm.
Gửi lúc: 01/12/2010, 4:39 AM
Chủ đề: sáng 1/12
Gửi các bạn một bài mới viết. Lát nữa mình lên đường đi Sài Gòn khám bệnh.
Khi về sẽ viết một bài nữa (bài chỉ có thể viết trong tháng 12) gửi TTST BND.
Chào nhé!
Thân mến,
Huỳnh Dũng Nhi
Cầu Xích (Szechenyi lánchíd) bắc qua sông Danube giữa Buda và Pest (giữa Đông và Tây của của Budapest, thủ đô nước Hungary) |
Tin tức từ Việt Nam đến không nhiều, không “thời sự”. Báo chí Việt Nam hầu như không có. Rất khó bắt Đài tiếng nói Việt Nam. Chúng tôi đọc tin Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker II, tiến công Hà Nội, Hải Phòng bằng “át chủ bài” B52 trên tờ Esti Hirlap, một tờ báo hàng ngày buổi tối. Mặc dù đã biết điều này sẽ xảy ra, trong chúng tôi vẫn bừng bừng một sự căm giận, một nỗi lo âu. Chưa biết trận chiến cuối cùng này sẽ kéo dài bao nhiêu lâu, nhưng chắc chắn sẽ rất khốc liệt. Đất nước mình, Thủ đô Hà Nội của mình, nhân dân mình, cha mẹ anh chị em mình sẽ phải chịu thêm nhiều hoang tàn, đổ nát, gian khổ, mất mát, hy sinh. Bộ đội mình kéo pháo bằng tay, tải đạn bằng xe thồ, đào công sự bằng xẻng, không xe tăng, máy bay vẫn làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, buộc Pháp phải gục đầu ký Hiệp định Genève - chắc chắn sẽ lập chiến công oanh liệt trong trận đọ sức với những pháo đài bay cực kỳ hiện đại, những con ma, con quỷ “cánh cụp cánh xòe” bằng những tên lửa Sam nối tầng, bằng những con én bạc Mig 17, Mig 21, bằng lưới lửa phòng không đủ các tầng cao trung thấp để kết thúc thắng lợi Hội nghị Paris chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình. Nhưng chiến tranh còn kéo dài bao lâu nữa ? Còn bao mất mát, hy sinh nữa ? Còn phải đổ vào cuộc chiến nay bao nhiêu sức người, sức của nữa ? Trong đám bạn, có mấy đứa bàn với nhau làm đơn xin Sứ quán cho về nước đi bộ đội. Tôi cũng là một trong những đứa ấy. Hãy tạm xa những trang sách của Moricz Zigmond, những vần thơ của Petofi Sandor, về Việt Nam đi theo con đường của những nhà văn, nhà thơ chiến sĩ như Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân, hãy tạm xa những chuyến chu du trên dòng Duna, về góp lửa trên sông Hồng, sông Hương, sông Hậu. Đó là những suy nghĩ từ tận đáy lòng trong ngày 19-12, ngày kỷ niệm Toàn quốc kháng chiến năm đó. Không chỉ nghĩ và bàn với nhau, chúng tôi còn lên tận Đại sứ quán trình bày nguyện vọng. Các chú, các anh ở Đại sứ quán hoan nghênh và khuyên bảo chúng tôi bằng những lời khuyên kinh điển: “Học tập tốt, rèn luyện tốt cũng là góp phần chống Mỹ”.
Những ngày sau, ngày nào cũng nhận được tin vui chiến thắng. Ngày một, ngày ba, ngày nhiều pháo đài bay bị bắn hạ, hàng đàn ma quỷ tan xác pháo. Rồi tin anh Phạm Tuân trở thành phi công đầu tiên trên thế giới với chiếc Mig 21 nhỏ bé của mình bắn rụng B52, như Hậu Nghệ với cung tên bắn rụng mặt trời. Đám sinh viên Việt Nam bỗng trở thành những đại diện của những người chiến thắng. Đi đâu, ở đâu cũng nhận được những lời chúc mừng chân thành, nồng nhiệt của bạn bè Á, Âu, Phi, Mỹ. Một buổi tối, trong một házi buli trong phòng tôi ở cùng hai bạn người Hung, lần đầu tiên tôi phải nhảy tưng tưng theo điệu Disco cùng một cô gái Hung tóc vàng, vì “ngày hôm nay mày đừng nói là không biết nhảy, không thể nhảy”. Trong căn phòng nhỏ bé ba giường nghẹt mùi khói thuốc và mùi rượu táo, rộn rã những câu chuyện về máy bay, tên lửa Liên Xô và trái tim, khối óc của những con người Việt Nam yêu nước quả cảm. Sau một trận bóng bàn, anh bạn Cu Ba da đen suýt gây lộn với anh bạn người Phi, không phải vì thua mà vì anh kia mơ hồ nhắc đến hiệu quả tuyên truyền theo kiểu Gobbels khi nói đến hàng chục B52 bị hạ. “Đối với Việt Nam, chiến thắng không thể là điều không có thể”- anh Cu Ba tuyên bố hùng hồn. Một buổi trưa trên cầu thang của trường đại học, anh bạn 150 kg người Argentina niềm nở chúc mừng chiến công ngày hôm qua Việt Nam bắn rơi 8 B52 của Mỹ, và thật thà nói thêm : “Nhưng tao vẫn nghĩ B52 không phải là những cục đất sét biết bay”. Anh ta còn nói, trước khi quyết định mở cuộc tiến công tổng lực bằng không quân, chính phủ Hoa Kỳ đã tham khảo ý kiến các bộ, ban, ngành về nhiều vấn đề có liên quan, trong đó có câu hỏi “Phòng không Bắc Việt có khả năng bắn hạ B52 không?” Đa số ý kiến cho là không. Tên lửa Sam của Việt Nam không đáng sợ. Mig của Việt Nam có thể gây ra vài tổn thất nhỏ, không đáng kể so với lực lượng B52 hùng mạnh của Hoa Kỳ. Anh ta cũng nghĩ như vậy. Nhưng dù sao cũng chúc mừng Việt Nam.
