Ngày 22/02/2012
Chào các anh chị và các bạn,
Xin được góp vui với TTSTBND một truyện ngắn - dài mới đăng trên báo Văn Nghệ số 7 ngày 18/02 vừa qua.
Hy vọng, giúp cho các thành viên nhà ta "Mua vui cũng được một vài trống canh".
Chúc các thành viên và gia đình khỏe, nhiều may mắn.
Vũ Tuấn Hoàng
Kharkov
- Ông đâm đơn kiện chính con trai mình?
Đôi mắt xanh nghiêm khắc và lạnh của bà thẩm phán sau cặp kính trắng hơi chút nghi ngại dán lên khuôn mặt của ông già ngồi đằng sau chiếc bàn đối diện, trong gian tiếp tân của tòa án quận 16, phố Henri – Martin, Paris.
- Chẳng lẽ tôi trình bày không rõ hay sao? Ông già hỏi lại, hai tay vân vê chiếc mũ lông đã bạc màu.
- Ông trình bày rất rõ, thậm chí tôi lấy làm ngạc nhiên về trình độ tiếng Pháp của ông, không có một lỗi chính tả dù nhỏ. Nhưng cho phép tôi được hỏi một câu: Liệu, hai cha con ông có thể tự thu xếp việc này được không? Tất nhiên, đây là những cổ vật quý hiếm, có giá trị lịch sử, nhưng dẫu sao cũng là chuyện bếp núc trong gia đình. Ông cũng biết là báo chí ở đất Paris rất nhạy với những tin tức giật gân kiểu như thế này. Hơn nữa, chắc ông cũng biết, tại đây đang diễn ra cuộc đàm phán về đình chiến ở Việt Nam...
- Xin lỗi bà vì tôi phải ngắt lời... có lẽ bà đã đi hơi quá xa trách nhiệm của mình. Tôi đến đây không phải để nghe giảng giải về tình hình chính trị ở Việt Nam, ở quê hương của tôi, mà bà cũng biết tôi là ai ? Tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ nơi sinh sống đã được ghi đầy đủ trong tờ giấy bà đang cầm trong tay. Nếu chúng tôi tự thu xếp được thì tôi đến đây để làm gì? Tôi nghĩ đây không chỉ là vấn đề mâu thuẫn của hai cá nhân, của cha và con mà còn liên quan tới vấn đề quốc thể của một dân tộc đã có thời là đồng minh của nước Pháp.
Bà thẩm phán hơi mỉm cười, một nụ cười mà ông già người Việt này không lạ gì, đó cũng chính là nụ cười của ngài Bộ trưởng Thuộc địa Albert Sarraut hơn nửa thế kỷ trước khi tiễn ông xuống tàu trở về Việt Nam chấp chính lúc mới 19 tuổi, của thống chế De Gaulle mà ông đã từng tiếp kiến riêng tại điện Elysee, của rất nhiều, rất nhiều quan chức Pháp mà ông phải tiếp xúc, làm việc trong suốt cuộc đời thăng trầm chìm nổi của mình, ngay từ khi mới lên 9 tuổi.
- Vậy thì, Thưa Hoàng đế của quốc vương An Nam – Bà thẩm phán đứng lên, cất giọng trịnh trọng nhưng cũng không giấu được vẻ châm biếm, hài hước kiểu Goloa - Xin quý ngài chớ sốt ruột, cứ về nhà nghỉ ngơi dưỡng sức và chờ giấy gọi của tòa án sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ. Tất nhiên, chúng tôi sẽ cho gọi cả con trai trưởng của ngài, một cựu sĩ quan nổi tiếng của quân đội Pháp.
Viên cảnh sát cao lớn, hơi cúi đầu trịnh trọng trước khi mở cánh cửa gỗ nặng trịch, để lọt vào luồng gió lạnh buốt của buổi sáng Paris ảm đảm, tuyết lất phất bay. Anh ta cứ giữ cánh cửa một lúc , để nhìn theo hút cái dáng đi của ông già Châu á, một dáng điệu quý phái, vẫn còn oai vệ mặc dù tuổi tác, lại có gì đó duyên dáng, phong lưu. Chờ cho ông già đi khuất hẳn, anh ta mới đút tờ giấy bạc 20 frank của vị khách lịch lãm dúi cho vào túi áo và khe khẽ huýt sáo một điệu rumba ưa thích.
Ông già cứ đi đầu trần trên hè phố, như muốn dùng cái không khí lạnh của thiên nhiên làm dịu đi bao suy nghĩ bức bối trong đầu. Bước đến gần một quầy bán báo gần bến tàu điện, ông mới đội mũ lông lên đầu.
Ông có một thói quen, một phong cách bất di bất dịch: Gặp ai ông cũng làm cho người đó hài lòng, mến phục, bất kể địa vị xã hội như thế nào, dù là hoàng thân công chúa, một người lái xe tắc-xi hay anh gác cổng tòa án bình thường. Ai tiếp xúc với ông cũng đều cảm nhận ông là một con người lịch sự và thông minh. Ông kết bạn với cả tay hồ lỳ sòng bạc, mời anh ta đến ăn cơm tại lâu đài Thorenc tráng lệ của mình ở thành phố Canes…
Nhưng than ôi, đấy đã là quá khứ xa xôi rồi!
Ông loay hoay móc ví lấy tiền mua tờ báo Le Temps còn thơm mùi mực in, rồi rảo bước, những bước đi ngắn của người già, về phía ga tàu điện ngầm Pompe. Đi gần đến nơi, ông vội hấp tấp quay lại quầy báo vì quên chưa lấy tiền thừa. Để cẩn thận những đồng xu lẻ do người bán báo trả lại vào ngăn ví, ông giật mình và thấy tiếc vì đã đưa hơi quá tay tiền boa cho viên cảnh sát ở tòa án. “Cái thói tiêu xài xa hoa vẫn không thể bỏ được” – Ông lẩm bẩm tự trách mình, rồi thận trọng, chậm rãi đi từng bậc thang dẫn xuống ga tàu. Một đám thanh niên sinh viên ồn ào cười nói, tranh nhau chạy xuống đâm xầm cả vào ông già. Một đứa quay lại xin lỗi và nhặt tờ báo rơi dưới đất lên đưa lại cho ông. Chúng không biết được, chúng đã xô đẩy Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, một người mà hàng triệu người dân Việt Nam đã có thời phải quỳ rạp xuống như những ngọn cỏ bị gió thổi rạt trên cánh đồng, mỗi khi ông xuất hiện.
