TTST BND: Nhân bước sang Canh Dần, thử cùng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, tìm hiểu về tranh thờ dân gian Ngũ Hổ (gồm có tranh Đông Hồ và Hàng Trống, cùng đề tài Ngũ Hổ). Chắc ít ai để ý mấy cái chấm bên trên đầu ông Hổ vàng, thế mà đó lại là đồ hình bí ẩn (hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ là Lạc thư và Hà đồ). Cũng thật bất ngờ, khi biết trong tranh, Hổ là một biểu tượng được lựa chọn thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ Ngũ Hổ. Mỗi hành trong Ngũ hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành; Đó cũng là nguyên nhân để tạo màu trong tranh thờ Ngũ Hổ và vì sao Hổ Vàng được đặt đứng giữa, lớn hơn cả...
-Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
(Sách đã được Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản)
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
(Sách đã được Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản)
Trích đoạn:
Bức tranh dân gian được trình bày ở trang bên chắc không xa lạ với các bậc huynh trưởng. Đó là bức tranh thể hiện tín ngưỡng của người Lạc Việt về một sức mạnh thiên nhiên huyền bí.
Tranh thờ Ngũ Hổ (Tranh dân gian Hàng Trống)
Tranh thờ Ngũ Hổ(Tranh dân gian Đông Hồ)
Những gia đình có thờ “Ông Ba mươi” thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Bản thân trong nhà người viết, trước đây cũng có một am hai tầng: tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Ngũ hổ. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ “Ông Ba mươi” một cách rất tôn kính. Hồi còn nhỏ, người viết đã bị bậc sinh thành rầy la, chỉ vì trước bàn thờ các ngài dám phạm húy gọi ngài là “con hổ”. Trong tục thờ, có gia đình thờ tranh Ngũ ông; có gia đình chỉ thờ một ông. Trong trường hợp này, tùy theo mạng vận của gia chủ thuộc hành nào trong Ngũ hành mà thờ “Ông Ba mươi” có màu sắc của hành đó, hoặc hành tương sinh với bản mệnh của gia chủ. Thí dụ: gia chủ mạng Hỏa, có thể thờ Ông mầu đỏ hoặc xanh… Tất nhiên, tất cả những người thờ phượng Ngài đều tin rằng được một sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ tai nạn.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ. Có người giải thích từ “Ông Ba mươi” vì phát hiện ra ở một vùng miền núi ngày xưa có hổ hay làm hại người. Quan huyện sở tại treo giải ba mươi quan tiền cho ai giết được một con hổ. Vì vậy hổ được gọi là “Ông Ba mươi”. Từ những nhận định này, để giải thích màu sắc của các “Ông Ba mươi” người ta cho rằng: trong thiên nhiên hổ vàng đông hơn cả nên được vẽ to và ở giữa tranh; hổ đen và hổ trắng là sự tả thực hai loại hổ hiếm vốn có trên thực tế do biến dị sắc tố; còn hổ đỏ và xanh lá cây thì được giải thích là vẽ cho đẹp và cân đối bức tranh (?)(*). Với cách giải thích như trên sẽ không lý giải được một số vấn đề liên quan trực tiếp trong ngay nội dung bức tranh, chưa nói đến những vấn đề liên quan khác trong đời sống văn hóa còn lưu truyền trong dân gian.
* Chú thích: Bạn đọc có thể tham khảo những nhận định về tranh Ngũ Hổ trong cuốn Amanach năm Mậu Dần - 1998 (Nxb Phụ nữ).
Thực ra bức tranh thờ Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền minh triết có nền tảng là học thuyết vũ trụ quan cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hổ là một biểu tượng được lựa chọn thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ Ngũ hổ.
Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì: Ngũ hành chính là một dạng tồn tại, và là sự vận động vật chất từ bản nguyên của vũ trụ sau Âm Dương. Chính sự tương tác vận động của Ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương tạo nên sự hiện hữu của vũ trụ hiện nay. Mỗi hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Cũng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân để tạo màu trong tranh thờ Ngũ hổ và là nguyên nhân để Hổ Vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Nhưng hình tượng trong tranh thờ Ngũ hổ cũng không chỉ dừng tại đây, mà nó chính là sự thể hiện cho nội dung của hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ. Đó là đồ hình Lạc thư & Hà đồ.