Ngày Khâm Thiên bị B52 rải thảm, người dân "Khắc cốt ghi xương mối thù giặc Mỹ xâm lược!" - từ bộ ảnh Chiến tranh VN (nguồn Flickr) |
Những ngày này, ở tòa ký túc xá 11 tầng trên đường Budaorsi, bạn bè ai cũng một lần hỏi thăm tôi về ngõ Lý Thường Kiệt xa xôi.
Rồi đến ngày cuối năm, chúng tôi đón mừng năm mới 1973 thật vui. Mười hai ngày đêm cuối tháng mười hai năm một chín bảy hai, tám mươi mốt máy bay Mỹ, trong đó có ba mươi bốn B52 bị bắn rơi, có món quà Xuân nào thắm nồng hơn thế. Việt Nam sau mười tám năm lại có thêm “Điện Biên phủ trên không”. Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình sắp được ký kết. Mỹ sẽ cút, ngụy sẽ nhào, “Bắc Nam xum họp, Xuân nào vui hơn”. Lúc đó, có lẽ không ai biết được rằng hai năm sau, ước mơ của Bác Hồ, của toàn dân trở thành hiện thực.
Đầu năm 1973, lá thư đầu tiên tôi nhận được từ Việt Nam là thư của cô bạn gái nhà ở Câu lạc bộ Thống Nhất, ngay cạnh báo Nhân Dân. Trong thư em cho biết bom Mỹ rơi trên vườn sau của Bộ Giao thông – Vận tải. Căn hộ ba phòng trên dãy nhà phụ của gia đình tôi có mấy cái cửa sổ nhìn sang bên ấy. Bom làm bay sạch bách, nền nhà trở thành sân thượng. Lúc bom rơi, mọi người có mặt ở nhà đêm hôm đó đều ở dưới hầm trú ẩn, cái hầm xây trong phòng đó. Mọi người đều bình an vô sự.
Hè năm 73, tôi về phép, có đến đứng thêm một lần trên cái nền nhà-sân thượng ấy. Không hiểu vì sao tôi không gặp được ai trong những người quen cũ… Căn hộ số 9 ngõ lý Thường Kiệt của tôi mãi mãi đi vào kỷ niệm.
Vũng Tàu, 12-2010
HUỲNH DŨNG
HUỲNH DŨNG
Đài Tưởng niệm bằng xác máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội (nguồn: wikipedia)
Theo Wikipedia: Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội, đêm 26 tháng 12 năm 1972, đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi, trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương; 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Sau trận bom, ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố sâu, bảy người trong nhà không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một người mẹ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến gần ngày kỉ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những thường dân đã chết vì bom Mỹ.
Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bị chôn vùi trong đó. Ở sân bệnh viện Bạch Mai vẫn còn tấm bia mang chữ "Căm thù" để ghi nhớ về thời bom đạn này.
Chiến dịch hủy diệt miền Bắc Việt Nam của không quân Mỹ diễn ra liên tục ban ngày, với trọng tâm là các cuộc ném bom bằng vũ khí chiến lược máy bay B52 vào ban đêm, là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra 12 ngày đêm từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972, đã tàn sát 2200 dân thường, trong đó số dân thiệt mạng tại Hà Nội được thống kê là 1318 người. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dẫn đến việc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris có nội dung về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị đình trệ và chiến dịch hủy diệt miền Bắc bằng B52 (Linebacker II) được Nixon ra lệnh tiến hành, với mục tiêu bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuống thang khi đàm phán ký Hiêp định Paris.
Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bị chôn vùi trong đó. Ở sân bệnh viện Bạch Mai vẫn còn tấm bia mang chữ "Căm thù" để ghi nhớ về thời bom đạn này.
Chiến dịch hủy diệt miền Bắc Việt Nam của không quân Mỹ diễn ra liên tục ban ngày, với trọng tâm là các cuộc ném bom bằng vũ khí chiến lược máy bay B52 vào ban đêm, là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra 12 ngày đêm từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972, đã tàn sát 2200 dân thường, trong đó số dân thiệt mạng tại Hà Nội được thống kê là 1318 người. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dẫn đến việc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris có nội dung về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị đình trệ và chiến dịch hủy diệt miền Bắc bằng B52 (Linebacker II) được Nixon ra lệnh tiến hành, với mục tiêu bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xuống thang khi đàm phán ký Hiêp định Paris.
Được biết anh Huỳnh Dũng Nhi vừa bị xuất huyết dạ dày tuần trước, nay phải đi về Sài Gòn khám và điều trị. Vậy mà anh vẫn gắng sức đóng góp bài viết cho blog Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân. lại còn hẹn sẽ viết tiếp...
Trả lờiXóaĐọc bài của anh thật thú vị, cuốn hút ta như đang sống lại quãng thời gian bi hùng Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972, thậm chí làm ta quên rằng sức khỏe của anh Nhi đang rất tồi tệ, khiến một ông U60 mà trông còm nhom như... 80 (có lần anh tâm sự như vậy).
Anh Nhi thật hết lòng vì bạn bè!
Chúc anh hãy yên tâm nghỉ ngơi, dưỡng bệnh!
Mong sức khỏe anh mau chóng được hồi phục!