Từ: Phạm Thanh Hà
Em vừa lang thang miền tây Nghệ An về, trước khi đi đã gửi bài của chị Ninh Hà viết về hội ttst bnd để đăng nội san nhân dịp báo Nhân Dân 60 năm, giờ gửi lên đây để mọi người chia sẻ nhé, em chỉ viết lời dẫn thôi.
Cũng sắp đến lúc viết về thế hệ sau của Trại trẻ báo Nhân dân rồi. Báo Thời Nay giờ có hai cháu: Lưu Phương Mai (con anh Lưu Phương Bình) và Phạm Minh Nguyệt (con chị Thái Hòa) đang làm việc. Em thật sự vui mừng vì các cháu đều đã và sẽ là những phóng viên rất tốt.
Dưới đây là bài viết:
Có một blog mang tên “Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân dân” (ttst bnd), mà blast có thể ngạc nhiên trong giới chơi blog: “Ngày ấy chúng ta vẫn quen gọi là "TRẠI TRẺ", thành lập cuối năm 1964, từ khi Mỹ bắt đầu ném bom đánh phá miền Bắc, cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết tháng 01/1973 mới giải thể. Trại đã là TỔ ẤM cho đám trẻ gồm đủ các lứa tuổi, từ bé lẫm chẫm cho đến 14, 15” . Hơn ba năm nay, blog ttst bnd cũng trở thành một tổ ấm với nhiều thành viên trại trẻ, xưa lẫm chẫm thì giờ cũng đã ngấp nghé tuổi “tri thiên mệnh”, xưa thiếu niên nhanh nhẹn giờ tóc điểm sương. Người đã thành ông, bà, cũng có người đã khuất. Hơn 135 thành viên, cho dù mỗi người một cảnh ngộ, mỗi người một phương trời, bao giờ nhớ kỷ niệm của thời sơ tán thì lại vào blog, gửi cho nhau những lời thân thiết, kể với nhau vô vàn kỷ niệm, cùng sống lại một thời ấu thơ mà có lẽ không thế hệ nào nữa sau này phải trải qua, đầy gian khó nhưng tuyệt đẹp.
Bài viết với tựa đề “Những đứa con một thế hệ nhà báo - chiến sĩ” là của một trong những thành viên trại trẻ, chị Vũ Ninh Hà, con gái nhà báo Vũ Tuất Việt và nhà báo Tuệ Quỳnh. Chị Ninh Hà vẫn thường xuất hiện trên trang quốc tế báo Thời Nay, một ấn phẩm sau này của báo Nhân Dân, với tư cách cộng tác viên, bút hiệu Hà Nam Nhi.
… Đó là một con ngõ nhỏ, như bao ngõ nhỏ khác của Hà Nội, nằm trên đường Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), nhìn sang Hỏa Lò (một thời còn được gọi là “Hilton Hà Nội”, nay chỉ còn góc nhỏ chứng tích) và Tòa án nhân dân tối cao. Con đường chạy giữa khu phố “Tây”, có hàng sấu cổ thụ… “Hà Nội không lẫn vào đâu được”, cùng những ngôi biệt thự nhỏ mang phong cách kiến trúc colonial làm nên nét duyên thầm của của thành phố. Từ trong ngõ đi ra, rẽ sang bên phải, vượt qua tòa Đại sứ quán Cộng hòa Cu Ba, sẽ tới phố nhỏ Dã Tượng. Bên kia là phố Thợ Nhuộm…
Khu nhà của đám trẻ nhỏ chúng tôi – sinh ra trước và sau 1954 một vài năm, có thể coi là thế hệ trẻ đầu tiên của Hà Nội ngày hòa bình lập lại - nằm trong ngõ phố nhỏ đó. Bố mẹ chúng là cán bộ, phóng viên, biên tập viên của một tờ báo trung ương. Hà Nội những năm sáu mươi, sau ngày giải phóng Thủ đô, trước khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đối với chúng tôi là cả một thiên đường thanh bình. Sáng sáng, trước giờ tới lớp, chỉ cần đi bộ tới đầu đường Dã Tượng, Thợ Nhuộm là các cô cậu học trò đã có thể thỏa sức ăn xôi chỉ với một vài hào (một phần mười đồng). Xôi lạc, xôi đậu xanh, đậu đen, bánh đa kê, xôi xéo, xôi ngô (bắp) gói trong lá sen, đến giờ vẫn dậy thơm ngào ngạt một miền ký ức trong tôi. Có một ông bán hàng, có lẽ người gốc Hoa, chuyên quảy đôi thạp gỗ, ngày nào cũng rao bán tào phớ (tàu hũ), chí mà phù (chè mè đen) tận trong hẻm nhỏ. Lại có một “bà lông gà lông vịt” (theo “ngôn ngữ” của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy) chuyên thu mua lông gia cầm, chai lọ, phích nước (bình thủy) vỡ, dùng kẹo mạch nha đổi lấy. Giờ này, nếu còn trên dương thế thì các bác ấy có lẽ đã không còn có thể quảy gánh được nữa rồi…
Trò chơi của bọn trẻ trai thường là đánh khăng, đá cầu, chơi bi… Con gái thì chơi chuyền, nhảy dây, chơi ù… Chúng tôi cũng thường ra đường Lý Thường Kiệt, hóng làn gió lao xao thổi dọc con đường, thẩn thơ dưới hàng sấu xanh mát (màu xanh lạ lùng của lá cây sấu qua bốn mùa mưa nắng luôn làm người Hà Nội ngỡ ngàng). Mùa hoa nở, hoa sấu nhỏ li ti, rụng thành thảm trắng ngà trên vỉa hè. Biết đâu có một trái sấu chín vàng rụng xuống! Cây hoàng lan trong sân ngôi biệt thự đầu ngõ nhiều tuổi rồi, lúc nào cũng ngây ngất hương hoa. Hàng rào một ngôi biệt thự khác lại phủ đầy ti-gôn sắc hồng, gợi nhớ đến bài thơ lãng mạn nổi tiếng một thời của T.T.K.H. Đôi khi chúng tôi theo đường Quang Trung, nơi có Nhà hát thành phố (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị), Sở Công an, qua các phố Trần Quốc Toản, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du tới tận hồ Thuyền Quang vây quanh bởi những ngôi biệt thự trầm mặc, nhặt lá đa chơi hay ngắm mặt nước hồ yên ả. Trưa tới, giữa bầu không gian trong vắt, tiếng nhạc hiệu “Đây là Đài tiếng nói Việt Nam” cất lên ngân nga, thiêng liêng mà ấm áp. Sớm chủ nhật, cả ngõ nhỏ rộn ràng những “Bài hát theo yêu cầu thính giả”, với các giọng ca Thương Huyền, Quốc Hương, Tân Nhân, Trần Khánh, Trần Hiếu… hay những buổi giới thiệu âm nhạc cổ điển (mà sau này “biến thành” hành trang văn hóa của chúng tôi tự lúc nào)…
Bọn trẻ chúng tôi thích nhất là được theo cha mẹ đến cơ quan làm việc. Đến “cơ quan” đối với chúng tôi tựa như về với gia đình lớn quen thuộc vậy. Cuộc sống của người lớn đã đành, nhưng của cả bọn trẻ chúng tôi nữa, cùng chung nhịp với nhịp độ làm báo của tòa soạn, nếu không nói là với những chủ đề thời sự lớn của đất nước. Trụ sở báo đặt trong một tòa biệt thự lớn của chính quyền thuộc Pháp ngày xưa, khuôn viên rất rộng. Mặt trước là phố Hàng Trống, đối diện với Nhà thờ lớn nằm ở đầu kia phố Nhà Thờ, sau lưng có thể nhìn thấy Tháp Rùa giữa Hồ Gươm, rồi đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc. Bên kia hồ là Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, vườn hoa Chí Linh, xa hơn tới Ngân hàng quốc gia, đài phun nước Con Cóc, Nhà hát Lớn… Từ đây, chúng tôi có thể đi đến hiệu sách tổng hợp ở phố Tràng Tiền hay đến rạp Kim Đồng trên phố Hàng Bài xem phim – những địa chỉ văn hóa quen thuộc của thế hệ trẻ Hà Nội sinh ra ngay trước hoặc sau ngày hòa bình, ra phố hàng Đào đầu khu 36 phố phường ngắm xe điện chạy leng keng, ăn kem Bốn Mùa… đều gần.
Hồi đó, xe đạp là phương tiện đi lại thuận tiện nhất. Từ Lý Thường Kiệt tới Hàng Trống, chúng tôi thường theo đường Hỏa Lò, gặp Hai Bà Trưng thì đi tiếp đường Phủ Doãn (bên kia bờ tường là bệnh viện Phủ Doãn, nơi bà nội đã sinh ra cha tôi, nay là bệnh viện Việt Đức) rẽ vào Ấu Triệu, ngang qua sân rộng Nhà thờ lớn, hết quãng ngắn của phố Nhà Thờ là đến…
Trong vườn tòa báo có một gốc đa cổ thụ, tuổi đã trăm năm có lẻ. Chúng tôi thường cột hai chùm rễ đa buông lại với nhau, làm thành chiếc ghế đu mà đứa trẻ nào cũng muốn được ngồi để bay lên cao tít. Chính bên gốc đa này, chúng tôi thường có “cơ hội” được gặp mặt các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước lúc ấy, thường xuyên tới tòa soạn chỉ đạo làm báo hoặc thăm hỏi cán bộ. Hơn năm chục năm sau, hình ảnh gốc đa vẫn in sâu trong ký ức chúng tôi, trở thành biểu tượng thân quen của tòa soạn. Trước tòa nhà chính là một hoa viên, với những khóm cây được cắt tỉa chu đáo làm thành những khối cầu lớn hay lớp rào ngay ngắn. Lại một cây sấu cổ thụ nữa, mọc cao vượt lên mấy tầng nhà.
Ban biên tập và tổ thư ký của báo làm việc trên tầng này. Những người cha, người mẹ – nhà báo của chúng tôi chỉ trở về khi maquette của bản báo sớm mai đã hoàn tất. Đôi khi tôi được thức cùng cha. Rồi để được ông đưa đi ăn một bát phở hay một tô mì nóng dù trời đã khuya. Đó là một trong những giờ khắc hạnh phúc nhất tuổi ấu thơ tôi…
Những ngày tin tức dồn dập, khi màn đêm buông xuống từ lâu, ngước lên, các phòng làm việc vẫn sáng đèn. Đêm 5-8-1964 là một trong những đêm như thế. Những ngày sau đó, biết bao đêm tòa soạn sáng ánh đèn, ánh sáng có sức hút chúng tôi dõi về hướng Thủ Đô thân yêu những ngày đạn bom sắp tới…
Tạm biệt Hà Nội, tạm biệt những tháng ngày yên bình trong trẻo. Cả nước hành quân, cả nước lên đường. Cả nước đêm đêm chong đèn thức cùng miền Nam. Còn nhỏ, nhiệm vụ của chúng tôi lúc này là tránh đạn bom thù và học cho giỏi. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua chiến tranh trong đại gia đình “con cái các nhà báo” của chúng tôi như thế. Hết Vân Đình, tới Tuy Lai, Tụy An, Thống Nhất (một số địa phương thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Đến trường với mũ rơm trên đầu và túi cứu thương trên vai, học đào giao thông hào, dựng hầm chữ A, ăn cơm độn bột mì, khoai sắn… Những ngày chiến sự tạm lắng xuống, có dịp về lại Hà Nội một hai ngày, thành phố với tôi vừa quen vừa lạ. Khu nhà chúng tôi ở giờ có thêm những căn hầm trú ẩn, đường đến cơ quan mỗi khúc lại có một tăng-xê (hố trú ẩn tròn nhỏ). Lâu lâu còi báo động lại hụ lên giữa thành phố vắng tiếng con trẻ. Cũng như cha mẹ của nhiều bạn bè khác, mẹ tôi đến cơ quan đầu đội mũ cứng gắn sao vuông. Bà là phóng viên Ban Miền Nam, vì công việc sau đó đã đi từ Mục Nam Quan tới bờ bắc sông Bến Hải. Cha tôi lúc ấy đã là phóng viên ở chiến trường B, bỏ lại gia đình nhỏ ở Hà Nội mười mấy năm đằng đẵng…
Thế hệ chúng tôi, những đứa con của những nhà báo – chiến sĩ, đã lớn lên như thế. Tình yêu đất nước và lòng nhớ thương Hà Nội đã thành hình như thế. Học thương cha mẹ, thương mình, thương bạn như thế. Trong số bọn trẻ chúng tôi thuở ấy, một số tham gia quân ngũ, có người đã nằm lại chiến trường, mãi mãi ra đi không trở về. Nhiều người đến lượt mình tiếp tục theo đuổi nghiệp làm báo của cha anh, như các nhà báo Huỳnh Dũng Nhi (mới mất), Huỳnh Dũng Nhân (Tổng biên tập tạp chí Nghề Báo – hai con trai nhà báo Huỳnh Lý), Hoàng Tuấn Phong (Báo Nhân Dân), Hoàng Tuấn Vũ (nhà văn, nhà báo – hai con trai nhà báo Hoàng Tuấn Nhã), Hà Huy Hiệp (TTXVN), Hà Huy Hồng (Báo Nhân Dân – hai con trai nhà báo Ngô Thi), Phan Vị Hoàng (con trai nhà báo Phan Quang), Phạm Thanh Hà (con gái nhà báo Phạm Thanh)…Nhiều người trở thành nhà khoa học với học hàm tiến sỹ, bác sỹ, kỹ sư, doanh nhân thành đạt hay hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ hoặc lập nghiệp ở nước ngoài… như giáo sư Lê Khánh Châu (con trai nhà báo Lê Khánh Căn và nghệ sỹ Tân Nhân), tiến sỹ Huỳnh Ngọc Thụy (con gái nhà báo Huỳnh Lý), Đặng Hoàng Nam (con trai nhà báo Đặng Minh Phương), như Trương Hải Đường, Trương Việt Khánh (con gái và con trai nhà báo Lê Dân), Phạm Hiếu Dân (con trai nhà báo Phạm Lợi), Nguyễn Hồ Nguyên (con trai nhà văn Nguyễn Văn Bổng), Đỗ Huy Bắc (nhà sưu tập nghệ thuật, con trai nhà báo Lê Điền), Vũ Quốc Lộc (con trai nhà báo Vũ Quang Chí), Nguyễn Văn Ngọc, Trần Minh, Phan Hoài Nam (cùng chị Phan Bích Diệp và em Phan Phương Liên – các con gái của nhà báo Phan Thao, cháu nội cụ Phan Khôi), bốn chị em Ngô Phương Hồng, Mai, Hà, Điệp (các con gái bác sĩ – nhà báo Ngô Văn Quỹ), Vũ Ninh Hà (con gái nhà báo Vũ Tuất Việt)… Và còn rất nhiều gương mặt khác mà tôi thành thật xin lỗi vì không thể kể ra hết.
…Hà Nội của tôi “một thời đạn bom, một thời hòa bình”. Chỉ trong quãng đời ngắn ngủi hơn năm mươi năm, chúng tôi có diễm phúc được chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội, của đất nước, với những thời khắc sáng chói và những sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Những đứa trẻ ngõ phố nhỏ ngày nào giờ đã tỏa đi khắp bốn phương, nhưng những tự tình về một thuở nhớ thương và kiêu hãnh không thể quên trong lòng vẫn ào ạt chảy…
Em vừa lang thang miền tây Nghệ An về, trước khi đi đã gửi bài của chị Ninh Hà viết về hội ttst bnd để đăng nội san nhân dịp báo Nhân Dân 60 năm, giờ gửi lên đây để mọi người chia sẻ nhé, em chỉ viết lời dẫn thôi.
Cũng sắp đến lúc viết về thế hệ sau của Trại trẻ báo Nhân dân rồi. Báo Thời Nay giờ có hai cháu: Lưu Phương Mai (con anh Lưu Phương Bình) và Phạm Minh Nguyệt (con chị Thái Hòa) đang làm việc. Em thật sự vui mừng vì các cháu đều đã và sẽ là những phóng viên rất tốt.
Dưới đây là bài viết:
Những đứa con một thế hệ nhà báo – chiến sĩ
Vũ Ninh Hà - Tháng 1-2011
Có một blog mang tên “Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân dân” (ttst bnd), mà blast có thể ngạc nhiên trong giới chơi blog: “Ngày ấy chúng ta vẫn quen gọi là "TRẠI TRẺ", thành lập cuối năm 1964, từ khi Mỹ bắt đầu ném bom đánh phá miền Bắc, cho đến khi Hiệp định Paris được ký kết tháng 01/1973 mới giải thể. Trại đã là TỔ ẤM cho đám trẻ gồm đủ các lứa tuổi, từ bé lẫm chẫm cho đến 14, 15” . Hơn ba năm nay, blog ttst bnd cũng trở thành một tổ ấm với nhiều thành viên trại trẻ, xưa lẫm chẫm thì giờ cũng đã ngấp nghé tuổi “tri thiên mệnh”, xưa thiếu niên nhanh nhẹn giờ tóc điểm sương. Người đã thành ông, bà, cũng có người đã khuất. Hơn 135 thành viên, cho dù mỗi người một cảnh ngộ, mỗi người một phương trời, bao giờ nhớ kỷ niệm của thời sơ tán thì lại vào blog, gửi cho nhau những lời thân thiết, kể với nhau vô vàn kỷ niệm, cùng sống lại một thời ấu thơ mà có lẽ không thế hệ nào nữa sau này phải trải qua, đầy gian khó nhưng tuyệt đẹp.
Bài viết với tựa đề “Những đứa con một thế hệ nhà báo - chiến sĩ” là của một trong những thành viên trại trẻ, chị Vũ Ninh Hà, con gái nhà báo Vũ Tuất Việt và nhà báo Tuệ Quỳnh. Chị Ninh Hà vẫn thường xuất hiện trên trang quốc tế báo Thời Nay, một ấn phẩm sau này của báo Nhân Dân, với tư cách cộng tác viên, bút hiệu Hà Nam Nhi.
… Đó là một con ngõ nhỏ, như bao ngõ nhỏ khác của Hà Nội, nằm trên đường Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm), nhìn sang Hỏa Lò (một thời còn được gọi là “Hilton Hà Nội”, nay chỉ còn góc nhỏ chứng tích) và Tòa án nhân dân tối cao. Con đường chạy giữa khu phố “Tây”, có hàng sấu cổ thụ… “Hà Nội không lẫn vào đâu được”, cùng những ngôi biệt thự nhỏ mang phong cách kiến trúc colonial làm nên nét duyên thầm của của thành phố. Từ trong ngõ đi ra, rẽ sang bên phải, vượt qua tòa Đại sứ quán Cộng hòa Cu Ba, sẽ tới phố nhỏ Dã Tượng. Bên kia là phố Thợ Nhuộm…
Khu nhà của đám trẻ nhỏ chúng tôi – sinh ra trước và sau 1954 một vài năm, có thể coi là thế hệ trẻ đầu tiên của Hà Nội ngày hòa bình lập lại - nằm trong ngõ phố nhỏ đó. Bố mẹ chúng là cán bộ, phóng viên, biên tập viên của một tờ báo trung ương. Hà Nội những năm sáu mươi, sau ngày giải phóng Thủ đô, trước khi xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, đối với chúng tôi là cả một thiên đường thanh bình. Sáng sáng, trước giờ tới lớp, chỉ cần đi bộ tới đầu đường Dã Tượng, Thợ Nhuộm là các cô cậu học trò đã có thể thỏa sức ăn xôi chỉ với một vài hào (một phần mười đồng). Xôi lạc, xôi đậu xanh, đậu đen, bánh đa kê, xôi xéo, xôi ngô (bắp) gói trong lá sen, đến giờ vẫn dậy thơm ngào ngạt một miền ký ức trong tôi. Có một ông bán hàng, có lẽ người gốc Hoa, chuyên quảy đôi thạp gỗ, ngày nào cũng rao bán tào phớ (tàu hũ), chí mà phù (chè mè đen) tận trong hẻm nhỏ. Lại có một “bà lông gà lông vịt” (theo “ngôn ngữ” của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy) chuyên thu mua lông gia cầm, chai lọ, phích nước (bình thủy) vỡ, dùng kẹo mạch nha đổi lấy. Giờ này, nếu còn trên dương thế thì các bác ấy có lẽ đã không còn có thể quảy gánh được nữa rồi…
Trò chơi của bọn trẻ trai thường là đánh khăng, đá cầu, chơi bi… Con gái thì chơi chuyền, nhảy dây, chơi ù… Chúng tôi cũng thường ra đường Lý Thường Kiệt, hóng làn gió lao xao thổi dọc con đường, thẩn thơ dưới hàng sấu xanh mát (màu xanh lạ lùng của lá cây sấu qua bốn mùa mưa nắng luôn làm người Hà Nội ngỡ ngàng). Mùa hoa nở, hoa sấu nhỏ li ti, rụng thành thảm trắng ngà trên vỉa hè. Biết đâu có một trái sấu chín vàng rụng xuống! Cây hoàng lan trong sân ngôi biệt thự đầu ngõ nhiều tuổi rồi, lúc nào cũng ngây ngất hương hoa. Hàng rào một ngôi biệt thự khác lại phủ đầy ti-gôn sắc hồng, gợi nhớ đến bài thơ lãng mạn nổi tiếng một thời của T.T.K.H. Đôi khi chúng tôi theo đường Quang Trung, nơi có Nhà hát thành phố (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị), Sở Công an, qua các phố Trần Quốc Toản, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du tới tận hồ Thuyền Quang vây quanh bởi những ngôi biệt thự trầm mặc, nhặt lá đa chơi hay ngắm mặt nước hồ yên ả. Trưa tới, giữa bầu không gian trong vắt, tiếng nhạc hiệu “Đây là Đài tiếng nói Việt Nam” cất lên ngân nga, thiêng liêng mà ấm áp. Sớm chủ nhật, cả ngõ nhỏ rộn ràng những “Bài hát theo yêu cầu thính giả”, với các giọng ca Thương Huyền, Quốc Hương, Tân Nhân, Trần Khánh, Trần Hiếu… hay những buổi giới thiệu âm nhạc cổ điển (mà sau này “biến thành” hành trang văn hóa của chúng tôi tự lúc nào)…
… và bây giờ, đây là bọn trẻ ngày xưa |
Hồi đó, xe đạp là phương tiện đi lại thuận tiện nhất. Từ Lý Thường Kiệt tới Hàng Trống, chúng tôi thường theo đường Hỏa Lò, gặp Hai Bà Trưng thì đi tiếp đường Phủ Doãn (bên kia bờ tường là bệnh viện Phủ Doãn, nơi bà nội đã sinh ra cha tôi, nay là bệnh viện Việt Đức) rẽ vào Ấu Triệu, ngang qua sân rộng Nhà thờ lớn, hết quãng ngắn của phố Nhà Thờ là đến…
Trong vườn tòa báo có một gốc đa cổ thụ, tuổi đã trăm năm có lẻ. Chúng tôi thường cột hai chùm rễ đa buông lại với nhau, làm thành chiếc ghế đu mà đứa trẻ nào cũng muốn được ngồi để bay lên cao tít. Chính bên gốc đa này, chúng tôi thường có “cơ hội” được gặp mặt các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước lúc ấy, thường xuyên tới tòa soạn chỉ đạo làm báo hoặc thăm hỏi cán bộ. Hơn năm chục năm sau, hình ảnh gốc đa vẫn in sâu trong ký ức chúng tôi, trở thành biểu tượng thân quen của tòa soạn. Trước tòa nhà chính là một hoa viên, với những khóm cây được cắt tỉa chu đáo làm thành những khối cầu lớn hay lớp rào ngay ngắn. Lại một cây sấu cổ thụ nữa, mọc cao vượt lên mấy tầng nhà.
Ban biên tập và tổ thư ký của báo làm việc trên tầng này. Những người cha, người mẹ – nhà báo của chúng tôi chỉ trở về khi maquette của bản báo sớm mai đã hoàn tất. Đôi khi tôi được thức cùng cha. Rồi để được ông đưa đi ăn một bát phở hay một tô mì nóng dù trời đã khuya. Đó là một trong những giờ khắc hạnh phúc nhất tuổi ấu thơ tôi…
Những ngày tin tức dồn dập, khi màn đêm buông xuống từ lâu, ngước lên, các phòng làm việc vẫn sáng đèn. Đêm 5-8-1964 là một trong những đêm như thế. Những ngày sau đó, biết bao đêm tòa soạn sáng ánh đèn, ánh sáng có sức hút chúng tôi dõi về hướng Thủ Đô thân yêu những ngày đạn bom sắp tới…
Tạm biệt Hà Nội, tạm biệt những tháng ngày yên bình trong trẻo. Cả nước hành quân, cả nước lên đường. Cả nước đêm đêm chong đèn thức cùng miền Nam. Còn nhỏ, nhiệm vụ của chúng tôi lúc này là tránh đạn bom thù và học cho giỏi. Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua chiến tranh trong đại gia đình “con cái các nhà báo” của chúng tôi như thế. Hết Vân Đình, tới Tuy Lai, Tụy An, Thống Nhất (một số địa phương thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Đến trường với mũ rơm trên đầu và túi cứu thương trên vai, học đào giao thông hào, dựng hầm chữ A, ăn cơm độn bột mì, khoai sắn… Những ngày chiến sự tạm lắng xuống, có dịp về lại Hà Nội một hai ngày, thành phố với tôi vừa quen vừa lạ. Khu nhà chúng tôi ở giờ có thêm những căn hầm trú ẩn, đường đến cơ quan mỗi khúc lại có một tăng-xê (hố trú ẩn tròn nhỏ). Lâu lâu còi báo động lại hụ lên giữa thành phố vắng tiếng con trẻ. Cũng như cha mẹ của nhiều bạn bè khác, mẹ tôi đến cơ quan đầu đội mũ cứng gắn sao vuông. Bà là phóng viên Ban Miền Nam, vì công việc sau đó đã đi từ Mục Nam Quan tới bờ bắc sông Bến Hải. Cha tôi lúc ấy đã là phóng viên ở chiến trường B, bỏ lại gia đình nhỏ ở Hà Nội mười mấy năm đằng đẵng…
Hai thế hệ cùng chung vui |
…Hà Nội của tôi “một thời đạn bom, một thời hòa bình”. Chỉ trong quãng đời ngắn ngủi hơn năm mươi năm, chúng tôi có diễm phúc được chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội, của đất nước, với những thời khắc sáng chói và những sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Những đứa trẻ ngõ phố nhỏ ngày nào giờ đã tỏa đi khắp bốn phương, nhưng những tự tình về một thuở nhớ thương và kiêu hãnh không thể quên trong lòng vẫn ào ạt chảy…
Ninh Hà thân mến,
Trả lờiXóaĐã rất lâu rồi chúng mình không gặp nhau, có lẽ là từ năm 1981 - lần mình đi công tác Sài Gòn, ghé thăm Ninh Hà và được ăn phở Bắc tại Sài Gòn cùng Ninh Hà và cháu Ngọc Hà còn nằm trong bụng mẹ.
Năm 1985, mình chuyển vào Nha Trang ở cho tới năm 1992 thì trở ra Hà Nội. Sau 7-8 năm không có nhiều liên hệ với mọi người trong trại trẻ, năm 1993 mình có dịp gặp lại Phương (con chú Phò - cô Linh, khi đó mới biết Ninh Hà không còn ở Việt Nam). Mình có viết một bức thư gửi cô Tuệ Quỳnh (theo địa chỉ nhà ở của Ninh Hà năm 1981) , nhờ cô nhắn với Ninh Hà: Khi nào có dịp về chơi thì liên lạc với cháu.Không biết bức thư đó có tới tay cô không? Nhưng mãi đến 3 năm gần đây mình mới có dịp gặp lại Ninh Hà trên Blog của ttst BND qua một số bức ảnh và bài viết.
Lần này, khi xem " Những đứa con một thế hệ nhà báo - chiến sỹ", mình rất thích. Với văn phong nhẹ nhàng, gần gũi, Ninh Hà đã giới thiệu cho những ai chưa từng là thành viên của Trại trẻ BND biết thêm một blog của " Những đứa con một thế hệ nhà báo - chiến sỹ" còn những ai đang là "Những đứa con một thế hệ nhà báo - chiến sỹ" thì thấy tự hào hơn những gì thuộc về tuổi thơ thời chiến của mình.
Chúc Ninh Hà có thêm nhiều bài viết hay.
Bạn cũ
Hoài Nam
Cám ơn Hoài Nam, Thanh Hà và BBT nhiều nhé.
Trả lờiXóaNinh-Ha
Bạn Thanh Hà cho biết "Báo Thời Nay giờ có hai cháu: Lưu Phương Mai (con anh Lưu Phương Bình) và Phạm Minh Nguyệt (con chị Thái Hòa) đang làm việc"
Trả lờiXóaNhưng mà anh Bình và chị Thái Hòa là con các cụ nào ở Báo ND thế? (Vì tôi ở Trại trẻ thời gian ngắn quá cho nên không rõ) Xin cám ơn.
Anh Lưu Phương Bình là con bác Lưu Thanh, còn chị Thái Hòa là con bác Phạm Gia Ninh. Khi lập danh sách trại trẻ, các anh Hiếu Dân, Việt Khánh, Đặng Nam (có phải kể tên các cụ thân sinh của các anh ấy không ạ) đã dành một cột ghi rõ con ai, ở trại thời gian nào... bên cạnh cột tên đấy ạ!
Trả lờiXóaHa Pham