31/5/09

Điều chỉnh tiêu đề blog

(Mời xem tin mới nhất ở dưới cùng của bài)
---------------------
Từ: vn.hanoi
Ngày: 25/5/2009

Hiện nay, các bạn đã đóng góp khá đa dạng về tiêu đề blog, nhưng đều thống nhất ở một điểm, là tiêu đề cần gợi được kỷ niệm ấm cúng, gian khổ thời sơ tán.

Chúng tôi tạm liệt kê các ý kiến như sau:
- "Trại sơ tán": 5 (Như Tuấn, Thanh Hà, Tường Hạnh, Ngọc Thụy, Hiếu Dân);
- "Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân": 2 (Huy Giao, Minh Quang);
- "Trại sơ tán Báo Nhân Dân": 2 (Hồ Nguyên, Lưu Bình);
- "Trại trẻ Báo Nhân Dân": 2 (Ánh Nguyệt, Hải Đường);
- "Tổ Ấm": 1 (Hương Chi);
- "Thời Sơ Tán": 1 (Hà Dũng);
- Bằng chữ viết tắt (như TTST BND,...): đặc biệt, có đến 3 ý kiến sẵn lòng đồng tình dùng tiêu đề blog bằng chữ viết tắt cho đơn giản, miễn sao giữ nguyên được nội dung blog (Kiều Thành, Minh Quang, Hiếu Dân).

Việc điều chỉnh tiêu đề blog cần cân nhắc kỹ cho phù hợp, nên chúng tôi sẽ kéo dài thêm thời gian tham khảo ý kiến các thành viên đến cuối tháng (29/5/2009).

Rất mong nhận được thêm đóng góp, trao đổi từ các thành viên!
Thân ái,
TTST BND

------------------------
Từ: vn.hanoi
Ngày: 29/5/2009

Các bạn thân mến,

Thật khó để đưa ra một thay đổi nào đó đối với tiêu đề blog, trên cơ sở 13 ý kiến trên của những người đã có nhiệt tình đóng góp. Chắc chắn là các ý kiến này đều quan trọng ngang nhau (còn với những thành viên khác chưa có ý kiến, dĩ nhiên sẽ được hiểu là đã đồng ý!:-)

Để không mất đi một chữ nào trong các kỷ niệm mà mọi người muốn lưu giữ: "trại trẻ", "sơ tán" và "Báo Nhân Dân", thì chỉ có cách giữ nguyên tiêu đề cũ của blog. Nhưng sẽ có một chút điều chỉnh, đó là chúng tôi bổ sung cụm chữ viết tắt "ttst bnd" vào tiêu đề blog, còn cụm từ "Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân" sẽ được viết nhỏ hơn, xuống dòng dưới.
Hình ảnh mới, khá đơn giản và thanh lịch:


Dưới đây là hình Tiêu đề cũ để so sánh:


Còn hình đầu trang chuyên ảnh mới và cũ như thế này:



Tất cả các nội dung khác trên blog không thay đổi gì cả, ví dụ như chân trang blog chính vẫn giữ nguyên như sau:

Chân trang chuyên ảnh cũng không đổi:

Xin cám ơn các bạn đã nhiệt tình đóng góp. Rất mong nhận được thêm ý kiến nữa để Ban BT cải tiến blog Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân về mọi mặt!

----------------
Từ: Quốc Hùng
Ngày: 30/5/2009

Đọc các ý kiến của các bạn, tôi thích những ý kiến của TS Giao, Hải Đường và Ánh Nguyệt.

Vì sinh ra ngay sau hòa bình nên bạn tôi rất nhiều người tên Hòa Bình. Tôi nhớ có bạn được phụ huynh đặt cho cái tên thật là ấn tượng: Nguyễn Thị Kính Yêu Hòa Bình. Sổ điểm phải để 2 dòng để ghi tên bạn ấy. Tất nhiên là cũng có nhiều cái bất tiện, nhất là thời nay nên ngắn gọn và chúng ta cũng đã U50, U60 không à ơi đc nhiều.

Trại trẻ - như ta đã thường gọi tắt.
Báo Nhân Dân - thương hiệu, niềm tự hào và gốc của chúng ta..
Theo tôi: Trại trẻ Báo Nhân Dân hoặc tắt hơn mà vẫn dễ luận ra: Trại trẻ Báo ND.

Vũ Quốc Hùng

----------------
Từ: hieu_dan
Ngày: 31/5/2009

Mình nghĩ cách đưa từ "Tổ ấm" mà Hương Chi đã đề xuất vào nội dung mô tả blog, nay sửa như thế này:


(Như trên, các từ quan trọng đều đã được viết dạng chữ in hoa cho nổi hơn).
Mong mọi người cho ý kiến thêm!