Trong những bản văn cổ nhất mà nhân loại biết được viết bằng chữ Hán lưu truyền hàng ngàn năm nay viết về hai đồ hình này như sau:
Vào thời vua Phục Hy (một vị vua huyền thoại, được coi là của Trung Hoa cổ, có niên đại ước tính 4000 năm tr.CN), có một con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có những vòng xoáy. Nhà vua bèn chép lại những vòng xoáy đó và tạo ra Hà đồ. Nghĩa chữ Hà đồ theo cách hiểu trong bản văn cổ chữ Hán có nghĩa là đồ hình trên sông Hoàng Hà. Căn cứ trên đồ hình Hà đồ, vua Phục Hy đã sáng tạo ra đồ hình Tiên thiên Bát quái.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ. Có người giải thích từ “Ông Ba mươi” vì phát hiện ra ở một vùng miền núi ngày xưa có hổ hay làm hại người. Quan huyện sở tại treo giải ba mươi quan tiền cho ai giết được một con hổ. Vì vậy hổ được gọi là “Ông Ba mươi”. Từ những nhận định này, để giải thích màu sắc của các “Ông Ba mươi” người ta cho rằng: trong thiên nhiên hổ vàng đông hơn cả nên được vẽ to và ở giữa tranh; hổ đen và hổ trắng là sự tả thực hai loại hổ hiếm vốn có trên thực tế do biến dị sắc tố; còn hổ đỏ và xanh lá cây thì được giải thích là vẽ cho đẹp và cân đối bức tranh (?)(*). Với cách giải thích như trên sẽ không lý giải được một số vấn đề liên quan trực tiếp trong ngay nội dung bức tranh, chưa nói đến những vấn đề liên quan khác trong đời sống văn hóa còn lưu truyền trong dân gian.
* Chú thích: Bạn đọc có thể tham khảo những nhận định về tranh Ngũ Hổ trong cuốn Amanach năm Mậu Dần - 1998 (Nxb Phụ nữ).
Thực ra bức tranh thờ Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền minh triết có nền tảng là học thuyết vũ trụ quan cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hổ là một biểu tượng được lựa chọn thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ Ngũ hổ.
Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì: Ngũ hành chính là một dạng tồn tại, và là sự vận động vật chất từ bản nguyên của vũ trụ sau Âm Dương. Chính sự tương tác vận động của Ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương tạo nên sự hiện hữu của vũ trụ hiện nay. Mỗi hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Cũng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân để tạo màu trong tranh thờ Ngũ hổ và là nguyên nhân để Hổ Vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Nhưng hình tượng trong tranh thờ Ngũ hổ cũng không chỉ dừng tại đây, mà nó chính là sự thể hiện cho nội dung của hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ. Đó là đồ hình Lạc thư & Hà đồ.
Trong những bản văn cổ nhất mà nhân loại biết được viết bằng chữ Hán lưu truyền hàng ngàn năm nay viết về hai đồ hình này như sau:
Vào thời vua Phục Hy (một vị vua huyền thoại, được coi là của Trung Hoa cổ, có niên đại ước tính 4000 năm tr.CN), có một con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có những vòng xoáy. Nhà vua bèn chép lại những vòng xoáy đó và tạo ra Hà đồ. Nghĩa chữ Hà đồ theo cách hiểu trong bản văn cổ chữ Hán có nghĩa là đồ hình trên sông Hoàng Hà. Căn cứ trên đồ hình Hà đồ, vua Phục Hy đã sáng tạo ra đồ hình Tiên thiên Bát quái.
Đồ hình Hà đồ
Hình Hà đồ cửu cung
Còn Lạc thư – cũng theo bản văn cổ chữ Hán – thì xuất hiện trên lưng con rùa thần ở sông Lạc thủy vào thời vua Đại Vũ (vị vua huyền thoại được coi là của Trung Hoa có niên đại 2205 trước CN). Căn cứ vào những vòng tròn trên mình rùa vua Đại Vũ vẽ lại thành một đồ hình gọi là Lạc thư.
Đồ hình Lạc thư
Lạc thư cửu cung
Trên cơ sở đồ hình Lạc thư, vua Đại Vũ đã làm ra Hồng Phạm cửu trù. Trong Hồng phạm cửu trù thì trù thứ nhất nói về Ngũ hành. Như vậy, theo bản văn cổ chữ Hán thì thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm nhất vào thời vua Đại Vũ (2205 tr.CN). Đến đời Chu Văn Vương – cũng theo thư tịch cổ chữ Hán – ngài đã dựa vào Lạc thư để làm ra Hậu thiên Bát quái và trước tác Chu Dịch. Thuyết Âm Dương xuất hiện chính thức theo bản văn chữ Hán là vào thời Khổng tử khi ngài chú giải Chu Dịch trong phần Thập dực. Đồ hình Hà đồ và Lạc thư, được nhắc tới trong những bản văn cổ được coi là từ thời Hán hoặc trước đó – vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Nhưng trên thực tế đồ hình Hà đồ & Lạc thư được trình bày ở trên chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn một ngàn năm sau khi các bản văn vào thời Hán nhắc tới hai đồ hình này. Chính vì có một xuất xứ mơ hồ và đậm màu sắc thần bí dị đoan nói trên trong bản văn cổ chữ Hán, cho nên đến tận ngày hôm nay – khi bạn đang đọc cuốn sách này – Hà đồ Lạc thư vẫn là hai đồ hình bí ẩn của nền văn hóa Đông phương. Ngay cả những sách xuất bản gần đây nhất của những nhà nghiên cứu hiện đại Trung Quốc cũng chưa hiểu được bản chất Hà đồ & Lạc thư. Chúng ta xem những đoạn trích dẫn
sau đây chứng tỏ điều này:
“Về Hà đồ Lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có con Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ; có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thủy, lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm Dương trên “Hà đồ”, “Lạc đồ” mà vẽ ra Bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói “Hà đồ” , “Lạc đồ” là “Dịch của trời đất”.Thuyết “Hà đồ” “Lạc đồ” trong cuốn “Thượng thư” của Tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại. Nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái gì, chưa có ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch”, rất ít nói đến “Hà đồ”, “Lạc đồ”, một vài người có nói đến thì cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết “Hà đồ” “Lạc thư” luôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.” (*)
* Chú thích: Chu Dịch và dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa,Nxb VHTT 1995.
“Hà đồ, Lạc thư là gì?" Từ xưa đến nay có rất nhiều người thử tìm hiểu mong tìm ra câu giải đáp, đã hình thành môn Hà đồ học, nhưng chưa có ai giải đáp được câu hỏi này.
Trong thư tịch cổ, Thượng thư, Cố mệnh là sách ghi chép sớm nhất về Hà đồ, chép rằng sau khi Văn Vương chết, tại chái nhà phía đông có trưng bày Hà đồ, Cố mệnh truyện gắn Hà đồ với Bát quái; Hà đồ Bát quái; Phục Hi cầm đầu thiên hạ, có con long mã nhô lên mặt nước, do đó phỏng theo văn của nó mà vẽ Bát quái, gọi là Hà đồ. “Xuân thu vĩ” thì tán thưởng: “Hà đồ thông với Càn (trời), nhô lên hoa thần; Lạc chảy vào Khôn (đất), nhả địa phù”. Ngay cả “Chu Dịch. Hệ từ” cũng chép: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân lấy đó làm chuẩn tắc”.
Từ thời Hán đến thời Tống, luôn luôn có những cuộc tranh luận về Hà đồ Lạc thư. Đến khi Chu Hi biên soạn “Dịch học khởi mông”, thì mới có kết luận sơ bộ, còn như thời Tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không, thì vẫn là một câu hỏi.” (*)
sau đây chứng tỏ điều này:
“Về Hà đồ Lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có con Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ; có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thủy, lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm Dương trên “Hà đồ”, “Lạc đồ” mà vẽ ra Bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói “Hà đồ” , “Lạc đồ” là “Dịch của trời đất”.Thuyết “Hà đồ” “Lạc đồ” trong cuốn “Thượng thư” của Tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại. Nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái gì, chưa có ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch”, rất ít nói đến “Hà đồ”, “Lạc đồ”, một vài người có nói đến thì cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết “Hà đồ” “Lạc thư” luôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.” (*)
* Chú thích: Chu Dịch và dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa,Nxb VHTT 1995.
“Hà đồ, Lạc thư là gì?" Từ xưa đến nay có rất nhiều người thử tìm hiểu mong tìm ra câu giải đáp, đã hình thành môn Hà đồ học, nhưng chưa có ai giải đáp được câu hỏi này.
Trong thư tịch cổ, Thượng thư, Cố mệnh là sách ghi chép sớm nhất về Hà đồ, chép rằng sau khi Văn Vương chết, tại chái nhà phía đông có trưng bày Hà đồ, Cố mệnh truyện gắn Hà đồ với Bát quái; Hà đồ Bát quái; Phục Hi cầm đầu thiên hạ, có con long mã nhô lên mặt nước, do đó phỏng theo văn của nó mà vẽ Bát quái, gọi là Hà đồ. “Xuân thu vĩ” thì tán thưởng: “Hà đồ thông với Càn (trời), nhô lên hoa thần; Lạc chảy vào Khôn (đất), nhả địa phù”. Ngay cả “Chu Dịch. Hệ từ” cũng chép: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân lấy đó làm chuẩn tắc”.
Từ thời Hán đến thời Tống, luôn luôn có những cuộc tranh luận về Hà đồ Lạc thư. Đến khi Chu Hi biên soạn “Dịch học khởi mông”, thì mới có kết luận sơ bộ, còn như thời Tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không, thì vẫn là một câu hỏi.” (*)
* Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã.
Nhưng chính bức tranh Ngũ Hổ dân dã của người Lạc Việt lại mang một nội dung hoàn chỉnh và hướng tới ý nghĩa đích thực của Hà đồ Lạc thư – đồ hình căn bản của nền lý học cổ Đông phương.
Nếu chúng ta chồng đồ hình cửu cung lên hai bức tranh Ngũ hổ của làng Đông Hồ và Hàng Trống thì chúng ta sẽ nhận thấy một sự trùng khớp như sau: Tranh Ngũ hổ làng Đông Hồ có chiều Ngũ hành tương khắc như trong đồ hình của Lạc thư. Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong đồ hình của Hà đồ. Trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ thì Hổ vàng ở giữa, chân trước đặt lên hòm ấn có khắc sáu vạch. Nếu chúng ta lật ngược lại 90 độ thì đây chính là ký hiệu của quẻ Bát thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ Bát thuần Càn là biểu tượng của cực Dương. Ý nghĩa ký hiệu này cho thấy những vấn đề sau đây:
@ Lạc thư thuộc Dương (tổng độ số chấm trắng thuộc Dương trong Lạc thư là 25 trội hơn tổng độ số chấm đen trong Lạc thư là 20).
@ Vì Lạc thư thuộc Dương qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn, cho nên phải có trước Hà đồ. Điều này phủ nhận những bản văn cổ chữ Hán cho rằng Hà đồ có trước (đời Phục Hy khoảng 4000 năm tr.CN), Lạc thư có sau (đời Đại Vũ khoảng 2200 năm tr.CN).
@ Qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn trong Lạc thư cho thấy:
* Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền tảng căn bản của Kinh Dịch.
* Ký hiệu Dịch đặt trên hòm ấn đóng kín được bảo vệ bằng một sức mạnh siêu nhiên qua hình tượng Ngũ hổ cho thấy: những bí ẩn của Kinh Dịch chỉ có thể tìm được trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính biểu tượng này cho thấy trong bản văn chữ Hán của Chu Dịch, lưu truyền hàng ngàn năm nay không nói đến Ngũ hành đã chứng tỏ sự sai lệch của nó.
@ Những hình tượng như: Mặt trời, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm có trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ cũng như Hàng Trống sẽ được giải mã chung ở phần sau.
Bạn đọc xem đồ hình thuyết minh dưới đây:
Nhưng chính bức tranh Ngũ Hổ dân dã của người Lạc Việt lại mang một nội dung hoàn chỉnh và hướng tới ý nghĩa đích thực của Hà đồ Lạc thư – đồ hình căn bản của nền lý học cổ Đông phương.
Nếu chúng ta chồng đồ hình cửu cung lên hai bức tranh Ngũ hổ của làng Đông Hồ và Hàng Trống thì chúng ta sẽ nhận thấy một sự trùng khớp như sau: Tranh Ngũ hổ làng Đông Hồ có chiều Ngũ hành tương khắc như trong đồ hình của Lạc thư. Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong đồ hình của Hà đồ. Trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ thì Hổ vàng ở giữa, chân trước đặt lên hòm ấn có khắc sáu vạch. Nếu chúng ta lật ngược lại 90 độ thì đây chính là ký hiệu của quẻ Bát thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ Bát thuần Càn là biểu tượng của cực Dương. Ý nghĩa ký hiệu này cho thấy những vấn đề sau đây:
@ Lạc thư thuộc Dương (tổng độ số chấm trắng thuộc Dương trong Lạc thư là 25 trội hơn tổng độ số chấm đen trong Lạc thư là 20).
@ Vì Lạc thư thuộc Dương qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn, cho nên phải có trước Hà đồ. Điều này phủ nhận những bản văn cổ chữ Hán cho rằng Hà đồ có trước (đời Phục Hy khoảng 4000 năm tr.CN), Lạc thư có sau (đời Đại Vũ khoảng 2200 năm tr.CN).
@ Qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn trong Lạc thư cho thấy:
* Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền tảng căn bản của Kinh Dịch.
* Ký hiệu Dịch đặt trên hòm ấn đóng kín được bảo vệ bằng một sức mạnh siêu nhiên qua hình tượng Ngũ hổ cho thấy: những bí ẩn của Kinh Dịch chỉ có thể tìm được trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính biểu tượng này cho thấy trong bản văn chữ Hán của Chu Dịch, lưu truyền hàng ngàn năm nay không nói đến Ngũ hành đã chứng tỏ sự sai lệch của nó.
@ Những hình tượng như: Mặt trời, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm có trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ cũng như Hàng Trống sẽ được giải mã chung ở phần sau.
Bạn đọc xem đồ hình thuyết minh dưới đây:
Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ và Lạc thư cửu cung(Chiều Ngũ hành tương khắc ngược kim đồng hồ)
Trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong cửu cung Hà đồ. Trong tranh này thì Hổ vàng không chặn lên hòm ấn mà ôm lấy miếng phù ghi dòng chữ: “Pháp đại uy nỗ”. Dịch theo ngôn ngữ hiện đại có thể hiểu là qui luật chủ yếu bao trùm. Điều này cho thấy chính Hà đồ là đồ hình căn bản trong sự vận động tương tác của những hiệu ứng vũ trụ lên Trái đất. Bởi vì, sự vận động của bốn mùa trên Trái đất chính là sự vận động của Ngũ hành tương sinh, phù hợp với nguyên lý Ngũ hành tương sinh của tranh Ngũ hổ Hàng Trống. Với tranh Ngũ hổ Đông Hồ thuộc Dương là cái có trước đương nhiên Hà đồ phải là cái có sau thuộc Âm. Điều này phù hợp với độ số vòng tròn đen thuộc Âm là 30 nhiều hơn độ số vòng tròn trắng thuộc Dương là 25 trên Hà đồ. Hà đồ là cái có sau và Hậu thiên Bát quái cũng là cái có sau Tiên thiên Bát quái. Do đó, Hà đồ phải là nền tảng
của Hậu thiên Bát quái (*).
Đặc biệt bảy chấm tròn trên đầu Hổ vàng chính là yếu tố quyết định để tìm về cội nguồn đích thực và bản chất của Hà đồ. Đây chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời hiện tại. Hay nói một cách khác đây là chòm sao định vị chuẩn cho việc quan sát sự vận động của vũ trụ nhìn từ Trái đất. Đây là điều mà những bản văn chữ Hán trên 2000 năm nay chưa hề nói tới về nội dung của Hà đồ (**).
* Chú thích: Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nguyễn Vũ Tuấn
Anh. Nxb VHTT tái bản 2002.
** Chú thích: Nội dung Hà đồ Lạc thư đã được trình bày trong các sách cùng một tác giả là: “Thời Hùng Vương qua Truyền thuyết và Huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Do Nxb VHTT tái bản 2002.
Xin bạn đọc xem hình sau đây:
của Hậu thiên Bát quái (*).
Đặc biệt bảy chấm tròn trên đầu Hổ vàng chính là yếu tố quyết định để tìm về cội nguồn đích thực và bản chất của Hà đồ. Đây chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời hiện tại. Hay nói một cách khác đây là chòm sao định vị chuẩn cho việc quan sát sự vận động của vũ trụ nhìn từ Trái đất. Đây là điều mà những bản văn chữ Hán trên 2000 năm nay chưa hề nói tới về nội dung của Hà đồ (**).
* Chú thích: Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nguyễn Vũ Tuấn
Anh. Nxb VHTT tái bản 2002.
** Chú thích: Nội dung Hà đồ Lạc thư đã được trình bày trong các sách cùng một tác giả là: “Thời Hùng Vương qua Truyền thuyết và Huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Do Nxb VHTT tái bản 2002.
Xin bạn đọc xem hình sau đây:
Hình Ngũ Hổ hàng trống và cửu cung Hà đồ(Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ)
Cả hai tranh Ngũ Hổ đều có những hình tượng: Mặt trời đỏ, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm. Những hình tượng này lần lượt thể hiện những ý nghĩa sau đây:
@ Mặt trời đỏ là biểu tượng của Thái cực và xuất xứ phương Nam (phương Nam màu đỏ theo thuyết Ngũ hành) của nền văn hóa Đông phương. Hay nói một cách khác, chính nền văn minh Lạc Việt là cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu của Dịch học chính là một siêu công thức của học thuyết này.
@ Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong hai tranh Ngũ hổ thể hiện sức mạnh của tự nhiên trong qui luật vận động của Âm Dương Ngũ hành, chi phối sự vận động của vũ trụ và sự tương tác với Trái đất. Trong Kinh Dịch – Thuyết quái truyện đã sử dụng từ “lệnh” khi nói đến sự vận động của bốn mùa. Đương nhiên muốn ra lệnh phải có quyền lực thể hiện bằng ấn kiếm và cờ tiết.
Từ những nội dung của hai tranh thờ Ngũ hổ đã trình bày ở trên, cho thấy nguồn gốc của nó không thể bắt đầu từ khi có lịch sử làng tranh Đông Hồ và Hàng Trống – tức là chỉ khoảng vài trăm năm nay – mà đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử văn hiến Lạc Việt. Bằng chứng thuyết phục nhất cho nhận xét này chính là dấu ấn của chòm sao Tiểu Hùng Tinh trên tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống. Dấu ấn này không chỉ có trong tranh Ngũ Hổ Hàng trống mà trong các tranh Hổ khác cũng có. Dưới đây là hình một “Ông Ba Mươi” với hình tượng chòm sao Tiểu Hùng Tinh.
@ Mặt trời đỏ là biểu tượng của Thái cực và xuất xứ phương Nam (phương Nam màu đỏ theo thuyết Ngũ hành) của nền văn hóa Đông phương. Hay nói một cách khác, chính nền văn minh Lạc Việt là cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu của Dịch học chính là một siêu công thức của học thuyết này.
@ Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong hai tranh Ngũ hổ thể hiện sức mạnh của tự nhiên trong qui luật vận động của Âm Dương Ngũ hành, chi phối sự vận động của vũ trụ và sự tương tác với Trái đất. Trong Kinh Dịch – Thuyết quái truyện đã sử dụng từ “lệnh” khi nói đến sự vận động của bốn mùa. Đương nhiên muốn ra lệnh phải có quyền lực thể hiện bằng ấn kiếm và cờ tiết.
Từ những nội dung của hai tranh thờ Ngũ hổ đã trình bày ở trên, cho thấy nguồn gốc của nó không thể bắt đầu từ khi có lịch sử làng tranh Đông Hồ và Hàng Trống – tức là chỉ khoảng vài trăm năm nay – mà đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử văn hiến Lạc Việt. Bằng chứng thuyết phục nhất cho nhận xét này chính là dấu ấn của chòm sao Tiểu Hùng Tinh trên tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống. Dấu ấn này không chỉ có trong tranh Ngũ Hổ Hàng trống mà trong các tranh Hổ khác cũng có. Dưới đây là hình một “Ông Ba Mươi” với hình tượng chòm sao Tiểu Hùng Tinh.
Người viết cuốn sách này cho rằng: khó có thể khiên cưỡng phủ nhận những chấm có trên tranh Ngũ hổ là một sự ngẫu nhiên do nghệ sĩ tùy hứng chấm vào. Bởi vì đây là một hiện tượng phổ biến và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều này chứng tỏ những chấm này là biểu tượng được lựa chọn có ý thức của tác giả những bức tranh. Sự liên hệ với những vấn đề liên quan cho nội dung của Hà đồ Lạc thư về sự vận hành các vì sao trong Thiên hà và trong Thái Dương hệ đã chứng tỏ nó chính là biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh, chính là sự liên hệ và lý giải hợp lý với những vấn đề liên quan đến nó (*). Vấn đề cũng không chỉ dừng tại đây. Chúng ta hãy xem những cái chấm trên lưng ông Khiết mà dân gian gọi là “con cóc Tàu”, được coi là thuộc về văn hóa dân gian Hoa Hạ. Những chấm này cũng hoàn toàn trùng khớp với bố cục chòm sao Tiểu Hùng tinh. Sự liên hệ này đã cho thấy: biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng tinh trên ông Khiết và trong tranh Ngũ Hổ Việt Nam phải có cùng một cội nguồn văn hóa. Cũng không thể giải thích rằng nó bắt nguồn từ văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, nếu từ văn minh Hoa Hạ thì Hà Đồ & Lạc thư đã không bắt đầu trên lưng Long Mã và Rùa thần trên sông Lạc.
(*) Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương & bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb VHTT 2002.
Xin bạn đọc xem hình dưới đây:
(*) Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương & bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb VHTT 2002.
Xin bạn đọc xem hình dưới đây:
Hình minh họa sự tương quan giữa chòm sao Tiểu Hung Tinh và biểu tượng trên tranh Ngũ Hỗ và Ông Khiết
Điều này chứng tỏ nó phải tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Văn Lang một thời bao trùm lên miền nam sông Dương Tử. Ông Khiết biểu tượng của nền văn minh Khoa đẩu với tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ bị Hán hóa trở thành “con cóc Tàu”. Hiện tượng ngày nay ông Khiết được coi là sản phẩm của văn minh Hoa Hạ lại cho thấy: trung tâm văn minh Lạc Việt trước đây không phải ở miền Bắc Việt Nam. Việt Trì chỉ là thủ đô cuối cùng của Văn Lang.