Trong lúc ngồi chờ tàu, ông mở rộng tờ báo với bức ảnh chụp toàn cảnh hội nghị Paris về đình chiến tại Việt nam, chiếm gần nửa trang ba “ Liệu, đây có phải là cơ hội cuối cùng cho con rồng già nua này bay lên, hay không?” ông tự hỏi và chỉ trực òa khóc. Phải cố gắng lắm, ông mới gìm giữ được tình cảm của mình. Không biết nên vui hay nên buồn? Thật chẳng khác tâm trạng của một anh chồng nghe tin người vợ đã ly dị của mình làm lễ cưới. Ông chăm chú đọc bài báo tường thuật diễn biến của Hội nghị mà không cần phải đeo kính, dưới ánh sáng đùng đục của những ống đèn tuýp gắn trên trần nhà ga. Mấy hành khách chờ tàu đi đến ngồi xuống ghế bên cạnh và cũng chẳng để ý tới ông già đang chúi mũi vào tờ báo. Người phụ nữ Pháp to béo ngồi bên tay trái, mái tóc nhuộm bạch kim bồng bềnh, đang bận nhẩm tính lại số tiền mua thức ăn trong chiếc làn đầy ắp để trên đùi. Bà ta đâu biết được ông già ngồi ngay sát, cùi tay chạm cả vào mạng sườn nung núc mỡ của bà, cũng đang nhẩm tính và thở dài não nuột vì bị gạt ra khỏi canh bạc lớn, một canh bạc đế vương. Để rồi, gần hai chục năm đã trôi qua, vẫn còn găm một mối cừu hận trong lòng, thỉnh thoảng lại trồi lên khiến ông chỉ còn biết lang thang giải sầu trong các khu ăn chơi nổi tiếng về buôn lậu và tệ nạn xã hội của Paris tráng lệ. Ông bỗng chợt nhớ tới bức ảnh nhục nhã mà các báo lớn trong và ngoài nước đã đăng tải rầm rộ hai mươi năm trước đây: Bức chân dung của ông treo ở tòa Đô chính Sài gòn bị giựt xuống và người ta dẫm đạp lên. Đấy là thời điểm Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu ý dân giả hiệu để phế truất ông, tịch thu tài sản của gia đình ông, nhục mạ chửi rủa ông, xúi giục Hội đồng hoàng tộc hủy bỏ mọi tước hiệu của ông. Đòn đánh này còn tệ hại hơn cả bản án tử hình mà chính phủ kháng chiến của Cụ Hồ Chí Minh đã tuyên án ông vắng mặt năm năm trước đó. Nhưng đến bây giờ, ông lại cảm thấy mình là người thắng cuộc vì vẫn đang còn sống, khỏe mạnh. Sống còn hơn là anh hùng hay vĩ nhân đã chết. Còn được ngồi trong lòng của thành phố Paris tráng lệ, mặc dù trong túi chỉ còn đủ tiền cho bữa trưa với xúc xích giá 10 frank mà bà vợ đầm hết sức căn cơ tằn tiện đã chi cho để ăn trong quán bình dân ở khu phố Huclette. Các đối thủ chính trị của ông đều đã thành người thiên cổ, cả bà vợ chính thức của ông, Nam Phương Hoàng hậu. Bà cũng bị say bả đế vương, cấu kết với kẻ phản bội ông, định mưu toan quay lại Việt Nam làm Phụ chánh, làm mẹ thiên hạ và mở đường cho đạo Cơ đốc giáo trở thành quốc đạo ở Việt Nam.
Ông gấp trang báo lại định cho vào túi áo thì ông già ngồi bên cạnh, trông có dáng vẻ một đại diện của giai cấp công nhân, chìa bàn tay to thô với những ngón sần sùi ra hỏi mượn tờ báo để tranh thủ đọc lướt qua, mà cũng có thể chỉ là cái cớ để được nói dăm ba câu thăm hỏi xã giao như các cụ già hưu trí vẫn thường làm.
- Ông cứ cầm về mà đọc, tôi đọc xong rồi – Ông vui vẻ chìa tờ báo ra.
- Cảm ơn ông, ông xuống ga nào? Ông là khách du lịch tới Paris phải không?
- Ồ không, tôi là dân Paris. Tôi về hưu rồi nên đi dạo phố cho đỡ buồn.
- Ông nói tiếng Pháp rất trôi chảy, song vẫn có âm sắc của người nước ngoài. Thời tiết này, với những người hưu trí như chúng ta, tốt nhất là ngồi trong nhà, bên cạnh lò sưởi nhâm nhê chén trà nóng, đọc báo, xem vô tuyến và... chờ đợi cái kết cục cuối cùng. Tôi sinh ra ở Paris và cũng muốn chết ở Paris. Đó là ước vọng và hạnh phúc cuối cùng của tôi.
Câu nói này tự nhiên khiến ông trạnh lòng, ngồi thừ ra. Ánh mắt ông vội lảng đi như lẩn trốn ánh mắt của người tiếp chuyện. Ông nói mình là người Paris, nhưng ông không có được cái ước vọng như ông bạn già ngồi bên cạnh đây. Trái lại, ông muốn được trở về Huế hoặc Đà Lạt sống nốt phần đời còn lại, dù ngắn dù dài, dù giàu dù nghèo và được chết trên mảnh đất mà các bậc tiền nhân của ông đã gây dựng nên vương nghiệp hàng trăm năm. Ước vọng cũng chẳng có gì là cao siêu, ấy vậy mà bây giờ cũng không thực hiện được. Mà hình như, ông chưa bao giờ thực hiện được những ý muốn của chính mình kể từ khi bắt đầu nhận thức được vai trò của bản thân. Sang Pháp từ lúc mới 9 tuổi, ông được dạy dỗ ở thủ đô, đi dạo chơi trên các đường phố của thủ đô, nếm trải đủ mọi thú vui của thủ đô. Nói tóm lại, ông đã mang cốt cách của người dân Paris, từ kiểu chải tóc cho đến cách suy nghĩ. Cuộc sống của ông ở Pháp dễ dãi, huy hoàng, có thể nói là phù phiếm. Ông biết thế nhưng sẵn sàng thích nghi với nó. Trời đã phú cho ông cái tính ham thích những thú vui chốc lát. Ông thích cuộc sống thật của ông: tốc độ, đàn bà và đàn đúm bạn bè. Ông được đưa sang Pháp để đào tạo nghề làm Vua, nhưng thật trớ trêu, chính bản thân ông lại không thích làm vua. Ông không ham muốn quyền lực. Ông chỉ muốn hưởng thụ một cuộc sống xa xỉ, tiêu sài phóng túng như vua nhưng không phải chịu trách nhiệm gì trước quốc dân. Bởi vì, không một ai hiểu hơn ông rằng, chiếc ngai vàng ở Việt nam trong suốt thế kỷ XX đầy biến động này, dù được gọi dưới nhiều tên hiệu khác nhau, đều chịu sự điều khiển chi phối không trực tiếp thì gián tiếp của các thế lực ngoại bang, những thế lực đang xâu xé, tranh giành thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu trên phạm vi toàn thế giới.
Chính ông đã trở thành đối tượng kinh doanh, đầu cơ của những kẻ “buôn vua”, thành miếng mồi của các thế lực chính trị mưu đồ bá vương. Và, ông cũng đủ trí thông minh và độ trơ trẽn để lợi dụng vị trí của mình làm giàu cho bản thân, để có được cuộc sống xa xỉ, để thỏa mãn cái bản tính ham chơi của mình. Với một thể lực cường tráng, ông ham hoạt động, mê gái, ham thích nhảy đầm, chuộng thể thao: nào quần vợt, đánh gôn, cưỡi ngựa, câu cá, săn bắn, thích phóng ôtô thể thao tốc độ cao và lái cả máy bay nhào lộn, ham mê âm nhạc đàn hát... cuối cùng là giỏi bài bạc. Những sở thích này đâu phải chỉ riêng ông mới có. Các vị đế vương trên thế giới, xưa nay cũng không ít người như ông. Ông không tham quyền cố vị, cũng biết kết thúc một cách khôn ngoan và êm đẹp chế độ phong kiến bị nhân dân căm ghét tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử Việt Nam. Ông không bao giờ quên được buổi lễ thoái vị của mình trước Ngọ Môn. Ông là người mê tín và tin rằng con số 13 đen đủi ứng với ông là vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn. Điều ông khó quên nhất, giống như một vết thương lòng, đẩy ông xa rời thần dân của mình là thái độ của dân chúng tập trung trước Ngọ Môn và ánh mắt đầy vẻ đắc thắng, hả hê của những người tiếp nhận lễ thoái vị. Họ đã gào thét, nhảy cẫng lên vì sung sướng khi người đại diện của chính quyền Cách mạng, một người đàn ông gày gò bé nhỏ, phải chật vật lắm mới nâng được chiếc ấn nặng gần 13 kg bằng vàng ròng lên cho mọi người trông thấy. Rồi, thanh kiếm báu có chuôi nạm ngọc của Gia Long, thanh kiếm đã từng cứu Tiên Đế trong những giờ phút nguy khốn tưởng chừng cái chết đã cận kề ở đảo Phú quốc, thanh kiếm đã thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối sau bao năm binh lửa tương tàn, cũng đã được ông trao lại để đổi lấy tính mạng của mình và gia đình. Ông hiểu và cảm thông được tâm lý đám đông lúc đó, một đám đông bị đè nén và áp bức, nộp tô đóng thuế oằn cả lưng. Cả một biển người phấn khích, tích tụ như một thùng thuốc nổ, thậm chí chỉ cần một hiệu lệnh được ban ra, họ sẵn sàng lao tới băm vằm ông ra thành trăm mảnh. Mặc dù trước đó không lâu, cũng những con người kia, kính cẩn quỳ rạp xuống hai bên đường khi xe ông đi qua, thậm chí không dám ngước mắt lên nhìn. Ông thấy tội của mình thì nhỏ, tội ở cái ngai vàng thì lớn. Nó đã làm cho đất nước ông chìm đắm triền miên trong cảnh binh đao, làm cho chính vợ chồng ông chia lìa, ly tán và thù hận.
Luồng gió thổi lộng lên mát lạnh trong lòng ga tàu điện ngầm kéo ông quay trở lại thực tại. Ông đưa tay ra bắt chào tạm biệt ông già ngồi bên cạnh khi đoàn tàu chật cứng hành khách ầm ầm chạy tới.
- Ông cứ đi trước đi, tôi đi chuyến sau cho vắng hơn. Tôi cũng chẳng vội vàng gì.
Qua cửa kính tàu, ông bạn già giơ tờ báo lên vẫy. Ông cũng đưa tay lên đáp trả lại. Một cảm giác ấm áp thoáng qua trong tâm hồn, dù chỉ là rất mong manh như đốm đèn hiệu ở toa cuối cùng của đoàn tàu đang tan biến vào trong đường ngầm tối hun hút. Ông đã sống ở Pháp phần lớn cuộc đời của mình, song những người Pháp xung quanh vẫn xem ông như một du khách nước ngoài. Và, chỉ cần trong lúc chen lấn trong toa tàu chật chội, chẳng may ông dẫm lên chân ai đó hoặc ngồi ghế trong khi xung quanh có mấy bà già phải đứng thì lập tức ông sẽ nhận được những ánh mắt khó chịu, lườm nguýt, thậm chí còn tỏ ra khinh bỉ. Những lời nói bóng gió bay ngay đến tai: “ Hình như, Paris của chúng ta đã biến thành cái quán trọ của dân lưu vong tứ xứ rồi thì phải”. Trước những câu nói đó, ông chỉ im lặng, giả bộ câm điếc hoặc như không hiểu tiếng Pháp vậy. Chỉ những giây phút đó, ông mới thấu hiểu thân phận của một người phải rời bỏ tổ quốc của mình. Đối với ông, cái cảm giác bị sỉ nhục đó còn tăng lên gấp bội vì ông đã từng là Vua, là Thiên tử, tức là một sinh vật nửa người nửa “thần thánh”. Từ khi mới lên ngôi, ông xem việc mình làm vua là một lẽ tự nhiên vì đất nước này là của tổ tiên ông bà để lại, như chiếc áo đang mặc trên người hay chiếc xe ôtô ông sở hữu vậy. Nhưng rồi, chính những người thầy Pháp đã làm cho ông sáng mắt ra và hiểu rằng ông chỉ là một thứ bù nhìn. Ông không có một chút quyền hành gì hết. Ông phải xin phép người Pháp dù chỉ là để làm một cuốn Anbum cho gia đình hay mua một cái măng-xet tay áo. Nhất cử nhất động của ông, đi đâu làm gì cũng phải xin phép. Lúc đầu, ông thấy khó chịu và tỏ thái độ phản kháng, nhưng tấm gương chống lại Pháp của các vị vua trước bị đi đày biệt xứ vẫn còn sờ sờ ra đó, khiến ông phải suy nghĩ và tìm cách khác. Ông đã khôn ngoan tìm ra. Đó là bờ vai của các thiếu nữ đủ các hạng, từ con dòng cháu giống đến gái làm tiền, vũ nữ tại các quán bar… Đó là những ngày dài trên lưng voi len lỏi trong rừng sâu Tây Nguyên, Quảng trị hay Alsace để lần theo dấu vết của những con thú hoang trong những cuộc săn bắn bất tận. Đó là thú vui đỏ đen tại sòng bạc Palm Beach ở Cannes và nhiều nơi khác trên thế giới. Ông chỉ để tâm vào việc chia lợi nhuận kinh doanh trung tâm du hý Đại Thế giới ở Chợ Lớn - Sài Gòn, tiến hành các phi vụ chuyển tiền Đông Dương sang Pháp ăn lãi suất cao, mua ôtô đời mới, tậu biệt thự sang trọng, còn mọi việc quốc gia đại sự chỉ là ký các đạo dụ, sắc lệnh hay đọc các bài diễn văn có người khác làm sẵn. Ông bỏ mặc lũ cận thần đục nước béo cò, mua quan bán tước, thanh toán lẫn nhau. Tên tuổi ông gắn liền với thất bại ê chề của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Hai báu vật Ấn và Kiếm của triều Nguyễn tưởng đã mất trong khói lửa chiến tranh loạn lạc, ai ngờ lại thu hồi lại được. Phải chăng đây là điềm báo sự phục hưng của dòng họ Nguyễn Phúc? Hay chỉ là khởi đầu của mối bất hòa phải đưa ra tòa án phân xử giữa hai cha con ông? Chỉ vì Hoàng tử Bảo Long cương quyết không cho ông mượn chiếc ấn Hoàng Đế chi Bảo để đóng vào sau mỗi chương trong cuốn hồi ký mà ông đang viết dở. Ông phải viết để giãi bày tâm sự với các thần dân, biện hộ cho các hành động và việc làm trong những năm nắm quyền bính của mình, như hầu hết các chính trị gia vẫn thường làm sau khi về vườn. Ông muốn hậu thế hiểu ông và được ghi tên vào lịch sử.
Khi tuổi già gõ cửa, con người ta thường hướng suy nghĩ về những năm tháng đã sống qua. Ông, dù là “con Trời”, cũng không thoát được quy luật đó. Ông không có tài văn chương, chứ cái vốn sống của đời ông có thừa đủ tư liệu cho nhiều cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đủ các mùi vị lâm ly của cuộc sống trần gian. Thế kỷ XX quá nhiều biến động đã phản ánh đầy đủ trong cuộc sống thăng trầm của ông với ba lần thay đổi chủ, bấy nhiêu lần phản thầy và bị công kích ngay tại chính giới Pháp, nơi nuôi dưỡng ông, ủng hộ ông và cũng lạnh nhạt bỏ rơi ông. Đến ngay cả vợ, con và bao người tình, bao người chịu ân sủng của ông, giờ cũng xa lánh ông. Đó là nỗi đau và cay đắng nhất của đời ông. Ông tìm ra nguyên nhân ở trong sự thất sủng và nghèo túng, hay nói đúng hơn là không còn giàu có nữa của mình. Tài sản của ông, các tài sản đồ sộ, đã nằm lại trên các bàn đỏ đen, trong các câu lạc bộ và các sòng bạc nổi tiếng thế giới, tan tác trong các dự án đầu tư cho các công ty hàng không làm ăn thua lỗ. Một phần tài sản nữa cũng không kém màu mỡ, mắc lại trong tay những người đàn bà cả Ta và Tây đã đẩy ông vào cảnh túng bấn. Có một bí mật cay đắng như ngậm bồ hòn làm ngọt mà chỉ riêng ông cảm nhận được, nói ra có vẻ như vô lý đối với một ông vua – đó là chưa hề có một người đàn bà nào yêu ông một cách chân thành, vô tư, cho đến tận ngày hôm nay. Họ không yêu ông mà yêu cái ngai vàng. Họ làm tình và sinh con với ông cũng vì cái ngai vàng. Nhiều lần, ông mỉa mai chua chát nói với mấy người tâm phúc: “Giá thử, đặt một con chó lên ngai vàng thì các bà các cô cũng xúm xít, cãi chửi nhau, xô tới phục dịch chẳng kém gì”.
(hết phần I)
_____
TTST BND: Xin mời xem tiếp phần II vào kỳ sau, lúc 7:00 thứ Bảy 25/02/2012.
Chào các anh chị và các bạn,
Xin được góp vui với TTSTBND một truyện ngắn - dài mới đăng trên báo Văn Nghệ số 7 ngày 18/02 vừa qua.
Hy vọng, giúp cho các thành viên nhà ta "Mua vui cũng được một vài trống canh".
Chúc các thành viên và gia đình khỏe, nhiều may mắn.
Vũ Tuấn Hoàng
Kharkov
Kiếp làm Vua
Truyện ngắn
I
- Ông đâm đơn kiện chính con trai mình?
Đôi mắt xanh nghiêm khắc và lạnh của bà thẩm phán sau cặp kính trắng hơi chút nghi ngại dán lên khuôn mặt của ông già ngồi đằng sau chiếc bàn đối diện, trong gian tiếp tân của tòa án quận 16, phố Henri – Martin, Paris.
- Chẳng lẽ tôi trình bày không rõ hay sao? Ông già hỏi lại, hai tay vân vê chiếc mũ lông đã bạc màu.
- Ông trình bày rất rõ, thậm chí tôi lấy làm ngạc nhiên về trình độ tiếng Pháp của ông, không có một lỗi chính tả dù nhỏ. Nhưng cho phép tôi được hỏi một câu: Liệu, hai cha con ông có thể tự thu xếp việc này được không? Tất nhiên, đây là những cổ vật quý hiếm, có giá trị lịch sử, nhưng dẫu sao cũng là chuyện bếp núc trong gia đình. Ông cũng biết là báo chí ở đất Paris rất nhạy với những tin tức giật gân kiểu như thế này. Hơn nữa, chắc ông cũng biết, tại đây đang diễn ra cuộc đàm phán về đình chiến ở Việt Nam...
- Xin lỗi bà vì tôi phải ngắt lời... có lẽ bà đã đi hơi quá xa trách nhiệm của mình. Tôi đến đây không phải để nghe giảng giải về tình hình chính trị ở Việt Nam, ở quê hương của tôi, mà bà cũng biết tôi là ai ? Tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ nơi sinh sống đã được ghi đầy đủ trong tờ giấy bà đang cầm trong tay. Nếu chúng tôi tự thu xếp được thì tôi đến đây để làm gì? Tôi nghĩ đây không chỉ là vấn đề mâu thuẫn của hai cá nhân, của cha và con mà còn liên quan tới vấn đề quốc thể của một dân tộc đã có thời là đồng minh của nước Pháp.
Bà thẩm phán hơi mỉm cười, một nụ cười mà ông già người Việt này không lạ gì, đó cũng chính là nụ cười của ngài Bộ trưởng Thuộc địa Albert Sarraut hơn nửa thế kỷ trước khi tiễn ông xuống tàu trở về Việt Nam chấp chính lúc mới 19 tuổi, của thống chế De Gaulle mà ông đã từng tiếp kiến riêng tại điện Elysee, của rất nhiều, rất nhiều quan chức Pháp mà ông phải tiếp xúc, làm việc trong suốt cuộc đời thăng trầm chìm nổi của mình, ngay từ khi mới lên 9 tuổi.
- Vậy thì, Thưa Hoàng đế của quốc vương An Nam – Bà thẩm phán đứng lên, cất giọng trịnh trọng nhưng cũng không giấu được vẻ châm biếm, hài hước kiểu Goloa - Xin quý ngài chớ sốt ruột, cứ về nhà nghỉ ngơi dưỡng sức và chờ giấy gọi của tòa án sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ. Tất nhiên, chúng tôi sẽ cho gọi cả con trai trưởng của ngài, một cựu sĩ quan nổi tiếng của quân đội Pháp.
Viên cảnh sát cao lớn, hơi cúi đầu trịnh trọng trước khi mở cánh cửa gỗ nặng trịch, để lọt vào luồng gió lạnh buốt của buổi sáng Paris ảm đảm, tuyết lất phất bay. Anh ta cứ giữ cánh cửa một lúc , để nhìn theo hút cái dáng đi của ông già Châu á, một dáng điệu quý phái, vẫn còn oai vệ mặc dù tuổi tác, lại có gì đó duyên dáng, phong lưu. Chờ cho ông già đi khuất hẳn, anh ta mới đút tờ giấy bạc 20 frank của vị khách lịch lãm dúi cho vào túi áo và khe khẽ huýt sáo một điệu rumba ưa thích.
Ông già cứ đi đầu trần trên hè phố, như muốn dùng cái không khí lạnh của thiên nhiên làm dịu đi bao suy nghĩ bức bối trong đầu. Bước đến gần một quầy bán báo gần bến tàu điện, ông mới đội mũ lông lên đầu.
Ông có một thói quen, một phong cách bất di bất dịch: Gặp ai ông cũng làm cho người đó hài lòng, mến phục, bất kể địa vị xã hội như thế nào, dù là hoàng thân công chúa, một người lái xe tắc-xi hay anh gác cổng tòa án bình thường. Ai tiếp xúc với ông cũng đều cảm nhận ông là một con người lịch sự và thông minh. Ông kết bạn với cả tay hồ lỳ sòng bạc, mời anh ta đến ăn cơm tại lâu đài Thorenc tráng lệ của mình ở thành phố Canes…
Nhưng than ôi, đấy đã là quá khứ xa xôi rồi!
Ông loay hoay móc ví lấy tiền mua tờ báo Le Temps còn thơm mùi mực in, rồi rảo bước, những bước đi ngắn của người già, về phía ga tàu điện ngầm Pompe. Đi gần đến nơi, ông vội hấp tấp quay lại quầy báo vì quên chưa lấy tiền thừa. Để cẩn thận những đồng xu lẻ do người bán báo trả lại vào ngăn ví, ông giật mình và thấy tiếc vì đã đưa hơi quá tay tiền boa cho viên cảnh sát ở tòa án. “Cái thói tiêu xài xa hoa vẫn không thể bỏ được” – Ông lẩm bẩm tự trách mình, rồi thận trọng, chậm rãi đi từng bậc thang dẫn xuống ga tàu. Một đám thanh niên sinh viên ồn ào cười nói, tranh nhau chạy xuống đâm xầm cả vào ông già. Một đứa quay lại xin lỗi và nhặt tờ báo rơi dưới đất lên đưa lại cho ông. Chúng không biết được, chúng đã xô đẩy Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, một người mà hàng triệu người dân Việt Nam đã có thời phải quỳ rạp xuống như những ngọn cỏ bị gió thổi rạt trên cánh đồng, mỗi khi ông xuất hiện.
Trong lúc ngồi chờ tàu, ông mở rộng tờ báo với bức ảnh chụp toàn cảnh hội nghị Paris về đình chiến tại Việt nam, chiếm gần nửa trang ba “ Liệu, đây có phải là cơ hội cuối cùng cho con rồng già nua này bay lên, hay không?” ông tự hỏi và chỉ trực òa khóc. Phải cố gắng lắm, ông mới gìm giữ được tình cảm của mình. Không biết nên vui hay nên buồn? Thật chẳng khác tâm trạng của một anh chồng nghe tin người vợ đã ly dị của mình làm lễ cưới. Ông chăm chú đọc bài báo tường thuật diễn biến của Hội nghị mà không cần phải đeo kính, dưới ánh sáng đùng đục của những ống đèn tuýp gắn trên trần nhà ga. Mấy hành khách chờ tàu đi đến ngồi xuống ghế bên cạnh và cũng chẳng để ý tới ông già đang chúi mũi vào tờ báo. Người phụ nữ Pháp to béo ngồi bên tay trái, mái tóc nhuộm bạch kim bồng bềnh, đang bận nhẩm tính lại số tiền mua thức ăn trong chiếc làn đầy ắp để trên đùi. Bà ta đâu biết được ông già ngồi ngay sát, cùi tay chạm cả vào mạng sườn nung núc mỡ của bà, cũng đang nhẩm tính và thở dài não nuột vì bị gạt ra khỏi canh bạc lớn, một canh bạc đế vương. Để rồi, gần hai chục năm đã trôi qua, vẫn còn găm một mối cừu hận trong lòng, thỉnh thoảng lại trồi lên khiến ông chỉ còn biết lang thang giải sầu trong các khu ăn chơi nổi tiếng về buôn lậu và tệ nạn xã hội của Paris tráng lệ. Ông bỗng chợt nhớ tới bức ảnh nhục nhã mà các báo lớn trong và ngoài nước đã đăng tải rầm rộ hai mươi năm trước đây: Bức chân dung của ông treo ở tòa Đô chính Sài gòn bị giựt xuống và người ta dẫm đạp lên. Đấy là thời điểm Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu ý dân giả hiệu để phế truất ông, tịch thu tài sản của gia đình ông, nhục mạ chửi rủa ông, xúi giục Hội đồng hoàng tộc hủy bỏ mọi tước hiệu của ông. Đòn đánh này còn tệ hại hơn cả bản án tử hình mà chính phủ kháng chiến của Cụ Hồ Chí Minh đã tuyên án ông vắng mặt năm năm trước đó. Nhưng đến bây giờ, ông lại cảm thấy mình là người thắng cuộc vì vẫn đang còn sống, khỏe mạnh. Sống còn hơn là anh hùng hay vĩ nhân đã chết. Còn được ngồi trong lòng của thành phố Paris tráng lệ, mặc dù trong túi chỉ còn đủ tiền cho bữa trưa với xúc xích giá 10 frank mà bà vợ đầm hết sức căn cơ tằn tiện đã chi cho để ăn trong quán bình dân ở khu phố Huclette. Các đối thủ chính trị của ông đều đã thành người thiên cổ, cả bà vợ chính thức của ông, Nam Phương Hoàng hậu. Bà cũng bị say bả đế vương, cấu kết với kẻ phản bội ông, định mưu toan quay lại Việt Nam làm Phụ chánh, làm mẹ thiên hạ và mở đường cho đạo Cơ đốc giáo trở thành quốc đạo ở Việt Nam.
Ông gấp trang báo lại định cho vào túi áo thì ông già ngồi bên cạnh, trông có dáng vẻ một đại diện của giai cấp công nhân, chìa bàn tay to thô với những ngón sần sùi ra hỏi mượn tờ báo để tranh thủ đọc lướt qua, mà cũng có thể chỉ là cái cớ để được nói dăm ba câu thăm hỏi xã giao như các cụ già hưu trí vẫn thường làm.
- Ông cứ cầm về mà đọc, tôi đọc xong rồi – Ông vui vẻ chìa tờ báo ra.
- Cảm ơn ông, ông xuống ga nào? Ông là khách du lịch tới Paris phải không?
- Ồ không, tôi là dân Paris. Tôi về hưu rồi nên đi dạo phố cho đỡ buồn.
- Ông nói tiếng Pháp rất trôi chảy, song vẫn có âm sắc của người nước ngoài. Thời tiết này, với những người hưu trí như chúng ta, tốt nhất là ngồi trong nhà, bên cạnh lò sưởi nhâm nhê chén trà nóng, đọc báo, xem vô tuyến và... chờ đợi cái kết cục cuối cùng. Tôi sinh ra ở Paris và cũng muốn chết ở Paris. Đó là ước vọng và hạnh phúc cuối cùng của tôi.
Câu nói này tự nhiên khiến ông trạnh lòng, ngồi thừ ra. Ánh mắt ông vội lảng đi như lẩn trốn ánh mắt của người tiếp chuyện. Ông nói mình là người Paris, nhưng ông không có được cái ước vọng như ông bạn già ngồi bên cạnh đây. Trái lại, ông muốn được trở về Huế hoặc Đà Lạt sống nốt phần đời còn lại, dù ngắn dù dài, dù giàu dù nghèo và được chết trên mảnh đất mà các bậc tiền nhân của ông đã gây dựng nên vương nghiệp hàng trăm năm. Ước vọng cũng chẳng có gì là cao siêu, ấy vậy mà bây giờ cũng không thực hiện được. Mà hình như, ông chưa bao giờ thực hiện được những ý muốn của chính mình kể từ khi bắt đầu nhận thức được vai trò của bản thân. Sang Pháp từ lúc mới 9 tuổi, ông được dạy dỗ ở thủ đô, đi dạo chơi trên các đường phố của thủ đô, nếm trải đủ mọi thú vui của thủ đô. Nói tóm lại, ông đã mang cốt cách của người dân Paris, từ kiểu chải tóc cho đến cách suy nghĩ. Cuộc sống của ông ở Pháp dễ dãi, huy hoàng, có thể nói là phù phiếm. Ông biết thế nhưng sẵn sàng thích nghi với nó. Trời đã phú cho ông cái tính ham thích những thú vui chốc lát. Ông thích cuộc sống thật của ông: tốc độ, đàn bà và đàn đúm bạn bè. Ông được đưa sang Pháp để đào tạo nghề làm Vua, nhưng thật trớ trêu, chính bản thân ông lại không thích làm vua. Ông không ham muốn quyền lực. Ông chỉ muốn hưởng thụ một cuộc sống xa xỉ, tiêu sài phóng túng như vua nhưng không phải chịu trách nhiệm gì trước quốc dân. Bởi vì, không một ai hiểu hơn ông rằng, chiếc ngai vàng ở Việt nam trong suốt thế kỷ XX đầy biến động này, dù được gọi dưới nhiều tên hiệu khác nhau, đều chịu sự điều khiển chi phối không trực tiếp thì gián tiếp của các thế lực ngoại bang, những thế lực đang xâu xé, tranh giành thị trường và nguồn cung cấp nguyên liệu trên phạm vi toàn thế giới.
Chính ông đã trở thành đối tượng kinh doanh, đầu cơ của những kẻ “buôn vua”, thành miếng mồi của các thế lực chính trị mưu đồ bá vương. Và, ông cũng đủ trí thông minh và độ trơ trẽn để lợi dụng vị trí của mình làm giàu cho bản thân, để có được cuộc sống xa xỉ, để thỏa mãn cái bản tính ham chơi của mình. Với một thể lực cường tráng, ông ham hoạt động, mê gái, ham thích nhảy đầm, chuộng thể thao: nào quần vợt, đánh gôn, cưỡi ngựa, câu cá, săn bắn, thích phóng ôtô thể thao tốc độ cao và lái cả máy bay nhào lộn, ham mê âm nhạc đàn hát... cuối cùng là giỏi bài bạc. Những sở thích này đâu phải chỉ riêng ông mới có. Các vị đế vương trên thế giới, xưa nay cũng không ít người như ông. Ông không tham quyền cố vị, cũng biết kết thúc một cách khôn ngoan và êm đẹp chế độ phong kiến bị nhân dân căm ghét tồn tại hàng ngàn năm trong lịch sử Việt Nam. Ông không bao giờ quên được buổi lễ thoái vị của mình trước Ngọ Môn. Ông là người mê tín và tin rằng con số 13 đen đủi ứng với ông là vị vua cuối cùng của vương triều Nguyễn. Điều ông khó quên nhất, giống như một vết thương lòng, đẩy ông xa rời thần dân của mình là thái độ của dân chúng tập trung trước Ngọ Môn và ánh mắt đầy vẻ đắc thắng, hả hê của những người tiếp nhận lễ thoái vị. Họ đã gào thét, nhảy cẫng lên vì sung sướng khi người đại diện của chính quyền Cách mạng, một người đàn ông gày gò bé nhỏ, phải chật vật lắm mới nâng được chiếc ấn nặng gần 13 kg bằng vàng ròng lên cho mọi người trông thấy. Rồi, thanh kiếm báu có chuôi nạm ngọc của Gia Long, thanh kiếm đã từng cứu Tiên Đế trong những giờ phút nguy khốn tưởng chừng cái chết đã cận kề ở đảo Phú quốc, thanh kiếm đã thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối sau bao năm binh lửa tương tàn, cũng đã được ông trao lại để đổi lấy tính mạng của mình và gia đình. Ông hiểu và cảm thông được tâm lý đám đông lúc đó, một đám đông bị đè nén và áp bức, nộp tô đóng thuế oằn cả lưng. Cả một biển người phấn khích, tích tụ như một thùng thuốc nổ, thậm chí chỉ cần một hiệu lệnh được ban ra, họ sẵn sàng lao tới băm vằm ông ra thành trăm mảnh. Mặc dù trước đó không lâu, cũng những con người kia, kính cẩn quỳ rạp xuống hai bên đường khi xe ông đi qua, thậm chí không dám ngước mắt lên nhìn. Ông thấy tội của mình thì nhỏ, tội ở cái ngai vàng thì lớn. Nó đã làm cho đất nước ông chìm đắm triền miên trong cảnh binh đao, làm cho chính vợ chồng ông chia lìa, ly tán và thù hận.
Luồng gió thổi lộng lên mát lạnh trong lòng ga tàu điện ngầm kéo ông quay trở lại thực tại. Ông đưa tay ra bắt chào tạm biệt ông già ngồi bên cạnh khi đoàn tàu chật cứng hành khách ầm ầm chạy tới.
- Ông cứ đi trước đi, tôi đi chuyến sau cho vắng hơn. Tôi cũng chẳng vội vàng gì.
Qua cửa kính tàu, ông bạn già giơ tờ báo lên vẫy. Ông cũng đưa tay lên đáp trả lại. Một cảm giác ấm áp thoáng qua trong tâm hồn, dù chỉ là rất mong manh như đốm đèn hiệu ở toa cuối cùng của đoàn tàu đang tan biến vào trong đường ngầm tối hun hút. Ông đã sống ở Pháp phần lớn cuộc đời của mình, song những người Pháp xung quanh vẫn xem ông như một du khách nước ngoài. Và, chỉ cần trong lúc chen lấn trong toa tàu chật chội, chẳng may ông dẫm lên chân ai đó hoặc ngồi ghế trong khi xung quanh có mấy bà già phải đứng thì lập tức ông sẽ nhận được những ánh mắt khó chịu, lườm nguýt, thậm chí còn tỏ ra khinh bỉ. Những lời nói bóng gió bay ngay đến tai: “ Hình như, Paris của chúng ta đã biến thành cái quán trọ của dân lưu vong tứ xứ rồi thì phải”. Trước những câu nói đó, ông chỉ im lặng, giả bộ câm điếc hoặc như không hiểu tiếng Pháp vậy. Chỉ những giây phút đó, ông mới thấu hiểu thân phận của một người phải rời bỏ tổ quốc của mình. Đối với ông, cái cảm giác bị sỉ nhục đó còn tăng lên gấp bội vì ông đã từng là Vua, là Thiên tử, tức là một sinh vật nửa người nửa “thần thánh”. Từ khi mới lên ngôi, ông xem việc mình làm vua là một lẽ tự nhiên vì đất nước này là của tổ tiên ông bà để lại, như chiếc áo đang mặc trên người hay chiếc xe ôtô ông sở hữu vậy. Nhưng rồi, chính những người thầy Pháp đã làm cho ông sáng mắt ra và hiểu rằng ông chỉ là một thứ bù nhìn. Ông không có một chút quyền hành gì hết. Ông phải xin phép người Pháp dù chỉ là để làm một cuốn Anbum cho gia đình hay mua một cái măng-xet tay áo. Nhất cử nhất động của ông, đi đâu làm gì cũng phải xin phép. Lúc đầu, ông thấy khó chịu và tỏ thái độ phản kháng, nhưng tấm gương chống lại Pháp của các vị vua trước bị đi đày biệt xứ vẫn còn sờ sờ ra đó, khiến ông phải suy nghĩ và tìm cách khác. Ông đã khôn ngoan tìm ra. Đó là bờ vai của các thiếu nữ đủ các hạng, từ con dòng cháu giống đến gái làm tiền, vũ nữ tại các quán bar… Đó là những ngày dài trên lưng voi len lỏi trong rừng sâu Tây Nguyên, Quảng trị hay Alsace để lần theo dấu vết của những con thú hoang trong những cuộc săn bắn bất tận. Đó là thú vui đỏ đen tại sòng bạc Palm Beach ở Cannes và nhiều nơi khác trên thế giới. Ông chỉ để tâm vào việc chia lợi nhuận kinh doanh trung tâm du hý Đại Thế giới ở Chợ Lớn - Sài Gòn, tiến hành các phi vụ chuyển tiền Đông Dương sang Pháp ăn lãi suất cao, mua ôtô đời mới, tậu biệt thự sang trọng, còn mọi việc quốc gia đại sự chỉ là ký các đạo dụ, sắc lệnh hay đọc các bài diễn văn có người khác làm sẵn. Ông bỏ mặc lũ cận thần đục nước béo cò, mua quan bán tước, thanh toán lẫn nhau. Tên tuổi ông gắn liền với thất bại ê chề của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Hai báu vật Ấn và Kiếm của triều Nguyễn tưởng đã mất trong khói lửa chiến tranh loạn lạc, ai ngờ lại thu hồi lại được. Phải chăng đây là điềm báo sự phục hưng của dòng họ Nguyễn Phúc? Hay chỉ là khởi đầu của mối bất hòa phải đưa ra tòa án phân xử giữa hai cha con ông? Chỉ vì Hoàng tử Bảo Long cương quyết không cho ông mượn chiếc ấn Hoàng Đế chi Bảo để đóng vào sau mỗi chương trong cuốn hồi ký mà ông đang viết dở. Ông phải viết để giãi bày tâm sự với các thần dân, biện hộ cho các hành động và việc làm trong những năm nắm quyền bính của mình, như hầu hết các chính trị gia vẫn thường làm sau khi về vườn. Ông muốn hậu thế hiểu ông và được ghi tên vào lịch sử.
Khi tuổi già gõ cửa, con người ta thường hướng suy nghĩ về những năm tháng đã sống qua. Ông, dù là “con Trời”, cũng không thoát được quy luật đó. Ông không có tài văn chương, chứ cái vốn sống của đời ông có thừa đủ tư liệu cho nhiều cuốn tiểu thuyết hấp dẫn đủ các mùi vị lâm ly của cuộc sống trần gian. Thế kỷ XX quá nhiều biến động đã phản ánh đầy đủ trong cuộc sống thăng trầm của ông với ba lần thay đổi chủ, bấy nhiêu lần phản thầy và bị công kích ngay tại chính giới Pháp, nơi nuôi dưỡng ông, ủng hộ ông và cũng lạnh nhạt bỏ rơi ông. Đến ngay cả vợ, con và bao người tình, bao người chịu ân sủng của ông, giờ cũng xa lánh ông. Đó là nỗi đau và cay đắng nhất của đời ông. Ông tìm ra nguyên nhân ở trong sự thất sủng và nghèo túng, hay nói đúng hơn là không còn giàu có nữa của mình. Tài sản của ông, các tài sản đồ sộ, đã nằm lại trên các bàn đỏ đen, trong các câu lạc bộ và các sòng bạc nổi tiếng thế giới, tan tác trong các dự án đầu tư cho các công ty hàng không làm ăn thua lỗ. Một phần tài sản nữa cũng không kém màu mỡ, mắc lại trong tay những người đàn bà cả Ta và Tây đã đẩy ông vào cảnh túng bấn. Có một bí mật cay đắng như ngậm bồ hòn làm ngọt mà chỉ riêng ông cảm nhận được, nói ra có vẻ như vô lý đối với một ông vua – đó là chưa hề có một người đàn bà nào yêu ông một cách chân thành, vô tư, cho đến tận ngày hôm nay. Họ không yêu ông mà yêu cái ngai vàng. Họ làm tình và sinh con với ông cũng vì cái ngai vàng. Nhiều lần, ông mỉa mai chua chát nói với mấy người tâm phúc: “Giá thử, đặt một con chó lên ngai vàng thì các bà các cô cũng xúm xít, cãi chửi nhau, xô tới phục dịch chẳng kém gì”.
(hết phần I)
_____
TTST BND: Xin mời xem tiếp phần II vào kỳ sau, lúc 7:00 thứ Bảy 25/02/2012.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét