Văn hóa rượu
(Từ suckhoedoisong online) - Thật ra, ông cha ta cũng đã có câu "nhất hay là rượu ngà ngà", nghĩa là khi ngà ngà thì dễ dốc bầu tâm sự, sẽ bộc bạch tâm tư...
Trong những đồ sắm tết, người ta thường mua một hai chai rượu. Chai rượu trên bàn thờ tổ tiên. Chai rượu biếu nhà thông gia. Chai rượu biếu bạn bè, đối tác kinh doanh. Chai rượu trên bàn ăn. Có người không quen uống rượu nhưng trong ngày tết cũng nhấp một chén cho bừng sắc xuân.
Không phải đến ngày tết người ta mới uống rượu. Đã từ xưa rượu như một phương tiện giao tiếp giữa bạn bè, đặc biệt là giữa những người tri kỷ, vì cổ nhân có câu "rượu ngon phải có bạn hiền". Khi vui là cái cớ rủ nhau uống rượu, lúc buồn cũng mượn rượu giải sầu. Ngày nay, mâm rượu trong bữa ăn ở nhà hàng còn là nơi bàn bạc kinh doanh; có người nói: đến 60-70% những thỏa thuận hợp đồng kinh tế là các trong các bữa ăn. Tôi không phải là người thích uống rượu, càng không phải là người nghiện rượu nhưng có lúc cũng phải nâng ly cạn một hai chén nhỏ không phải vì thích uống rượu mà là vì vui bạn bè trong không khí cộng đồng, cho nên giả dụ tôi có quyền thế (chắc không bao giờ có được) thì không bao giờ tôi ra lệnh cấm rượu.
Nhưng tôi lại hiểu rằng, trong việc uống rượu có "văn hóa rượu".
Tôi là người thích ngồi nhâm nhi nâng lên đặt xuống vừa uống vừa tâm sự đủ nghe chứ không thích cái kiểu "trăm phần trăm" rồi hò hét thô tục, vừa chóng say vừa mất tư cách. Vui với bạn bè cũng có lúc quá chén say la đà nhưng rồi cũng hối hận; nói chung biết lượng sức mình cho nên uống có cữ, ít khi dám uống say vì tôi đã chứng kiến cảnh bệ rạc đến thảm thương của những người say rượu. Gần đây các tài liệu khoa học cũng nói tới mặt tốt cho sức khỏe nếu mỗi bữa cơm uống một chén hạt mít rượu, còn uống nhiều thì sẽ có hại trước hết là với gan. Cho nên cả về văn hóa lẫn y học đều giúp tôi tự kiềm chế khi ngồi vào mâm rượu ngay cả khi vui bạn bè trong ngày lễ tết. Nghiện rượu, say rượu, thì cả xã hội đều cho là căn bệnh xấu, biểu hiện xấu. Còn các bà vợ, ông chồng và những đứa con đều rất lo lắng khi người cha, người mẹ là những đệ tử Lưu linh, lo lắng cả về gia sản lẫn hạnh phúc gia đình.
Rồi đã từng chứng kiến cái cảnh một số người "rượu vào lời ra" nói năng lung tung. Lại còn cảnh một số người cố tình "mượn rượu" để chửi bới xỏ xiên người này người khác, cơ quan này cơ quan khác, nhưng chỉ có anh ta giả vờ không biết còn ai thì cũng thấy cái thói mượn rượu để che đậy sự hèn nhát của con người ấy. Thật ra, ông cha ta cũng đã có câu "nhất hay là rượu ngà ngà", nghĩa là khi ngà ngà thì dễ dốc bầu tâm sự, sẽ bộc bạch tâm tư mà khi tỉnh táo vì nghĩ đến nhiều sự ràng buộc cho nên ít khi nói, nhưng lại vẫn hết sức tỉnh táo để nói chính xác những điều mình nghĩ. Cho nên, dù vui bạn bè uống hơn bình thường một chút thì cũng chỉ uống đến khi ngà ngà chứ không bao giờ uống say để giọng méo mó, nói líu lô những điều vu vơ, ác khẩu.
Ngày Xuân, thế nào cũng có chuyện nâng lên đặt xuống, cho nên lạm bàn chuyện rượu để nghĩ về văn hóa uống rượu. Đã là văn hóa thì ngày tết hay ngày thường đều tự nhủ phải giữ gìn vì nó liên quan tới tư cách con người.
Trong những đồ sắm tết, người ta thường mua một hai chai rượu. Chai rượu trên bàn thờ tổ tiên. Chai rượu biếu nhà thông gia. Chai rượu biếu bạn bè, đối tác kinh doanh. Chai rượu trên bàn ăn. Có người không quen uống rượu nhưng trong ngày tết cũng nhấp một chén cho bừng sắc xuân.
Không phải đến ngày tết người ta mới uống rượu. Đã từ xưa rượu như một phương tiện giao tiếp giữa bạn bè, đặc biệt là giữa những người tri kỷ, vì cổ nhân có câu "rượu ngon phải có bạn hiền". Khi vui là cái cớ rủ nhau uống rượu, lúc buồn cũng mượn rượu giải sầu. Ngày nay, mâm rượu trong bữa ăn ở nhà hàng còn là nơi bàn bạc kinh doanh; có người nói: đến 60-70% những thỏa thuận hợp đồng kinh tế là các trong các bữa ăn. Tôi không phải là người thích uống rượu, càng không phải là người nghiện rượu nhưng có lúc cũng phải nâng ly cạn một hai chén nhỏ không phải vì thích uống rượu mà là vì vui bạn bè trong không khí cộng đồng, cho nên giả dụ tôi có quyền thế (chắc không bao giờ có được) thì không bao giờ tôi ra lệnh cấm rượu.
Nhưng tôi lại hiểu rằng, trong việc uống rượu có "văn hóa rượu".
Tôi là người thích ngồi nhâm nhi nâng lên đặt xuống vừa uống vừa tâm sự đủ nghe chứ không thích cái kiểu "trăm phần trăm" rồi hò hét thô tục, vừa chóng say vừa mất tư cách. Vui với bạn bè cũng có lúc quá chén say la đà nhưng rồi cũng hối hận; nói chung biết lượng sức mình cho nên uống có cữ, ít khi dám uống say vì tôi đã chứng kiến cảnh bệ rạc đến thảm thương của những người say rượu. Gần đây các tài liệu khoa học cũng nói tới mặt tốt cho sức khỏe nếu mỗi bữa cơm uống một chén hạt mít rượu, còn uống nhiều thì sẽ có hại trước hết là với gan. Cho nên cả về văn hóa lẫn y học đều giúp tôi tự kiềm chế khi ngồi vào mâm rượu ngay cả khi vui bạn bè trong ngày lễ tết. Nghiện rượu, say rượu, thì cả xã hội đều cho là căn bệnh xấu, biểu hiện xấu. Còn các bà vợ, ông chồng và những đứa con đều rất lo lắng khi người cha, người mẹ là những đệ tử Lưu linh, lo lắng cả về gia sản lẫn hạnh phúc gia đình.
Rồi đã từng chứng kiến cái cảnh một số người "rượu vào lời ra" nói năng lung tung. Lại còn cảnh một số người cố tình "mượn rượu" để chửi bới xỏ xiên người này người khác, cơ quan này cơ quan khác, nhưng chỉ có anh ta giả vờ không biết còn ai thì cũng thấy cái thói mượn rượu để che đậy sự hèn nhát của con người ấy. Thật ra, ông cha ta cũng đã có câu "nhất hay là rượu ngà ngà", nghĩa là khi ngà ngà thì dễ dốc bầu tâm sự, sẽ bộc bạch tâm tư mà khi tỉnh táo vì nghĩ đến nhiều sự ràng buộc cho nên ít khi nói, nhưng lại vẫn hết sức tỉnh táo để nói chính xác những điều mình nghĩ. Cho nên, dù vui bạn bè uống hơn bình thường một chút thì cũng chỉ uống đến khi ngà ngà chứ không bao giờ uống say để giọng méo mó, nói líu lô những điều vu vơ, ác khẩu.
Ngày Xuân, thế nào cũng có chuyện nâng lên đặt xuống, cho nên lạm bàn chuyện rượu để nghĩ về văn hóa uống rượu. Đã là văn hóa thì ngày tết hay ngày thường đều tự nhủ phải giữ gìn vì nó liên quan tới tư cách con người.
Hữu Thọ
(Dân trí) - Nhức đầu, nặng đầu sau uống rượu bia, nhiều người "chơi" ngay vài viên pamin, decolgen, thậm chí là aspirin... Đa phần trong số họ không biết thành phần chính của loại thuốc này là paracetamol và rất có hại cho chức năng gan nếu trong người có chất cồn.
Theo BS Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn, Hà Nội, paracetamol là thành phần chính trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chữa cảm cúm... ít tác dụng phụ, hiệu quả và khá an toàn. Song, nếu dùng quá liều hay coi đó như một loại thuốc giải rượu thì có thể gây ngộ độc nặng và ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan, thậm chí gây hoại tử gan khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
Hay như Aspirin, một loại thuốc mà nhiều người dân, nhất là ở các vùng nông thôn vẫn quen dùng để giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.
Theo BS Phúc, hai loại thuốc này đều giảm đau, nhức đầu rất hiệu quả. Vì thế, sau uống rượu mà dùng loại thuốc này, họ sẽ thấy hết nhức đầu, dễ chịu. Nhưng đây chỉ là lợi trước mắt, nó kéo theo một mối nguy cho sức khoẻ con nguời sau này.
Vì paracetamol là một loại thuốc có ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan khi uống quá liều và uống chung với rượu. Lý do là khi ngộ độc paracetamol, nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan.
Trong khi đó, khi uống rượu vào cơ thể, gan cũng phải làm việc cật lực để thải các chất độc từ rượu ra ngoài (nhất là với các loại rượu nấu thủ công, gan càng phải làm việc nhiều hơn). Người uống rượu nhiều, chức năng gan đã yếu, uống paracetamol vào càng tạo điều kiện thuận lợi để chất độc phá huỷ gan.
"Vì thế, uống rượu đã hại cho gan, nay lại dùng paracetamol để... giải rượu thì thật là con dao hai lưỡi, người say ít cảm giác choáng, nhức đầu ngay sau đó nhưng bù lại, gan lại phải làm việc gấp đôi. Nếu vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy, chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp", BS Phúc nói.
TS Phạm Duệ, Phó Giám đốc TT Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, đến này, chưa có nghiên cứu nào cho rằng paracetamol có thể "giải rượu". Theo điều tra những bệnh nhân từng phải nhập viện vì ngộ độc paracetamol, rất nhiều người bị suy yếu chức năng gan có lý do từ việc uống loại thuốc này để giảm đau nhức mà không để ý mình vừa uống rượu bia cách đó chưa lâu.
Vì thế, tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc để giảm nguy cơ ngộ độc cho gan. Hơn nữa, để phòng ngộ độc paracetamol do dùng quá liều, người bệnh không nên uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc, vì đa phần các loại thuốc này đều chứa thành phần có chất paracetamol. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, và đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Theo BS Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn, Hà Nội, paracetamol là thành phần chính trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt, chữa cảm cúm... ít tác dụng phụ, hiệu quả và khá an toàn. Song, nếu dùng quá liều hay coi đó như một loại thuốc giải rượu thì có thể gây ngộ độc nặng và ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan, thậm chí gây hoại tử gan khiến người bệnh có nguy cơ tử vong.
Hay như Aspirin, một loại thuốc mà nhiều người dân, nhất là ở các vùng nông thôn vẫn quen dùng để giảm đau, hạ sốt, khi uống phối hợp với rượu sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.
Theo BS Phúc, hai loại thuốc này đều giảm đau, nhức đầu rất hiệu quả. Vì thế, sau uống rượu mà dùng loại thuốc này, họ sẽ thấy hết nhức đầu, dễ chịu. Nhưng đây chỉ là lợi trước mắt, nó kéo theo một mối nguy cho sức khoẻ con nguời sau này.
Vì paracetamol là một loại thuốc có ảnh hưởng rất xấu đến chức năng gan khi uống quá liều và uống chung với rượu. Lý do là khi ngộ độc paracetamol, nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan.
Trong khi đó, khi uống rượu vào cơ thể, gan cũng phải làm việc cật lực để thải các chất độc từ rượu ra ngoài (nhất là với các loại rượu nấu thủ công, gan càng phải làm việc nhiều hơn). Người uống rượu nhiều, chức năng gan đã yếu, uống paracetamol vào càng tạo điều kiện thuận lợi để chất độc phá huỷ gan.
"Vì thế, uống rượu đã hại cho gan, nay lại dùng paracetamol để... giải rượu thì thật là con dao hai lưỡi, người say ít cảm giác choáng, nhức đầu ngay sau đó nhưng bù lại, gan lại phải làm việc gấp đôi. Nếu vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy, chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp", BS Phúc nói.
TS Phạm Duệ, Phó Giám đốc TT Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, đến này, chưa có nghiên cứu nào cho rằng paracetamol có thể "giải rượu". Theo điều tra những bệnh nhân từng phải nhập viện vì ngộ độc paracetamol, rất nhiều người bị suy yếu chức năng gan có lý do từ việc uống loại thuốc này để giảm đau nhức mà không để ý mình vừa uống rượu bia cách đó chưa lâu.
Vì thế, tuyệt đối không nên uống rượu khi dùng thuốc để giảm nguy cơ ngộ độc cho gan. Hơn nữa, để phòng ngộ độc paracetamol do dùng quá liều, người bệnh không nên uống nhiều loại thuốc cảm cúm cùng một lúc, vì đa phần các loại thuốc này đều chứa thành phần có chất paracetamol. Khi có biểu hiện ngộ độc, bằng mọi cách phải gây buồn nôn, và đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Hồng Hải
(Dân trí) - Có rất nhiều bài báo nói rằng rượu có lợi cho sức khỏe nhưng cũng có nhiều bài cảnh báo về những nguy cơ của nó. Bạn cảm thấy bị “nhiễu” trước cả núi thông tin mà không biết “gỡ” thế nào.
Uống rượu vừa phải chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không ai có thể phủ nhận chuyện này. Và mức hợp lý chính là 2 ly/ngày nếu là nam giới trong độ tuổi dưới 65, 1 ly/ngày nếu là phụ nữ hay nam giới trên 65 tuổi.
Vậy thì bạn có nhất thiết phải tránh xa rượu? Hoặc bạn có thể tiếp tục tận hưởng cảm giác cay ngọt của vang trong bữa ăn tối mỗi ngày? Dưới đây là những điều giúp bạn cân nhắc:
Có lợi cho sức khỏe
Uống rượu vừa phải sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Giảm nguy cơ phát triển các bệnh về tim, mạch vành
- Giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim
- Giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Giảm nguy cơ sỏi mật
- Giảm nguy cơ tiểu đường
Những nguy cơ đối với sức khỏe
Lạm dụng rượu sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe:
- Ung thư tuyến tụy, miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và thậm chí là cả ung thư vú.
- Bệnh Pancreatitis (ở gan), đặc biệt là ở những người có mức triglycerides cao trong máu
- Đột tử ở những người mắc bệnh tim mạch
- Cơ tim bị hủy hoại, ảnh hưởng tới sự co bóp của tim
- Đột quỵ
- Teo não
- Xơ gan mãn tính
- Sẩy thai
- Hội chứng nhiễm độc thai nghén, gồm sự kém phát triển về thể chất và tinh thần
- Tự tử
Lượng bao nhiêu là đủ?
Một khẩu phần được xác định là tương đương với 355ml bia, 148ml vang hay 44ml rượu mạnh.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng những người từ 65 tuổi trở lên không nên uống nhiều hơn 1 khẩu phần mỗi ngày. Khi tuổi tác càng tăng thì khả năng “tiêu hóa” chất cồn của cơ thể càng chậm lại, khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể nhiều hơn và càng làm tăng ảnh hưởng tiêu cực của rượu đối với cơ thể.
Những người không nên uống rượu
Những người có vấn đề sức khỏe không nên uống rượu, dù chỉ với một lượng rất nhỏ. Đó là những người:
- Có tiền sử đột quỵ
- Mắc bệnh về gan
- Mắc bệnh liên quan đến tuyến tụy
- Có những biểu hiện lạ ở miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản…
Nếu nhà bạn có người mắc chứng nghiện rượu thì nguy cơ bạn giống họ cũng rất cao. Nếu đang mang bầu, hãy cố gắng tránh xa rượu bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bé yêu của bạn.
Ngoài ra, rượu cũng tương tác với nhiều loại thuốc nên hãy hỏi bác sĩ nếu bạn được kê đơn thuốc có: kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống suy nhược, thuốc điều trị tiểu đường, giảm đau, thuốc ngủ….
Uống rượu vừa phải chắc chắn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không ai có thể phủ nhận chuyện này. Và mức hợp lý chính là 2 ly/ngày nếu là nam giới trong độ tuổi dưới 65, 1 ly/ngày nếu là phụ nữ hay nam giới trên 65 tuổi.
Vậy thì bạn có nhất thiết phải tránh xa rượu? Hoặc bạn có thể tiếp tục tận hưởng cảm giác cay ngọt của vang trong bữa ăn tối mỗi ngày? Dưới đây là những điều giúp bạn cân nhắc:
Có lợi cho sức khỏe
Uống rượu vừa phải sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Giảm nguy cơ phát triển các bệnh về tim, mạch vành
- Giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim
- Giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ
- Giảm nguy cơ sỏi mật
- Giảm nguy cơ tiểu đường
Những nguy cơ đối với sức khỏe
Lạm dụng rượu sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe:
- Ung thư tuyến tụy, miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và thậm chí là cả ung thư vú.
- Bệnh Pancreatitis (ở gan), đặc biệt là ở những người có mức triglycerides cao trong máu
- Đột tử ở những người mắc bệnh tim mạch
- Cơ tim bị hủy hoại, ảnh hưởng tới sự co bóp của tim
- Đột quỵ
- Teo não
- Xơ gan mãn tính
- Sẩy thai
- Hội chứng nhiễm độc thai nghén, gồm sự kém phát triển về thể chất và tinh thần
- Tự tử
Lượng bao nhiêu là đủ?
Một khẩu phần được xác định là tương đương với 355ml bia, 148ml vang hay 44ml rượu mạnh.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng những người từ 65 tuổi trở lên không nên uống nhiều hơn 1 khẩu phần mỗi ngày. Khi tuổi tác càng tăng thì khả năng “tiêu hóa” chất cồn của cơ thể càng chậm lại, khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể nhiều hơn và càng làm tăng ảnh hưởng tiêu cực của rượu đối với cơ thể.
Những người không nên uống rượu
Những người có vấn đề sức khỏe không nên uống rượu, dù chỉ với một lượng rất nhỏ. Đó là những người:
- Có tiền sử đột quỵ
- Mắc bệnh về gan
- Mắc bệnh liên quan đến tuyến tụy
- Có những biểu hiện lạ ở miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản…
Nếu nhà bạn có người mắc chứng nghiện rượu thì nguy cơ bạn giống họ cũng rất cao. Nếu đang mang bầu, hãy cố gắng tránh xa rượu bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bé yêu của bạn.
Ngoài ra, rượu cũng tương tác với nhiều loại thuốc nên hãy hỏi bác sĩ nếu bạn được kê đơn thuốc có: kháng sinh, thuốc chống đông máu, chống suy nhược, thuốc điều trị tiểu đường, giảm đau, thuốc ngủ….
Nhân Hà (Theo MC)
Vẫn biết uống nhiều rượu là không tốt, nhưng cũng như thuốc lá, ma túy, cờ bạc mà rất nhiều người vẫn cứ vui vẻ dùng nhiều, vẫn khoái "dô trăm phần trăm". Mới hiểu họ muốn mượn nó để mau vui, để sớm quên mọi nỗi ưu phiền của cuộc đời. Chẳng trách được, vì từ ngày xa xưa, rượu đã được coi là thứ "nước sống" (au de la vie)rồi!
Trả lờiXóaKhi kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, dân trí được nâng cao và trong một xã hội mọi người đều có thể cởi mở và chân thành, pháp luật được tôn trọng, mọi việc lớn nhỏ đề minh bạch, tự khắc con người ta sẽ biết thế nào là văn hóa rượu, biết uống đến đâu là đủ. Muốn vây, phải bắt đầu từ trên nóc trước, khi ở đó đã hội đủ các điều kiện đó!