Tất cả những hình tượng trong hai tranh Ngũ Hổ đã cho thấy xuất xứ từ rất lâu đời của hai tranh này. Từ đó cho chúng ta một cơ sở để kết luận rằng: Hà đồ & Lạc thư là một thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương (*), cụ thể là trong nền văn minh Lạc Việt. Khi nước Văn Lang sụp đổ, nền văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và rời rạc những mảnh vụn của nền văn minh
này và đã đẩy tất cả di sản văn hóa đó vào một trạng thái huyền bí.
Tất cả những hình tượng trong hai tranh Ngũ Hổ đã cho thấy xuất xứ từ rất lâu đời của hai tranh này. Từ đó cho chúng ta một cơ sở để kết luận rằng: Hà đồ & Lạc thư là một thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương (*), cụ thể là trong nền văn minh Lạc Việt. Khi nước Văn Lang sụp đổ, nền văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và rời rạc những mảnh vụn của nền văn minh
này và đã đẩy tất cả di sản văn hóa đó vào một trạng thái huyền bí.
Phụ chương
Hiện nay, do sự tam sao thất bản, nên rất hiếm tìm thấy một bức tranh có chiều Ngũ hành tương khắc trong tranh Ngũ Hổ Đông Hồ. Mà nó lại thể hiện Ngũ hành tương sinh như tranh được trình bày dưới đây. Nhưng người viết vẫn khẳng định: tranh Ngũ Hổ Đông Hồ nào không phản ánh chiều Ngũ hành tương khắc là sự sai lệch so với nội dung nguyên thủy. Sự khẳng định này được trình bày bởi một lập luận và nhận xét như sau: Đồ hình Lạc thư và Hà đồ cửu Cung thực tế chỉ khác nhau ở hai vị trí hành Hỏa (đỏ) và Kim (trắng). Do đó, trải hàng thiên niên kỷ thăng trầm của lịch sử, chỉ cần sự sai lệch vị trí của hai hành này hoặc hai hành tương sinh của nó là Mộc (xanh), Thủy (đen) sẽ tạo ra chiều tương sinh trong tranh Đông Hồ. Nhưng sự thay đổi đó chỉ tạo ra một chiều Ngũ hành tương sinh ngược chiều kim đồng hồ. Đây chính là yếu tố chứng tỏ sự sai biệt do thất truyền.
* Chú thích: Người viết đã chứng minh dấu ấn Hà đồ được ứng dụng trong “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” (Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh dịch)
Hiện nay, do sự tam sao thất bản, nên rất hiếm tìm thấy một bức tranh có chiều Ngũ hành tương khắc trong tranh Ngũ Hổ Đông Hồ. Mà nó lại thể hiện Ngũ hành tương sinh như tranh được trình bày dưới đây. Nhưng người viết vẫn khẳng định: tranh Ngũ Hổ Đông Hồ nào không phản ánh chiều Ngũ hành tương khắc là sự sai lệch so với nội dung nguyên thủy. Sự khẳng định này được trình bày bởi một lập luận và nhận xét như sau: Đồ hình Lạc thư và Hà đồ cửu Cung thực tế chỉ khác nhau ở hai vị trí hành Hỏa (đỏ) và Kim (trắng). Do đó, trải hàng thiên niên kỷ thăng trầm của lịch sử, chỉ cần sự sai lệch vị trí của hai hành này hoặc hai hành tương sinh của nó là Mộc (xanh), Thủy (đen) sẽ tạo ra chiều tương sinh trong tranh Đông Hồ. Nhưng sự thay đổi đó chỉ tạo ra một chiều Ngũ hành tương sinh ngược chiều kim đồng hồ. Đây chính là yếu tố chứng tỏ sự sai biệt do thất truyền.
* Chú thích: Người viết đã chứng minh dấu ấn Hà đồ được ứng dụng trong “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” (Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh dịch)
Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ Sự sai lệch về vị trí màu sắc (Đen - Thủy,Xanh lá cây - Mộc) tạo nên Ngũ hành tương sinh ngược chiều kim đồng hồ
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
----------------------------------------------
>> Bạn đọc có quan tâm đến loạt bài của cùng tác giả, xin mời bấm vào để Xem tất cả bài viết cùng chủ đề trên website của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét