(Xem lại phần trước tại đây: Phần I, Phần II)
Trong phòng xử, hai cha con ngồi chỉ cách một dãy ghế, nhưng diện mạo bên ngoài và suy nghĩ của họ lại khác rất xa nhau. Bảo Đại to cao, tuy đã nhiều tuổi nhưng các đường nét trên mặt vẫn đầy đặn, hơi thô và đạo mạo. Chiếc áo vét dạ màu đen tuy đã lỗi mốt nhưng lại hợp với khổ người của ông, tôn thêm cho vẻ mặt nét trang nghiêm và phảng phất u buồn. Bảo Long thấp bé, cử chỉ thanh lịch, ăn mặc chải chuốt phá chút phóng túng kiểu nghệ sĩ hơn là một nhà tài chính giàu có đang ăn nên làm ra. Hoàng tử giống mẹ, biết cách làm cho tài sản được thừa kế sinh lãi, biết che giấu tham vọng đế vương của mình bằng một lối sống ẩn dật, không gây ồn ào tai tiếng. Có lẽ, vụ kiện tụng này đều làm cho cả hai cha con đau lòng và khổ sở. Nhưng nguồn gốc sâu xa vẫn là sự bất hòa dẫn đến ly thân giữa Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu sau khi ông bị thất sủng lần thứ hai. Bà Nam Phương vẫn nuôi tham vọng đưa Hoàng tử Bảo Long lên ngôi Hoàng đế nên đã qua mặt chồng, liên hệ với các thế lực nhà thờ ở Mỹ và Vatican, đặc biệt là với Ngô Đình Diệm, để xúc tiến việc quay trở lại chính trường của mình và con trai. Điều này khiến Bảo Đại vô cùng tức giận, thậm chí khi vợ đột ngột qua đời tại ngôi làng Chabrignac xa xôi ở tận miền tây nam nước Pháp, ông cũng không tới thăm viếng. Và, ông cũng chưa hề một lần tới nghiêng mình trước nấm mộ của vợ, vì biết rằng ngay gần đó, có một ngôi mộ của người quản gia, mà quan hệ giữa người đàn ông Pháp này với Nam Phương Hoàng Hậu còn trên cả mức bình thường. Các con oán trách ông, xa lánh ông và quan hệ cha con trở nên vô cùng căng thẳng khi ông quyết định đi bước nữa, chính thức lấy một người phụ nữ Pháp trẻ trung, dân tỉnh lẻ nhưng cũng có chút nhan sắc, và cái quan trọng là đồng lương của tùy viên báo chí khá cao, có vai vế trong xã hội. Bảo Long vẫn đinh ninh rằng người xúi bẩy cha ông đâm đơn kiện cáo chẳng phải ai khác, ngoài bà mẹ kế còn kém cả tuổi ông và rất sính những cái bóng bẩy, hào nhoáng liên quan tới hai chữ “Hoàng gia”.
Trong suốt cả phiên tòa ngắn ngủi, hầu như hai cha con không đưa mắt nhìn về phía nhau, nhưng cả hai đều trông thấy nhau rất rõ. Bảo Long nhận ngay ra hai quầng mắt thâm thâm của cha, còn Bảo Đại biết rõ chiếc áo vét đang mặc trên người con trai được mua tại một cửa hiệu thuộc loại đắt nhất Paris.
- Xin mời hai đương sự đứng lên để nghe tòa đọc quyết định!
Có lẽ, đây là một phiên tòa vắng nhất và cũng nhanh nhất trong tất cả các phiên tòa đã từng diễn ra tại gian phòng này. Quyết định của tòa đều làm cho cả hai thỏa mãn hay ít ra cũng có cảm giác như vậy. Ấn Hoàng Đế chi Bảo thuộc về Cựu hoàng Bảo Đại và thanh kiếm có chuôi nạm ngọc thuộc về Hoàng tử Bảo Long. Phiên tòa kết thúc cũng lặng lẽ như khi nó khai mạc. Bà nữ thẩm phán hấp tấp thu dọn giấy tờ trên chiếc bàn của mình và vội vã đi ra cửa, vì sợ nhỡ giờ xem khai mạc buổi trình diễn mốt thời trang mùa đông.
Hai cha con đứng lên, nhưng hình như ai cũng muốn nán lại để nhường đường cho người kia ra trước. Cả hai đều ngại và sợ trở thành người đầu tiên lên tiếng. Họ như hai người dưng chỉ vì những báu vật của tổ tiên để lại, những khối kim loại vô tri vô giác tượng trưng cho một triều đại đã bị trôi vào quên lãng, cũng như chính bản thân họ bị thần dân ở trong nước lãng quên. Họ đã trở thành lịch sử, thành di tích ngay cả khi đang còn sống.
- Con có thể đưa cha về nhà – Bảo Long lên tiếng khi cả hai bước ra ngoài thềm.
- Cảm ơn anh, Tôi tự đi tàu điện ngầm về được.
- Sự chia lìa của hai báu vật này, có phải là điềm báo dòng họ Nguyễn Phúc của chúng ta vĩnh viễn bị loại ra khỏi chính trường Việt Nam không, thưa cha?
- Có lẽ như thế lại là điềm phúc cho con cháu.
- Cha nghĩ thế sao?
- Tôi không chỉ nghĩ thế mà gia cảnh của chúng ta không đủ cho anh nhận thấy điều đó sao?
- Nhưng con còn trẻ, còn có cơ hội. Tình hình đất nước sẽ có nhiều biến động. Lẽ nào chúng ta lại khoanh tay ngồi nhìn? Hơn nữa, thanh kiếm gia truyền của dòng họ đang ở trong tay con…
- Anh tự quyết định lấy cuộc đời của anh, Tôi chỉ có một lời khuyên: Hãy sống và tận hưởng cuộc sống thực của mình!
Bảo Đại định đưa tay ra bắt tay con trai nhưng không biết nghĩ sao, lại thôi.
Ông bước ngang qua chiếc xe hơi sang trọng đỗ trước sân của Bảo Long và rảo bước nhanh về phía bến tàu điện. Đi được mấy bước, ông dừng lại và quay người về phía Bảo Long đang mở cửa xe, nói rất to:
- Anh đừng quên, thanh kiếm đó đã từng bị gãy rồi, người ta hàn lại đó!
Kinh thành Huế cháy đỏ rực cả bầu trời. Ánh lửa hắt bóng xuống sông Hương, biến dòng nước xanh trong vắt trở thành màu máu. Không gian dậy lên tiếng súng, tiếng nổ ầm ầm và cả những tiếng reo hò, gào thét, tiếng than khóc rền rĩ lúc xa lúc gần. Từng đoàn người dân, áo quần rách nát tả tơi, tay cầm đuốc xông vào điện Thái Hòa. Bảo Đại bị trói và giải đi giữa hai hàng người cầm gươm và mã tấu. Một giọng nói không biết từ đâu vọng tới: “Tòa án tối cao đang chờ bên bờ hồ Tĩnh Tâm trong vườn ngự uyển. Mau mau giải hắn tới!”. Bảo Đại cảm thấy chiếc dây thừng xiết đau nhói cả bờ vai và cánh tay. Ông kêu lên nhưng chẳng một ai thèm để ý. Ông cảm thấy chân như muốn khụyu xuống vì nghĩ rằng chắc chắn người ta sẽ xử tử ông. Ông gào lên: “Tôi đã trao ấn và kiếm cho các người rồi cơ mà!”. Chẳng một ai nghe thấy tiếng ông. Hơi nóng từ đám cháy trong hoàng cung và bụi tro, tàn lửa bay tận ra sát bờ hồ. Bảo Đại đã nhìn thấy một hàng lính ăn mặc theo kiểu ngự tiền, xếp hàng ngang, súng kê trên vai. Bên cạnh đó là một chiếc bàn dài phủ khăn đỏ và có bốn người đang ngồi, vì ánh lửa nhập nhoạng nên không trông rõ là ai, nhưng ông đoán đó là các vị trong tòa án Tối Cao.
Bảo Đại biết rằng chẳng còn đường nào chạy thoát nên lấy lại tư thế cho thật đĩnh đạc, thẳng bước đi tới trước mặt các vị quan tòa. Khi bước đến sát gần, ông sửng sốt kêu lên vì nhận ra bốn vị đó dưới ánh lửa chập chờn của những bó đuốc: Ngồi chính giữa là Gia Long, bên cạnh là Cụ Hồ Chí Minh. Giữa hai người có điểm gì đó giống nhau mà ông vẫn chưa xác định được cụ thể là cái gì. Ngồi ở hai đầu bàn ngoài cùng là Ngô Đình Diệm và Hoàng hậu Nam Phương.
Gia Long (trong bộ giáp phục) lên tiếng đầu tiên: Ta đã để lại một giang sơn thống nhất cho nhà ngươi, từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Một nước Việt nam lần đầu tiên thống nhất. Thế nhưng ngươi chỉ tỏ ra có năng lực trong những chuyện ăn chơi, hưởng thụ hơn là tâm huyết và khả năng cai trị đất nước của một đấng quân vương.
Cụ Hồ Chí Minh: Tôi luôn dang tay mời ông Cố vấn hợp tác trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc vì nền độc lập của đất nước chúng ta. Bằng kinh nghiệm xương máu của mình, tôi chỉ có một khát vọng duy nhất là độc lập cho Việt nam. Không có gì quý hơn độc lập tự do!
Ngô Đình Diệm: Ông đã cách chức tôi một lần năm 1933, buộc tôi phải kiếm sống bằng nghề dạy học. Hai mươi năm sau, ông lại buộc tôi thôi việc lần thứ hai. Nhưng thời thế đã thay đổi rồi. Quả thực là tôi vô cùng căm thù ông nhưng tôi là một người yêu nước, tôi đủ bản lĩnh và sáng suốt gạt bỏ thù riêng vì lợi ích chung của dân tộc. Tôi bị người Mỹ giết cũng chỉ vì muốn hòa hoãn và thương lượng với Cụ Hồ để tìm một giải pháp cứu Việt nam khỏi trở thành bãi chiến trường trong một cuộc tử chiến giữa hai hệ thống, hai ý thức hệ.
Riêng Hoàng Hậu Nam Phương không nói gì, chỉ ôm mặt khóc lóc thảm thiết.
Bảo Đại kéo lỏng chiếc dây thừng ở nơi cổ ra để cho dễ thở hơn và kêu lên: “ Nếu chúng ta ngồi lại được với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau như thế này thì làm gì còn cảnh đầu rơi máu chảy. Bản tuyên bố của tôi hai chục năm trước đây, đã không được ai lắng tai nghe. Tôi là một vị vua bất lực, kém tài, nhưng tôi đã tiên đoán đúng những tai họa đã xảy ra trên mảnh đất Việt Nam. Tôi sẵn sàng chịu hình phạt cao nhất!
Tiếng lách cách của quy lát vang lên nghe rợn tóc gáy. Mười ba khẩu súng trường nhất loạt nhả đạn. Ánh lửa phụt ra trên đầu nòng.
Bảo Đại giật mình, choàng tỉnh, người vã mồ hôi. Thì ra đấy chỉ là một giấc mơ. Trong lúc ngồi viết hồi ký, mệt quá ông đã thiếp đi ngay trên bàn làm việc. Tiếng nổ của mười ba họng súng trong giấc mơ tương ứng với tiếng sập cửa ngoài đời thực. Bà Monique - vợ ông đột ngột đẩy cửa bước vào, đặt làn thức ăn lên bàn, cất giọng oang oang:
- Ông không biết tình hình gì sao ? Sài Gòn thất thủ rồi, bật vô tuyến lên mà xem!
Ngay từ khi còn nhỏ, Bảo Đại đã phát hiện ra một điều: Con người ta rất khao khát được làm vua. Một thái giám trong cung đã bị chém đầu chỉ vì nhân lúc lau chùi ngai vàng, đã lén ngồi tót lên để được trải nghiệm cảm giác… làm vua. Ông quan sát, để ý hành vi của các đối thủ chính trị, dù được che đậy dưới các hình thức tinh vi khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để được làm vua. Sau này học hành và từng trải hơn, ông cho cái khao khát được làm vua đó cũng tự nhiên giống các bản năng khác như kiếm mồi, yêu đương… Nó mang tính kế thừa từ đời sống bầy đàn của thế giới động vật. Khao khát làm vua tức là khao khát trở thành con thú đầu đàn. Nếu mình không khỏe nhất, không tinh khôn nhất thì tự nhiên sẽ bị con thú khác tranh cướp vị trí này. Cả cuộc đời ông cũng đã bị cái bản năng này hành hạ, chi phối. Rồi, tất cả những con người ở xung quanh ông, đàn ông cũng như đàn bà, đều bị ma lực như nam châm của hai tiếng “Hoàng Đế” vừa cuốn hút lại vừa dọa nạt. Ai ai cũng muốn được thân quen với ông, thậm chí chỉ cần được nhìn mặt ông cũng đã cảm thấy vinh dự và tự hào. Ông nhớ lại hôm làm quen với bà vợ cuối cùng người Pháp đang chung sống hiện nay, tại nhà của một người bạn. Nếu không có lời giới thiệu của chủ nhà thì bà Monique cũng chẳng thèm để mắt tới một ông già Châu Á nói tiếng Pháp lưu loát, ăn mặc lịch sự trong số các thực khách được mời. Hai tiếng “Cựu Hoàng đế” An Nam đã gây một chấn động mạnh lên tâm trí của người phụ nữ Pháp xuất thân từ một thành phố tỉnh lẻ.
Dù bây giờ đã là một phế đế về già, sống cuộc đời lưu vong, nhưng ông vốn quen đặt mình quá cao, vẫn quen tự ví mình như một con rồng, nên có quyền đứng ngoài mọi sự ràng buộc thông thường mà chúng sinh trong đời phải hứng chịu. Điều này đã ăn sâu vào tâm trí ông và in dấu khá đậm lên nội dung cuốn hồi ký mà ông đang viết. Nhưng điều chủ yếu, viết hồi ký chỉ mang lại cho ông một chút an tâm cần thiết chứ không có tham vọng giúp cho các tầng lớp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ con người thật của mình. Trong cuộc đời hoạt động chính trị đầy phản trắc và lật lọng, ông đã quá quen diễn kịch trước mắt nhân quần, trước mắt các đối thủ, cận thần và ngay cả người thân, nên rốt cuộc ông cũng không phân biệt nổi đâu là danh giới giữa con người diễn viên và con người thật của mình. Còn bà Monique lại nhìn thấy khía cạnh tài chính trong việc xuất bản cuốn hồi ký ăn khách của chồng mà bà cũng có phần đóng góp không nhỏ trong việc sửa chữa văn phong cũng như các lỗi ngữ pháp.
- Cuộc đời của quân vương giống một cuốn tiểu thuyết pha trộn cả Đông - Tây, lẫn Kim - Cổ – Bà Monique nói với chồng vào một buổi tối khi hai người sắp sửa kết thúc cuốn sách.
- Mà cuốn tiểu thuyết nào cũng phải có hồi kết – Bảo Đại trầm ngâm nói, mắt nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ. Phía bên kia, khu đất vườn cao giữa kè sông Sein và lâu đài Chaillot lốm đốm ánh đèn. Đây là khoảng không gian quen thuộc của ông đã hàng chục năm nay. Đêm cuối thu tịnh không có một vì sao, dù chỉ là le lói.
- Nhưng đọc xong, gấp sách lại, người ta chẳng thấy lắng đọng điều gì thâm thúy.
- Vì sao vậy? Bảo Đại giật mình quay sang nhìn chăm chú vào mắt vợ.
- Vì người viết thiếu một Đức tin.
Vào một ngày hè nắng gay gắt, Paris trống vắng vì người dân bỏ cả về các vùng thôn quê rợp bóng cây tránh nóng. Vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, sau gần cả cuộc đời thờ Đạo Phật, đã quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ Saint - Pierre de Chaillot. Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đã đến cúi rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân cúi rạp đầu trước ngai vàng của ông. Cùng với mấy vị cận thần râu tóc bạc phơ, Bảo Đại gò lưng, mồ hôi chảy thành dòng trên mặt, vác cây thánh giá bằng gỗ nặng trên suốt con đường từ nhà thờ đến tận quảng trường Champs - Elysees. Có lẽ, trong trái tim già nua của ông vẫn còn nhen nhúm đốm lửa hy vọng về một cuộc sống vô lo nơi thiên đàng. Cũng tại thời điểm đó, bà Monique cùng với mấy bà bạn thân, đang bận sắm sửa tại một của hàng dành cho phụ nữ:
- Mặc dù có tuổi, tôi vẫn thích đeo đồ nữ trang – Bà giơ cao một chuỗi ngọc trai đen lên, vừa ngắm nghía vừa thủng thẳng nói giọng tỉnh khô – Cựu Hoàng của tôi cũng là một thứ trang sức mà!
Vũ Tuấn Hoàng
(Paris 8/2009;
Kharkov 01/2012. Tết Nhâm Thìn)
Truyện ngắn của VTH
III
Trong phòng xử, hai cha con ngồi chỉ cách một dãy ghế, nhưng diện mạo bên ngoài và suy nghĩ của họ lại khác rất xa nhau. Bảo Đại to cao, tuy đã nhiều tuổi nhưng các đường nét trên mặt vẫn đầy đặn, hơi thô và đạo mạo. Chiếc áo vét dạ màu đen tuy đã lỗi mốt nhưng lại hợp với khổ người của ông, tôn thêm cho vẻ mặt nét trang nghiêm và phảng phất u buồn. Bảo Long thấp bé, cử chỉ thanh lịch, ăn mặc chải chuốt phá chút phóng túng kiểu nghệ sĩ hơn là một nhà tài chính giàu có đang ăn nên làm ra. Hoàng tử giống mẹ, biết cách làm cho tài sản được thừa kế sinh lãi, biết che giấu tham vọng đế vương của mình bằng một lối sống ẩn dật, không gây ồn ào tai tiếng. Có lẽ, vụ kiện tụng này đều làm cho cả hai cha con đau lòng và khổ sở. Nhưng nguồn gốc sâu xa vẫn là sự bất hòa dẫn đến ly thân giữa Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu sau khi ông bị thất sủng lần thứ hai. Bà Nam Phương vẫn nuôi tham vọng đưa Hoàng tử Bảo Long lên ngôi Hoàng đế nên đã qua mặt chồng, liên hệ với các thế lực nhà thờ ở Mỹ và Vatican, đặc biệt là với Ngô Đình Diệm, để xúc tiến việc quay trở lại chính trường của mình và con trai. Điều này khiến Bảo Đại vô cùng tức giận, thậm chí khi vợ đột ngột qua đời tại ngôi làng Chabrignac xa xôi ở tận miền tây nam nước Pháp, ông cũng không tới thăm viếng. Và, ông cũng chưa hề một lần tới nghiêng mình trước nấm mộ của vợ, vì biết rằng ngay gần đó, có một ngôi mộ của người quản gia, mà quan hệ giữa người đàn ông Pháp này với Nam Phương Hoàng Hậu còn trên cả mức bình thường. Các con oán trách ông, xa lánh ông và quan hệ cha con trở nên vô cùng căng thẳng khi ông quyết định đi bước nữa, chính thức lấy một người phụ nữ Pháp trẻ trung, dân tỉnh lẻ nhưng cũng có chút nhan sắc, và cái quan trọng là đồng lương của tùy viên báo chí khá cao, có vai vế trong xã hội. Bảo Long vẫn đinh ninh rằng người xúi bẩy cha ông đâm đơn kiện cáo chẳng phải ai khác, ngoài bà mẹ kế còn kém cả tuổi ông và rất sính những cái bóng bẩy, hào nhoáng liên quan tới hai chữ “Hoàng gia”.
Trong suốt cả phiên tòa ngắn ngủi, hầu như hai cha con không đưa mắt nhìn về phía nhau, nhưng cả hai đều trông thấy nhau rất rõ. Bảo Long nhận ngay ra hai quầng mắt thâm thâm của cha, còn Bảo Đại biết rõ chiếc áo vét đang mặc trên người con trai được mua tại một cửa hiệu thuộc loại đắt nhất Paris.
- Xin mời hai đương sự đứng lên để nghe tòa đọc quyết định!
Có lẽ, đây là một phiên tòa vắng nhất và cũng nhanh nhất trong tất cả các phiên tòa đã từng diễn ra tại gian phòng này. Quyết định của tòa đều làm cho cả hai thỏa mãn hay ít ra cũng có cảm giác như vậy. Ấn Hoàng Đế chi Bảo thuộc về Cựu hoàng Bảo Đại và thanh kiếm có chuôi nạm ngọc thuộc về Hoàng tử Bảo Long. Phiên tòa kết thúc cũng lặng lẽ như khi nó khai mạc. Bà nữ thẩm phán hấp tấp thu dọn giấy tờ trên chiếc bàn của mình và vội vã đi ra cửa, vì sợ nhỡ giờ xem khai mạc buổi trình diễn mốt thời trang mùa đông.
Hai cha con đứng lên, nhưng hình như ai cũng muốn nán lại để nhường đường cho người kia ra trước. Cả hai đều ngại và sợ trở thành người đầu tiên lên tiếng. Họ như hai người dưng chỉ vì những báu vật của tổ tiên để lại, những khối kim loại vô tri vô giác tượng trưng cho một triều đại đã bị trôi vào quên lãng, cũng như chính bản thân họ bị thần dân ở trong nước lãng quên. Họ đã trở thành lịch sử, thành di tích ngay cả khi đang còn sống.
- Con có thể đưa cha về nhà – Bảo Long lên tiếng khi cả hai bước ra ngoài thềm.
- Cảm ơn anh, Tôi tự đi tàu điện ngầm về được.
- Sự chia lìa của hai báu vật này, có phải là điềm báo dòng họ Nguyễn Phúc của chúng ta vĩnh viễn bị loại ra khỏi chính trường Việt Nam không, thưa cha?
- Có lẽ như thế lại là điềm phúc cho con cháu.
- Cha nghĩ thế sao?
- Tôi không chỉ nghĩ thế mà gia cảnh của chúng ta không đủ cho anh nhận thấy điều đó sao?
- Nhưng con còn trẻ, còn có cơ hội. Tình hình đất nước sẽ có nhiều biến động. Lẽ nào chúng ta lại khoanh tay ngồi nhìn? Hơn nữa, thanh kiếm gia truyền của dòng họ đang ở trong tay con…
- Anh tự quyết định lấy cuộc đời của anh, Tôi chỉ có một lời khuyên: Hãy sống và tận hưởng cuộc sống thực của mình!
Bảo Đại định đưa tay ra bắt tay con trai nhưng không biết nghĩ sao, lại thôi.
Ông bước ngang qua chiếc xe hơi sang trọng đỗ trước sân của Bảo Long và rảo bước nhanh về phía bến tàu điện. Đi được mấy bước, ông dừng lại và quay người về phía Bảo Long đang mở cửa xe, nói rất to:
- Anh đừng quên, thanh kiếm đó đã từng bị gãy rồi, người ta hàn lại đó!
IV
Kinh thành Huế cháy đỏ rực cả bầu trời. Ánh lửa hắt bóng xuống sông Hương, biến dòng nước xanh trong vắt trở thành màu máu. Không gian dậy lên tiếng súng, tiếng nổ ầm ầm và cả những tiếng reo hò, gào thét, tiếng than khóc rền rĩ lúc xa lúc gần. Từng đoàn người dân, áo quần rách nát tả tơi, tay cầm đuốc xông vào điện Thái Hòa. Bảo Đại bị trói và giải đi giữa hai hàng người cầm gươm và mã tấu. Một giọng nói không biết từ đâu vọng tới: “Tòa án tối cao đang chờ bên bờ hồ Tĩnh Tâm trong vườn ngự uyển. Mau mau giải hắn tới!”. Bảo Đại cảm thấy chiếc dây thừng xiết đau nhói cả bờ vai và cánh tay. Ông kêu lên nhưng chẳng một ai thèm để ý. Ông cảm thấy chân như muốn khụyu xuống vì nghĩ rằng chắc chắn người ta sẽ xử tử ông. Ông gào lên: “Tôi đã trao ấn và kiếm cho các người rồi cơ mà!”. Chẳng một ai nghe thấy tiếng ông. Hơi nóng từ đám cháy trong hoàng cung và bụi tro, tàn lửa bay tận ra sát bờ hồ. Bảo Đại đã nhìn thấy một hàng lính ăn mặc theo kiểu ngự tiền, xếp hàng ngang, súng kê trên vai. Bên cạnh đó là một chiếc bàn dài phủ khăn đỏ và có bốn người đang ngồi, vì ánh lửa nhập nhoạng nên không trông rõ là ai, nhưng ông đoán đó là các vị trong tòa án Tối Cao.
Bảo Đại biết rằng chẳng còn đường nào chạy thoát nên lấy lại tư thế cho thật đĩnh đạc, thẳng bước đi tới trước mặt các vị quan tòa. Khi bước đến sát gần, ông sửng sốt kêu lên vì nhận ra bốn vị đó dưới ánh lửa chập chờn của những bó đuốc: Ngồi chính giữa là Gia Long, bên cạnh là Cụ Hồ Chí Minh. Giữa hai người có điểm gì đó giống nhau mà ông vẫn chưa xác định được cụ thể là cái gì. Ngồi ở hai đầu bàn ngoài cùng là Ngô Đình Diệm và Hoàng hậu Nam Phương.
Gia Long (trong bộ giáp phục) lên tiếng đầu tiên: Ta đã để lại một giang sơn thống nhất cho nhà ngươi, từ ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Một nước Việt nam lần đầu tiên thống nhất. Thế nhưng ngươi chỉ tỏ ra có năng lực trong những chuyện ăn chơi, hưởng thụ hơn là tâm huyết và khả năng cai trị đất nước của một đấng quân vương.
Cụ Hồ Chí Minh: Tôi luôn dang tay mời ông Cố vấn hợp tác trong việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc vì nền độc lập của đất nước chúng ta. Bằng kinh nghiệm xương máu của mình, tôi chỉ có một khát vọng duy nhất là độc lập cho Việt nam. Không có gì quý hơn độc lập tự do!
Ngô Đình Diệm: Ông đã cách chức tôi một lần năm 1933, buộc tôi phải kiếm sống bằng nghề dạy học. Hai mươi năm sau, ông lại buộc tôi thôi việc lần thứ hai. Nhưng thời thế đã thay đổi rồi. Quả thực là tôi vô cùng căm thù ông nhưng tôi là một người yêu nước, tôi đủ bản lĩnh và sáng suốt gạt bỏ thù riêng vì lợi ích chung của dân tộc. Tôi bị người Mỹ giết cũng chỉ vì muốn hòa hoãn và thương lượng với Cụ Hồ để tìm một giải pháp cứu Việt nam khỏi trở thành bãi chiến trường trong một cuộc tử chiến giữa hai hệ thống, hai ý thức hệ.
Riêng Hoàng Hậu Nam Phương không nói gì, chỉ ôm mặt khóc lóc thảm thiết.
Bảo Đại kéo lỏng chiếc dây thừng ở nơi cổ ra để cho dễ thở hơn và kêu lên: “ Nếu chúng ta ngồi lại được với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau như thế này thì làm gì còn cảnh đầu rơi máu chảy. Bản tuyên bố của tôi hai chục năm trước đây, đã không được ai lắng tai nghe. Tôi là một vị vua bất lực, kém tài, nhưng tôi đã tiên đoán đúng những tai họa đã xảy ra trên mảnh đất Việt Nam. Tôi sẵn sàng chịu hình phạt cao nhất!
Tiếng lách cách của quy lát vang lên nghe rợn tóc gáy. Mười ba khẩu súng trường nhất loạt nhả đạn. Ánh lửa phụt ra trên đầu nòng.
Bảo Đại giật mình, choàng tỉnh, người vã mồ hôi. Thì ra đấy chỉ là một giấc mơ. Trong lúc ngồi viết hồi ký, mệt quá ông đã thiếp đi ngay trên bàn làm việc. Tiếng nổ của mười ba họng súng trong giấc mơ tương ứng với tiếng sập cửa ngoài đời thực. Bà Monique - vợ ông đột ngột đẩy cửa bước vào, đặt làn thức ăn lên bàn, cất giọng oang oang:
- Ông không biết tình hình gì sao ? Sài Gòn thất thủ rồi, bật vô tuyến lên mà xem!
V
Ngay từ khi còn nhỏ, Bảo Đại đã phát hiện ra một điều: Con người ta rất khao khát được làm vua. Một thái giám trong cung đã bị chém đầu chỉ vì nhân lúc lau chùi ngai vàng, đã lén ngồi tót lên để được trải nghiệm cảm giác… làm vua. Ông quan sát, để ý hành vi của các đối thủ chính trị, dù được che đậy dưới các hình thức tinh vi khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để được làm vua. Sau này học hành và từng trải hơn, ông cho cái khao khát được làm vua đó cũng tự nhiên giống các bản năng khác như kiếm mồi, yêu đương… Nó mang tính kế thừa từ đời sống bầy đàn của thế giới động vật. Khao khát làm vua tức là khao khát trở thành con thú đầu đàn. Nếu mình không khỏe nhất, không tinh khôn nhất thì tự nhiên sẽ bị con thú khác tranh cướp vị trí này. Cả cuộc đời ông cũng đã bị cái bản năng này hành hạ, chi phối. Rồi, tất cả những con người ở xung quanh ông, đàn ông cũng như đàn bà, đều bị ma lực như nam châm của hai tiếng “Hoàng Đế” vừa cuốn hút lại vừa dọa nạt. Ai ai cũng muốn được thân quen với ông, thậm chí chỉ cần được nhìn mặt ông cũng đã cảm thấy vinh dự và tự hào. Ông nhớ lại hôm làm quen với bà vợ cuối cùng người Pháp đang chung sống hiện nay, tại nhà của một người bạn. Nếu không có lời giới thiệu của chủ nhà thì bà Monique cũng chẳng thèm để mắt tới một ông già Châu Á nói tiếng Pháp lưu loát, ăn mặc lịch sự trong số các thực khách được mời. Hai tiếng “Cựu Hoàng đế” An Nam đã gây một chấn động mạnh lên tâm trí của người phụ nữ Pháp xuất thân từ một thành phố tỉnh lẻ.
Dù bây giờ đã là một phế đế về già, sống cuộc đời lưu vong, nhưng ông vốn quen đặt mình quá cao, vẫn quen tự ví mình như một con rồng, nên có quyền đứng ngoài mọi sự ràng buộc thông thường mà chúng sinh trong đời phải hứng chịu. Điều này đã ăn sâu vào tâm trí ông và in dấu khá đậm lên nội dung cuốn hồi ký mà ông đang viết. Nhưng điều chủ yếu, viết hồi ký chỉ mang lại cho ông một chút an tâm cần thiết chứ không có tham vọng giúp cho các tầng lớp độc giả trong và ngoài nước hiểu rõ con người thật của mình. Trong cuộc đời hoạt động chính trị đầy phản trắc và lật lọng, ông đã quá quen diễn kịch trước mắt nhân quần, trước mắt các đối thủ, cận thần và ngay cả người thân, nên rốt cuộc ông cũng không phân biệt nổi đâu là danh giới giữa con người diễn viên và con người thật của mình. Còn bà Monique lại nhìn thấy khía cạnh tài chính trong việc xuất bản cuốn hồi ký ăn khách của chồng mà bà cũng có phần đóng góp không nhỏ trong việc sửa chữa văn phong cũng như các lỗi ngữ pháp.
- Cuộc đời của quân vương giống một cuốn tiểu thuyết pha trộn cả Đông - Tây, lẫn Kim - Cổ – Bà Monique nói với chồng vào một buổi tối khi hai người sắp sửa kết thúc cuốn sách.
- Mà cuốn tiểu thuyết nào cũng phải có hồi kết – Bảo Đại trầm ngâm nói, mắt nhìn xa xăm ra ngoài cửa sổ. Phía bên kia, khu đất vườn cao giữa kè sông Sein và lâu đài Chaillot lốm đốm ánh đèn. Đây là khoảng không gian quen thuộc của ông đã hàng chục năm nay. Đêm cuối thu tịnh không có một vì sao, dù chỉ là le lói.
- Nhưng đọc xong, gấp sách lại, người ta chẳng thấy lắng đọng điều gì thâm thúy.
- Vì sao vậy? Bảo Đại giật mình quay sang nhìn chăm chú vào mắt vợ.
- Vì người viết thiếu một Đức tin.
Đoạn kết
Vào một ngày hè nắng gay gắt, Paris trống vắng vì người dân bỏ cả về các vùng thôn quê rợp bóng cây tránh nóng. Vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, sau gần cả cuộc đời thờ Đạo Phật, đã quy y công giáo và làm lễ rửa tội tại nhà thờ Saint - Pierre de Chaillot. Chính ông, con người đa nghi và lạnh lùng đã đến cúi rạp đầu trước Đức mẹ Đồng trinh, như trước đây các thần dân cúi rạp đầu trước ngai vàng của ông. Cùng với mấy vị cận thần râu tóc bạc phơ, Bảo Đại gò lưng, mồ hôi chảy thành dòng trên mặt, vác cây thánh giá bằng gỗ nặng trên suốt con đường từ nhà thờ đến tận quảng trường Champs - Elysees. Có lẽ, trong trái tim già nua của ông vẫn còn nhen nhúm đốm lửa hy vọng về một cuộc sống vô lo nơi thiên đàng. Cũng tại thời điểm đó, bà Monique cùng với mấy bà bạn thân, đang bận sắm sửa tại một của hàng dành cho phụ nữ:
- Mặc dù có tuổi, tôi vẫn thích đeo đồ nữ trang – Bà giơ cao một chuỗi ngọc trai đen lên, vừa ngắm nghía vừa thủng thẳng nói giọng tỉnh khô – Cựu Hoàng của tôi cũng là một thứ trang sức mà!
Vũ Tuấn Hoàng
(Paris 8/2009;
Kharkov 01/2012. Tết Nhâm Thìn)