Hiếu Dân
-------------

25/5/09

Nghĩ về việc chọn tiêu đề blog

(Thông tin này sẽ liên tục cập nhật, xin mời xem ý kiến mới nhất ở cuối bài)
-----------
Từ: vn.hanoi

Các bạn thân mến,

Nghĩ về sự thuận tiện, đơn giản và hợp lý hơn khi mở để xem trang blog này, có lẽ tuy cái tên "Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân" gợi nhớ trực tiếp đến kỷ niệm thời thơ ấu của chúng ta, song nó có vẻ rườm rà và làm người khác có thể nghĩ rằng blog này "hơi" có vấn đề về tính bảo thủ, hay tệ hơn nữa, đã già cả rồi còn thích trại trẻ.:-)

Kỷ niệm và niềm tự hào của các thành viên TTST BND chẳng vì thế mà thay đổi. Nhưng một cái tên blog ngắn gọn hơn mà toàn bộ nội dung diễn đàn vẫn giữ nguyên như cũ có vẻ là một ý hay.

Ban BT blog đề xuất thay vì tên hiện nay, hãy chọn một trong 2 tiêu đề trên đỉnh của trang blog như thế này:
1. "Trại sơ tán"
hoặc, đơn giản hơn, dùng toàn chữ viết tắt như dưới đây:
2. "TTST BND"

Các bạn thấy nên như thế nào?
Rất mong nhận được ý kiến của mọi người. Chúng tôi sẽ thực hiện theo tập hợp đông nhất đề xuất của các thành viên và có thể sẽ điều chỉnh tiêu đề của blog kể từ ngày 25/5/2009.

Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn! (khẩn trương nhé!)

Từ: TTST BND
http://traisotan.blogspot.com
http://ttstbnd.blogspot.com

-----------
Từ: Vu Nhu Tuan

Y kien cua toi:
Phuong an 1: Trại sơ tán

-----------
Từ: Pham Huy Giao

Ban BT Blog than men,

Tôi chợt nghĩ đến những điều này trước khi trả lời email của BBT:

- Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay là tên tiếng Việt, nó có tên tiếng Anh là [Vietnam National University-Hanoi]: Rõ ràng hai cái tên này không khớp nhau, và vì thế hiện nay người ta dùng cả hai tên DHQG Vietnam-gach ngang-Hanoi va DHQG Hanoi cho một trường. Cũng chính vì sự thay đổi tên này, mà trường Đại Học Ngoại Ngữ (Thanh Xuân) ngày xưa tranh thủ cơ hội đổi tên là Đại Học Hanoi. Ở một khía cạnh nào đó chúng ta đánh mất một cái tên rất đẹp ngày xưa do la Dai Hoc Tong Hop Hanoi (Hanoi Unversity), cai noi cua nen tri thuc Vietnam hien dai, du rang dai hoc nay van ton tai o Thanh Xuan voi hai dang DHKHTN va DHKHXH. Đối với một quốc gia tên của trường đại học chính rất quan trọng, nó là một thương hiệu cần được bảo vệ vì đây là linh hồn của dân tộc. Vi du nhu Tokyo University, Seoul University v.v.... Chung ta thay doi ten truong vi nhung ly do hành chính nội bộ, vi nhung cam nhan chu quan, va day la điều đáng tiếc. Moi mot lan toi den tham DHQGVN va phải dịch tên cua no cho cac dong nghiep nuoc ngoai họ đều ngạc nhiên va băn khoăn vi sao ten tieng Anh va ten tieng Viet cua truong DH lớn nhất Vietnam lai lủng củng nhu vay. Dieu toi muon noi o day la thuong hieu (brandname) rat quan trong va mang tinh lich su.

- Có một lần tôi đến tăm thày giáo cũ dạy toán hồi cấp ba và ngỏ ý định muốn ủng hộ trường một chút gì đó cho các em học sinh sau này. Thầy tôi gạt phăng đi: "cậu ủng hộ làm gì, trường ấy đâu còn là trường cũ nữa". Vâng, cái trường ấy ngày xưa có lúc tên là Anbe Xaro, đổi thành Hoàn Kiếm buổi sáng và Phổ Thông Công nghiệp buổi chiều, nghe nói sau này nó là trường Trần Phú, còn bây giờ thì tôi cũng không rõ. Moi lan di cong tac, ngang qua do, toi cung chi cho cac ban dong nghiep nuoc ngoai mot cach tu hao (this was my high school), ho khen dep va hoi ten la gi, toi danh lo di. O cac nuoc phat trien, truong dai hoc hay trung hoc, tieu hoc ton tai duoc phai dua vao mot nguon von goi la "Endowment fund", tuc la quy do cac cuu hoc sinh dong gop,
quy nay dac biet quan trong, hay tuong tuong Bill Gates khi ung ho lai truong thi su ung ho ay nhhu the nao. Viet dieu nay toi muon noi rang doi voi mot truong hoc thuong hieu cung dac biet quan trong.

Quay trở lại với đề xuất của BBT-TTSTBND: cách hỏi ý kiến các thành viên như thế là dân chủ và tốt. Tuy nhiên đề xuất chọn một trong hai tên "Trại Sơ Tán" hay "TTSTBND" là một đề xuất dạng kín (chỉ được chọn một trong hai), nó gây khó khăn là có những người sẽ không thực sự đồng ý với cả hai tên đó. Cá nhân, tôi thấy cái tên "Trại Trẻ Sơ Tán Báo Nhân Dân" rất hay, nên giữ.

Một vài trao đổi nhỏ như vậy,

P. H. Giao

----------
Từ: Kieu Thanh

Ý kiến về việc đổi tiêu đề blog Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân:

Để đơn giản và đúng - đủ ý nghĩa cũ là Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân;
Cũng như không phải thay đổi gì nhiều và khác biệt, ta chọn phương án đơn giản và tiện lợi;

Đó là "TTST BND" tôn trọng quá khứ, phù hợp với tương lai,...

K. Thành

---------
Từ: Thanh Ha

Em không băn khoăn về cái tên của blog bao giờ. Nhưng nếu các anh thấy nên đổi, có lẽ tên " Trại sơ tán" hay hơn. Tên kia toàn chữ cái, nhìn bí hiểm mịt mờ quá ạ!

----------
Từ: Anh Nguyet

Chào mọi người.

Theo em :

1. Nếu là "Trại sơ tán" nghe hơi gồ ghề quá.

2. Nếu là "TTST BND" thì lại mơ hồ quá.

3. Nên theo ý chủ quan của em, mình dùng cách "ở giữa" là "Trại trẻ Báo ND", vì từ nhỏ em đã nghe mẹ gọi tên như vậy, nghe rất thân thương và gần gũi.

Mạo muội có vài ý kiến, thông cảm.

-----------
Từ: Hồ Nguyên

Theo ý tôi vân giữ nguyên tên ban đầu là "Trai trẻ sơ tán Báo Nhân dân", vì điều đó chính anh em mình với nhau thường nói vậy. Còn nếu ngại ai bên ngoài đó hiểu sai thì có thể ghi lai thành "Trại Sơ Tán Báo Nhân Dân" hay "Kỷ niệm về TTSTBND", "Hồi ức về TTSTBND" hoặc đại loại như vậy.

Còn nếu là "TTST BND": Viết tắt dân ta hay đoán chữ sai linh tinh lắm, như là "Tình ta sẽ thôi bỏ nhau đi", Trung tâm sinh tử Bộ Nhà Đề"...

Luôn mong blog ta ngày càng phát triển nhiều bài viết hơn, có được nhiều ban đọc hơn.

Thân ái,
Nguyễn Hồ Nguyên

-----------
Từ: Luu Binh

Tôi thấy không nên thay đổi gì cả vì cái tên "Trại Sơ Tán Báo Nhân Dân" thế là tốt rồi.

Luu Phuong Binh

----------
Từ: Tường Hạnh

Chào các bác !

Theo ý kiến của riêng em, nên đổi tên thành "Trại sơ tán", tên này bao hàm nhiều ý nghĩa, có vẻ thích hợp với nhiều người và nhiều hoàn cảnh.

Rất cám ơn sự nhiệt tình của các bác!
Hẹn gặp lại các bác.

----------
Từ: Minh Quang

Theo y kien cua Q :

1/ Vẫn giữ nguyên "Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân" vì đó là kỷ niệm chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu & nhớ thời đã qua, chứ ko phải chúng ta già rồi mà thích "trai tre" như ai nghĩ...
2/ Co thể viết tắt cũng được: TTST BND, vậy thôi, nên đơn giản, chớ bày vẽ làm gì.

Thân,
Nguyễn Minh Quang.

----------
Từ: Le, Chi H

Ôi bạn ơi, tôi ghét viết tắt lắm. Đọc mấy chữ viết tắt nghĩ mãi chả ra, nghĩ xong chả còn thấy hay gì cả. Tôi thích giữ lại chữ “Báo Nhân Dân”. Đấy mới là cái nôi kỷ niệm của chúng ta. “Trại sơ tán” thì hầu hết các cơ quan thời ấy đều có. Mình nghĩ ra cái gì vẫn có Báo Nhân Dân và vẫn có lũ trẻ đi. Sợ gì ai cười. Tôi già rồi mà tôi vẫn thích là trẻ con đấy, thì có sao J

Tôi nghĩ suốt từ hôm qua đến giờ và thử đề xuất cái tên “Tổ Ấm” xem có được không nhé. Nghĩ mãi chưa biết nhét những từ mình thích “Báo Nhân Dân” hay “Trẻ” vào chỗ nào.

Mọi người đừng cười nhé.

Le Huong Chi

-----------
Từ: Thuy Huynh

Rất nhất trí đấy a, ngắn gọn thế cho nhanh, mọi lần thường chỉ cần đánh chữ "trại trẻ" là đã thấy nhưng lắm hôm đánh máy không dấu, thì tình cờ toàn các tin về "trai trẻ" lại xổ ra một loạt, ngại ghê, hi hi. người khác bước vào hoặc xem lại tưởng mình có vấn đề hơi bị phiền nên rút kinh nghiệm chỉ đánh "trại sơ tán" hoặc chữ gì tránh được chữ "trại" thì cũng là ý hay đấy các bác nhỉ. chào các bác.

Huỳnh Ngọc Thụy

-------------
Từ: hieu_dan

Trên đường đi công tác, vài lần mình vào Cafe Internet để xem blog. Cảm giác cũng hơi kỳ khi người xung quanh nhòm thấy mình đang say mê nghiền ngẫm cái trang "Trại trẻ..." (tiêu đề blog to tướng, nên người ta chỉ liếc qua là thấy).

Từ đấy, mình cũng nghĩ rằng nên đổi tên blog đi, ngắn gọn đơn giản, thậm chí có thể đổi tiêu đề blog thành "TTST" hay "TT" cũng được, miễn là nội dung trong đó vẫn là của chúng ta, những thành viên TTST BND thủa nào.

Tuy nhiên, đổi tên sẽ làm giảm kết quả tìm kiếm trên Google, Yahoo..., nhưng mình tin nếu search với từ khóa "Trại trẻ", "Trại sơ tán" hoặc "Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân" thì trang blog của mình dù đổi tên rồi có lẽ vẫn nằm trong tốp đầu của trang kết quả tìm kiếm.

Vậy mình nghĩ nên đổi thành:
+ Ưu tiên một: "Trại sơ tán" (một tên cũng rất ý nghĩa, gắn với kỷ niệm của dân Việt từ thời chiến);
+ Ưu tiên 2: "TTST" (chỉ 4 chữ thôi, nhưng chúng ta hiểu nó viết tắt cụm từ gì - cũng sẽ dễ tìm kiếm trên internet, miễn là nội dung trong blog vẫn là của các cựu thành viên Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân).

Thân,
Hiếu Dân

-----------
Từ: Ha Zung

Than gui cac ban cung da song trong nha tre so tan Bao Nhan Dan.

Toi la Ha Zung (Ha Huy Dung - con trai Ong Ngo Thi). Hien nay cong ty chung toi dang lam ve cac cau kien xay dung cho cac nha noi.

Ve ten goi cua Blog theo y kien rieng cua ban than toi: NGAY SO TAN hoac THOI SO TAN.

Kinh chuc anh chi em vui khoe,

Ha Zung
Ukraina, Kiev

--------------
Từ: Hải Đường

"Trại trẻ sơ tán Báo Nhân Dân" đã đi vào tiềm thức của tất cả mọi người đã từng chung sống với nhau ở Trại trẻ. Nếu đổi thành "Trại sơ tán" thì sẽ trùng với rất nhiều trại sơ tán khác, còn "Trại sơ tán Báo ND" thì lại không gợi nhớ bằng thêm chữ "trẻ", còn đổi bất kỳ tên nào khác thì đều không để lại dấu ấn của "bọn trẻ" báo Nhân Dân thời ấy.

Vì vậy, tôi đề nghị giữ tên "Trại trẻ Báo Nhân Dân' vì nghe nó thật gần gũi và chỉ riêng cái tên cũng đã gợi nhớ những kỷ niệm thật ngọt ngào.

---------------

22/5/09

Pin sạc của máy ảnh số (2)


Hữu Chân định chộp ai đây? - Từ 23-9
(cách dùng hợp lý và gìn giữ để kéo dài vòng đời của pin - tiếp theo)
Khi đang cầm máy:

- Tuy sử dụng màn hình LCD để ngắm khuôn hình trước là cách dễ dàng hơn khi chụp, nhưng thật ra, nó lại làm hao khá nhiều pin (gấp đến hai lần). Vì vậy nếu máy có cửa ngắm trực tiếp, nên sử dụng nó để ngắm chụp và màn hình LCD được tắt đi, nhất là khi đang lo pin sắp cạn.
- Thích được xem ngay những kiểu phim vừa mới ghi, nhưng như thế rất ngốn pin, nhất là khi xem lại đoạn quay video. Cách tốt nhất là để xem lại chúng sau này, trước mắt hãy tiết kiệm năng lượng cho những giây phút cần bấm máy đang chờ bạn.

- Tắt, mở máy hay dùng zoom để phóng to, thu nhỏ làm mất rất nhiều năng lượng pin. Hãy cài đặt để máy ở chế độ chờ (sau vài giây không dùng đến máy sẽ ngủ, tối màn hình lại) để tiết kiệm. Cố gắng giữ nguyên mọi hiệu chỉnh chế độ trên máy khi không cần thiết thay đổi. Theo kinh nghiệm, trong một buổi chụp, để máy ở chế độ chờ để khi cần có thể sẵn sàng bấm máy ngay sẽ tốt hơn là tắt, bật máy nhiều lần.

- Đặt độ sáng màn hình cao và âm thanh lớn cũng làm tốn điện. Hãy đặt chế độ giảm độ sáng màn hình, độ to của âm thanh (như tiếng bíp, tiếng báo bấm chụp…) đến mức thấp nhất có thể, sẽ tăng được khá nhiều thời gian dùng pin. Tuy nhiên, màn hình giảm sáng quá có thể khó xem, nhất là dưới nắng lóa, phải che tay, mũ hoặc ghé vào bóng râm.

- Với vùng lạnh, khi ở ngoài trời nên giữ ấm cho máy ảnh bằng cách để sát vào người, trong áo khoác nếu chưa chụp, vì nhiệt độ quá thấp cũng làm pin nhanh bị hết.

Một số hiểu biết kỹ hơn chút nữa về các loại pin để có cách ứng xử (nhà sản xuất ghi rõ máy của bạn dùng pin loại gì trong sách hướng dẫn sử dụng), như sau:

- Pin Ni-Cd (Nikel Cadimi): điện áp 1,2V, có nội trở nhỏ, dung lượng không cao nhưng bền và rẻ, có thể sạc lại nhiều lần (khoảng 1500 lần).
Đặc điểm của pin Ni-Cd là tồn tại hiệu ứng nhớ (memory effect), nếu bạn sạc khi dung lượng pin vẫn chưa hết thì nó sẽ tự ghi nhớ dung lượng này. Sau khi sạc đầy và sử dụng thì cứ đến mức này pin sẽ tự báo hết (dù thực tế là chưa). Vì vậy, người ta còn gọi nó là pin ngu và cần xả hết trước mỗi lần sạc. Pin Ni-Cd thường giảm điện áp đột ngột ở cuối chu kì xả, dẫn đến hiện tượng máy ảnh bị tắt bất ngờ. Loại pin này cũng rất độc hại và gây ô nhiễm môi trường nên gần đây ít được sản xuất.

- Pin Ni-MH (Nickel Metal Hidride): cũng có điện áp 1,2V, nhưng hiệu ứng nhớ thấp hơn loại Ni-Cd nên có thể sạc lại vào bất kì lúc nào. Pin Ni-MH có tuổi thọ thấp, thông thường chỉ khoảng 500-600 lần sạc, lúc đó pin chỉ giữ được dung lượng bằng một nửa so với ban đầu. Pin Ni-MH được chế tạo có dung lượng cao và dòng điện ổn định, nên nó là loại phổ biến hiện nay.

- Pin Lithium-Ion (Li-Ion): là loại pin cao cấp, điện áp 3,7V, có dung lượng cao hơn và thường sử dụng trong các máy đời mới. Pin Li-Ion có một mạch điều khiển nhằm tối ưu hóa quá trình sạc và bảo vệ pin. Dùng được với khoảng 1000 lần sạc. Nhược điểm của nó là bị giảm chất lượng theo thời gian dù có sử dụng hay không. Khi mua các loại pin Li-Ion, bạn nên xem thời điểm sản xuất, đảm bảo rằng viên pin mới được xuất xưởng. Giá pin cao bởi công nghệ chế tạo phức tạp và sử dụng các vật liệu đắt tiền (tuy nhiên, với mặt bằng giá thời nay, một viên pin Li-Ion cho máy ảnh du lịch khá cao cấp của Canon cũng chỉ vài ba trăm ngàn).

- Pin Lithium-Polimer (Li-Po): là loại pin thế hệ mới nhất, cũng có điện áp 3,7V, có dung lượng cao nhất và cách sử dụng tương tự như pin Li-Ion nhưng trọng lượng nhẹ hơn, được chế tạo mỏng hơn, có thể chỉ dày 2mm, hoặc với nhiều hình dạng khác nhau.

Lưu Bình ngắm chụp bằng rất nhiều loại kính - Từ 23-9
Dung lượng pin được tính bằng mAh (miliampe giờ), trị số này ghi trên pin càng cao thì dung lượng càng lớn. Trước đây vài năm, dung lượng pin thông thường chỉ tới vài trăm mAh, nay đã có nhiều pin dung lượng hàng ngàn mAh nên sau một lần sạc có thể chụp được rất nhiều, lâu.

Nên nhớ, dù là loại pin nào, khi sạc pin với dòng điện có cường độ nhỏ, tuy lâu no nhưng khi dùng sẽ bền hơn là sạc nhanh (với cường độ dòng điện lớn hơn), vì vậy, nếu bộ sạc của bạn có hai nấc sạc nhanh và sạc bình thường thì không nên sạc nhanh trừ khi quá vội.

Với máy kỹ thuật số mà pin được sạc thông qua bộ sạc ở bên trong máy (cắm dây nguồn sạc trực tiếp vào máy), nên sạc khi máy ở trạng thái tắt (Power off) sẽ nhanh đầy hơn.

Ba lần sạc và sử dụng đầu tiên sẽ ảnh hưởng nhất đến hiệu suất và độ bền của pin. Pin Ni-Mh phải được sạc nhồi trong 3 lần đầu (mỗi lần sạc 10-12 tiếng sau khi dùng cạn pin). Với pin Ni-Cd, pin Li-Ion và Li-Po thì chỉ sạc với thời gian đủ cho đèn báo đầy sau khi dùng cạn pin trong 3 lần đầu. Từ lần thứ tư trở đi có thể sạc bất cứ lúc nào (riêng pin Ni-Cd thì luôn phải xả cạn trước khi sạc). Ngoài ra, khi đèn báo đã xạc đầy, nên rút điện ra ngay. Nếu thường xuyên để lâu quá cũng ảnh hưởng đến độ bền của pin.

15/5/09

Pin sạc của máy ảnh số

Bạn có một máy ảnh kỹ thuật số và đã từng mang đi chụp vụ việc gì đó hoặc đi xa vài ngày, hẳn đã từng bất mãn vì đang chụp bị hết pin giữa chừng, hoặc pin yếu làm đèn flash đuối, dẫn đến ảnh chụp bị thiếu sáng. Vậy thì nên quan tâm đến vấn đề tuổi thọ của pin. Sau đây sẽ bàn về loại pin có thể sạc đi sạc lại được cho máy ảnh số.

Hoài Nam và Oanh - Từ 23-9

Lưu ý mấy điều cốt yếu:

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Chọn mua pin, bộ sạc pin (tất nhiên là cả máy ảnh nữa) ở những cửa hàng có uy tín, để không mua phải hàng nhái, phải có tem bản quyền, có chế độ bảo hành hợp lý. Pin mua phải đúng loại tùy theo máy ảnh, bộ sạc phải phù hợp tiêu chuẩn pin.

- Cách dùng: Hỏi người bán hàng về cách sạc pin lần đầu và các lần sạc sau như thế nào. Nên đọc kỹ, làm theo các hướng dẫn về pin trong sách kèm theo sản phẩm.

- Cẩn thận: Mua thêm ít nhất một bộ pin nữa để dùng khi khẩn cấp (giá pin hiện nay đã trở nên khá rẻ). Trước mỗi chuyến đi chụp quan trọng cần sạc no tất cả, kể cả pin dự phòng. Nhưng với người cẩn thận, dù pin đã sạc đầy, nếu dự định chụp nhiều vẫn nên mang theo bộ sạc, phòng khi hết pin mà có chổ nào tiện thì cắm điện sạc.

Ngoài ra, việc sử dụng và bảo quản pin sao cho bền, ít tiêu hao là cực kỳ quan trọng. Dù pin chính hãng và tốt đến mấy thì sau một vài năm sử dụng cũng đến lúc sụt giảm chất lượng, khả năng chụp, độ bền sau mỗi lần sạc chỉ còn chưa bằng một nửa lúc mới, sẽ phải vứt đi để còn hơn chịu đựng sự bất tiện khi cố dùng. Vì vậy, vấn đề là cách dùng hợp lý và gìn giữ để kéo dài vòng đời của pin.

Bảo quản:

- Không được đập, va chạm mạnh hoặc đánh rơi làm pin hỏng, thậm chí có thể gây nổ. Không để pin ở nơi có nhiệt độ quá cao (nguồn nhiệt và ánh nắng), hay quá ẩm. Sau khi chụp xong tốt nhất là lấy pin ra khỏi máy, không nên để pin lâu ngày trong máy mà không chụp. Cất pin vào nơi khô ráo, mát, không bụi bặm, nếu có hộp, tủ có hút ẩm để cất pin, máy ảnh thì tuyệt. Không để pin cùng các vật có thể dẫn điện, tránh khả năng tiếp xúc gây chập cháy, nên để pin có nắp đậy bằng nhựa hoặc hộp chuyên dùng (có kèm theo từ lúc mới mua pin).

- Quan tâm lau chùi các tiếp điểm kim loại của pin đúng cách, bằng giẻ mềm khô (chớ dùng dung dịch như cồn, nước v.v… gây đoản mạch).

- Phải tắt máy ảnh trước khi tháo pin (không những để bảo vệ máy mà còn an toàn cho pin).

- Dù để lâu không dùng, bạn cũng phải sạc và xả pin theo định kỳ kiểm tra, cần sạc lại sau khoảng 3-6 tháng. Không sử dụng và không được sạc, pin cũng sẽ mất khả năng nạp no như ban đầu. Nếu không sử dụng một thời gian quá dài, khi dùng lại, bạn phải sạc như khi mua pin mới. Lưu ý dù đã sạc no và cất đi, một thời gian sau pin vẫn bị tự hao, cho nên trước mỗi chuyến đi chụp cần sạc lại (trừ khi pin của bạn là loại Ni-Cd thì sẽ nói tới sau). Tránh sạc pin nửa chừng (đèn báo chưa đầy đã rút nguồn sạc). Riêng với pin Ni-Cd cần tránh sạc pin khi sử dụng chưa hết, sẽ làm giảm tuổi thọ (pin loại Ni-Cd, tức là Nickel Cadmium, được ghi rõ trên thân pin).

- Khi đang chụp mà thấy máy báo nhắc nhở pin yếu, cần sạc hoặc thay pin khác ngay, nếu vẫn dùng tiếp cho đến khi hết nhẵn điện thì rất hại cho tuổi thọ pin.

Quốc Phong - Từ An-bom Gặp mặt TTST 23-9-07

Kỳ sau: Pin sạc của máy ảnh số (2)
* Khi đang cầm máy
* Một số hiểu biết kỹ hơn về các loại pin và cách sạc

7/5/09

Thư từ Togo

vn.hanoi: Ban Biên tập blog vẫn đều đều làm nhiệm vụ thay mặt Ban Liên lạc TTST BND gửi thông tin bằng e-mail đến các bạn, nhận tin tức từ bạn bè cũ, gửi lời chúc sinh nhật đến những thành viên có địa chỉ e-mail, v.v... và thông qua bộ đếm số lượt truy cập blog để biết có bao nhiêu người tham gia xem tin tức bạn bè trên blog, để mong cho blog ngày càng thân thuộc, có ích hơn với các bạn cũng như lớp con em của mỗi thành viên TTST BND.

Thật cảm động khi thấy trên bộ đếm số lượt xem blog có những cuộc truy cập vào từ nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, anh Lộc từ Cộng hòa Togo, một nước nhỏ nghèo, nằm ở phía Tây châu Phi, điều kiện nối mạng rất khó khăn, nhưng vẫn thường cách vài ngày lại vào blog TTST BND để giải trí, xem tin hoạt động của hội bạn cũ.

Xin cảm ơn tất cả các bạn TTST BND, không chỉ ở Việt Nam, mà cả với các thành viên ở Togo, Thái Lan, Nga, Séc, Ba Lan, Đức, Pháp... vẫn thường cổ vũ cho chúng tôi bằng cách vào xem, hoặc góp ý cho blog! Chỉ riêng việc được bạn bè quan tâm vào xem blog cũng là nguồn động viên to lớn...


------------------------------------------
Từ: vuquocloc
Tới: "vn.hanoi"
Chủ đề: Re: TTST BND Chuc Mung Sinh nhat Ban

Kính gửi ban quản lý trang TTBND,

Lâu rồi, do bận bịu nên chưa viết được chữ nào mặc dù trong lòng nhiều lần muốn viết cái gì đó để gửi TTBND. Sáng nay vào mạng mở hộp mail, bất ngờ nhận được thư chúc mùng Sinh nhật. Cám ơn nhiều về sự quan tâm của anh em TTBND, thư chúc mừng thực sự làm tôi xúc động, ở vào cái tuổi ngũ tuần mà lại có những người anh em sống với mình từ thủa thiếu thời chúc mừng sinh nhật thì quả là một sự kiện đặc biệt, nhất là trong lúc đang ở xa nhà.

Khoảng cuối tháng năm tôi về VN chắc chắn sẽ có một cuộc gặp thú vị với anh em TTBND cũ tại HN và SG.
Qua ban quản lý trang TTBND cho tôi gửi lời cám ơn và chúc sức khỏe tới tất cả anh chị em trong trại trẻ và hẹn sớm gặp lại.

Vuquocloc

-----------------------
Từ vn.hanoi:

Sinh nhật Vũ Quốc Lộc đúng vào ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954), năm nay là năm chẵn thứ 55.

Mời các bạn quan tâm xem lại ở Wikipedia những thông tin chính về trận chiến mà quân đội Pháp ở vào thế chắc thua nhưng không thể từ bỏ trận đánh, quân đội Việt Minh đã áp dụng chiến thuật vây lấn rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào, họ đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, áp sát vào các vị trí của Pháp.

Rõ ràng, quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế.

4/5/09

Xem ảnh, đố biết ai là Lan Bình

Say sưa văn nghệ đêm lửa trại - Từ Thung Nai 30-4-09

Từ: DO LAN BINH
Tới: "vn.hanoi"
Lúc: 10:25 Ngày 04 tháng 5 năm 2009

Cám ơn Ban tổ chức và Thanh Hà đã sắp xếp được 1 chuyến đi thú vị và hợp lý đến không ngờ (giá rẻ mà lại không bị chen chúc). Cả anh chồng mình và bạn mình, không phải dân trại trẻ báo ND, đi cùng mà cũng thấy vui. Phát huy nhé. Tiêu tốn hơn 1 chút cũng được, nhưng đảm bảo 3 yếu tố: chơi chung, ăn chung, ngủ chung như vừa rồi là vui nhất.

Thân,
Đỗ Lan Bình
----------------
Từ Luu Phuong Binh
Tới "vn.hanoi"
Lúc 16:06 Ngày 04 tháng 5 năm 2009

Cảm ơn BLL (Thanh Hà, anh Dân, Phương, Khánh) đã tổ chức chuyến đi Thung Nai thật hoàn hảo.

Hy vọng còn có những chuyến đi khác thú vị như vậy!

Lấp ló ở thác Suối Trạch - Từ Thung Nai 30-4-09

Trong ca-nô, ngắm cảnh đẹp sững sờ - Từ Thung Nai 30-4-09

Vươn vai sáng dậy ở nhà nghỉ Cối Xay Gió - Từ Thung Nai 30-4-09

Trong động Thác Bờ - Từ Thung Nai 30-4-09

1/5/09

Chuyến đi sông Đà


Cuộc đi Lòng hồ Sông Đà đã thành công ngoài sự mong đợi. Chúng tôi sẽ thông tin đến mọi người về chuyến đi này trong những ngày tới. Để tất cả cùng chia vui, BLL xin đăng trước tấm hình mang tính "bảo tàng".
Trong ảnh, từ trái sang phải:
Hàng đầu: anh Khánh (ngồi), 3 cháu (tên là ...), Chích ôm thú bông (nhà anh Dân), cháu..., chị vợ anh Mai họa sĩ, cháu Phương tạp chí Thời Nay (nhân viên của chị Thanh Hà), anh Kiều Thành;
Hàng 2: anh Dân, anh Mai (họa sĩ, bạn Thanh Hà), chị Thanh Hà và anh Duy "chúa đảo", 3 cháu (...), vợ chồng anh Tương Lai;
Hàng 3: anh Tuấn (ông xã chị Lan Bình), các chị Phương Hồng, Yến, Việt Phương, Thúy và Lan Bình;
Hàng cuối: chị ... (bạn chị Lan Bình) và anh Lưu Bình (đang giơ tay bấm điều khiển máy ảnh chụp tự động).
Xem một số ảnh về cuộc vui 2 ngày lòng hồ và 1 đêm lửa trại ở đây