26/2/10

Tin ngắn đầu năm

TTST BND: Bước vào năm mới, có 2 cuộc giao lưu nho nhỏ ở Hà Nội.

1. Hôm Chủ nhật 21/2 (mùng 8 Tết), nhân có Lộc và Ngọc ra HN, hội đã tranh thủ gặp gỡ tại nhà hàng Cá Giò Viễn Đông, 531 Bạch Đằng - chỗ nhà Bác Cổ rẽ ra ngoài đê. Gồm có Lộc, Ngọc, anh em Phan Việt Trung, Lê Nga, vợ chồng Tương Lai, vợ chồng Quốc Phong, Khánh, Dân, Hiếu Nam, Thanh Hà, Hoàn... Quán hàng nằm ở địa thế bên bờ sông Hồng và có khuôn viên đẹp nhưng không ai làm phó nháy nên không có ảnh lưu lại.

2. Ngày 25/2, thứ năm, do nhóm Phương Yến Thúy mới đi chơi Trung Quốc về không đến nhà hàng Cá giò Viễn Đông hôm CN được, nên Việt Phương đã mời Lộc (đang còn ở HN) đến nhà riêng ở phố Cù Chính Lan làm bữa tiệc nhỏ. Hôm đó còn có Thúy, Yến, Khánh, Đường, Lan Bình, Dân, Hoàn tham dự. Cũng tại bữa này, hội TTST BND sưu tầm thêm được một ảnh cũ rất thú vị vì ngoài số hơn hai chục thành viên trại trẻ, còn có cô búp-bê tên là Mốc hiện diện (ảnh này sẽ đăng lên sau).

3. Dự kiến cuộc đi về thăm lại xã Thống Nhất (nay là Hữu Văn), huyện Chương Mỹ vào hôm Chủ nhật tới 28/2 (có email thông báo dưới đây).

4. (Quan trọng) Qua mấy kỳ gặp gỡ gần đây, các thành viên đều mong muốn một cuộc gặp đông đủ nhất, có mời các cụ thân sinh, đặc biệt là mời các cô chú đã chăm sóc Trại trẻ ngày xưa cùng tham dự. Có lẽ tổ chức cuộc gặp như vậy thì thích hợp nhất là ở Hà Nội, vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này (được nghỉ thông 3 - 4 ngày). Vậy đề nghị các anh chị cùng xem lịch, bàn và sắp xếp xem nên tổ chức vào ngày nào dịp nghỉ này!

Trong ảnh này chỉ thiếu Hải Đường do đến muộn, hôm 25/2 ở nhà Việt Phương
--------------------------------------------------
Từ: vn.hanoi
Vào 17:02 Ngày 25 tháng 2 năm 2010
Chủ đề: Co di ve xa Thong Nhat - Chuong My khong?

Chào các anh chị,

Nhân dịp đầu Xuân, chúng tôi có tổ chức chuyến đi về thăm xã Thống Nhất, huyện Chương Mỹ (nay là xã Hữu Văn), nơi có nhà thờ họ Phùng và Trại trẻ đã ở năm xưa.

Các anh chị muốn đi hãy đăng ký ngay bằng email trả lời, hoặc liên hệ ngay với chị Phương hoặc anh Khánh.

Chuyến đi xuất phát lúc 8g00 ngày Chủ nhật này (28/02/2010). Đi về trong ngày.

Hiện tại đã lập được danh sách những người đầu tiên đăng ký: Phương, Yến, Thúy, Lộc, Hoàn, Khánh, Dân...
Trước mắt, anh Hoàn đã nhận việc thuê ô tô khách.

Thứ bảy, 27/2, là ngày 14 âm lịch nên sẽ là ngày cúng cho rằm tháng giêng vả lại nhiều người phải đi làm bù, vì vậy tổ chức đi ngày Chủ nhật là phù hợp.

Xin hãy quyết định ngay!
Chúc các anh chị nhiều may mắn!

--------------------------------------------------
Từ: Huy Hiệp
Vào 11:07 Ngày 26 tháng 2 năm 2010

Rất tiếc, mình không ra Hà Nội dịp này nên không đi được. Nhờ các bạn chuyển lời thăm hỏi của Hà Huy Hiệp tới anh bạn Tảo, con bác Lê.

Hẹn lần sau mình sẽ về thăm bạn cũ.

Thân mến
Hà Huy Hiệp

--------------------------------------------------
Từ: Ánh Nguyệt
Gửi lúc: 8:52:29 ngày 26 Tháng Hai 2010

Cho cô giáo Nguyệt đi với.

Nhưng chờ cô giáo Nguyệt cho tới khi có đủ tiền mua vé máy bay đi từ TP HCM ra, vì nghe giang hồ đồn tăng vé, đến 4,06 triệu đồng việt nam 1 vé khứ hồi. Mà cô giáo lại vừa được phong là cô giáo ngh`... yêu nước.

Chúc mọi người đi thăm chốn cũ vui vẻ nhé! Sướng thế.

--------------------------------------------------
Từ: Minh Hiền
Gửi lúc: 5:04 CH ngày 26/02/2010

Tiec qua , khong tham gia duoc vi dang cong tac tai BKK.
Hen lan sau vay. Chuc ca nha vui ve!

Hien

Mùa cũ

HUỲNH DŨNG NHÂN

Để lại mùa cũ những gập ghềnh âu lo
Ta đến miền vui không ai hò hẹn
Đời ngỡ ngàng kiếp người sạm nắng
Chờ bình minh để có cớ ngẩng đầu

Mùa cũ dịu dàng đời cũ qua mau
Ấu thơ xưa đã về khung trời khác
Ta cũ đến không nhận ra mê hoặc
Cũ tận cùng những ký ức riêng tư

Mùa mới về ngày mới rồi ư ?
Em thế nào thì thôi cứ thế
Đừng vội vã xốn xang nơi mưa nguồn góc bể
Dịu dàng ơi, xin em cứ dịu dàng

Chẳng còn gì ta giấu nữa về em
Những miền vui giờ cũng thành vụn vỡ
Mùa cũ chưa xanh mùa sau đã úa
Để mình ta giằng xé hai mùa

Chiếc lá biết mình mới cũ ngây ngô
Giả bộ tươi xanh úa vàng với gió
Khép hồn lại rồi thổi bùng bão tố
Nhưng vẫn khóc thương một mùa cũ riêng mình
Cuối 2009

(Lá bàng trên phố)

18/2/10

Hà Đồ Lạc thư và tranh thờ Ngũ Hổ

TTST BND: Nhân bước sang Canh Dần, thử cùng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương, tìm hiểu về tranh thờ dân gian Ngũ Hổ (gồm có tranh Đông Hồ và Hàng Trống, cùng đề tài Ngũ Hổ). Chắc ít ai để ý mấy cái chấm bên trên đầu ông Hổ vàng, thế mà đó lại là đồ hình bí ẩn (hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ là Lạc thư và Hà đồ). Cũng thật bất ngờ, khi biết trong tranh, Hổ là một biểu tượng được lựa chọn thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ Ngũ Hổ. Mỗi hành trong Ngũ hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành; Đó cũng là nguyên nhân để tạo màu trong tranh thờ Ngũ Hổ và vì sao Hổ Vàng được đặt đứng giữa, lớn hơn cả...
-
Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương
(Sách đã được Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản)

Trích đoạn:

Bức tranh dân gian được trình bày ở trang bên chắc không xa lạ với các bậc huynh trưởng. Đó là bức tranh thể hiện tín ngưỡng của người Lạc Việt về một sức mạnh thiên nhiên huyền bí.

Tranh thờ Ngũ Hổ (Tranh dân gian Hàng Trống)

Tranh thờ Ngũ Hổ(Tranh dân gian Đông Hồ)


Những gia đình có thờ “Ông Ba mươi” thường đặt bức tranh này dưới tranh tượng thờ thần thánh hoặc thờ Phật. Bản thân trong nhà người viết, trước đây cũng có một am hai tầng: tầng trên thờ Phật, tầng dưới thờ Ngũ hổ. Vào những ngày rằm, mùng một hoặc lễ chạp, ngoài hương hoa, oản chuối, các cụ còn cúng một miếng thịt heo sống trên ban thờ “Ông Ba mươi” một cách rất tôn kính. Hồi còn nhỏ, người viết đã bị bậc sinh thành rầy la, chỉ vì trước bàn thờ các ngài dám phạm húy gọi ngài là “con hổ”. Trong tục thờ, có gia đình thờ tranh Ngũ ông; có gia đình chỉ thờ một ông. Trong trường hợp này, tùy theo mạng vận của gia chủ thuộc hành nào trong Ngũ hành mà thờ “Ông Ba mươi” có màu sắc của hành đó, hoặc hành tương sinh với bản mệnh của gia chủ. Thí dụ: gia chủ mạng Hỏa, có thể thờ Ông mầu đỏ hoặc xanh… Tất nhiên, tất cả những người thờ phượng Ngài đều tin rằng được một sức mạnh siêu nhiên phù hộ cho gia trạch bình an, loại trừ tai nạn.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng: tục thờ này bắt nguồn từ một cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp, thì hổ chính là sức mạnh thiên nhiên gần gũi và là tai họa đối với con người. Do đó, con người thờ hổ. Có người giải thích từ “Ông Ba mươi” vì phát hiện ra ở một vùng miền núi ngày xưa có hổ hay làm hại người. Quan huyện sở tại treo giải ba mươi quan tiền cho ai giết được một con hổ. Vì vậy hổ được gọi là “Ông Ba mươi”. Từ những nhận định này, để giải thích màu sắc của các “Ông Ba mươi” người ta cho rằng: trong thiên nhiên hổ vàng đông hơn cả nên được vẽ to và ở giữa tranh; hổ đen và hổ trắng là sự tả thực hai loại hổ hiếm vốn có trên thực tế do biến dị sắc tố; còn hổ đỏ và xanh lá cây thì được giải thích là vẽ cho đẹp và cân đối bức tranh (?)(*). Với cách giải thích như trên sẽ không lý giải được một số vấn đề liên quan trực tiếp trong ngay nội dung bức tranh, chưa nói đến những vấn đề liên quan khác trong đời sống văn hóa còn lưu truyền trong dân gian.

* Chú thích: Bạn đọc có thể tham khảo những nhận định về tranh Ngũ Hổ trong cuốn Amanach năm Mậu Dần - 1998 (Nxb Phụ nữ).
Thực ra bức tranh thờ Ngũ hổ có xuất xứ từ một nền minh triết có nền tảng là học thuyết vũ trụ quan cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hổ là một biểu tượng được lựa chọn thể hiện cho sự vận động của Ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân của tục thờ Ngũ hổ.
Theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì: Ngũ hành chính là một dạng tồn tại, và là sự vận động vật chất từ bản nguyên của vũ trụ sau Âm Dương. Chính sự tương tác vận động của Ngũ hành trong sự chi phối của Âm Dương tạo nên sự hiện hữu của vũ trụ hiện nay. Mỗi hành có một màu đặc trưng: hành Hỏa màu đỏ; hành Thủy màu đen; hành Thổ màu Vàng; hành Kim màu trắng; hành Mộc màu xanh lá cây. Cũng theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì hành Thổ là sự qui tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân để tạo màu trong tranh thờ Ngũ hổ và là nguyên nhân để Hổ Vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Nhưng hình tượng trong tranh thờ Ngũ hổ cũng không chỉ dừng tại đây, mà nó chính là sự thể hiện cho nội dung của hai đồ hình bí ẩn nhất trong văn hóa Đông phương cổ. Đó là đồ hình Lạc thư & Hà đồ.
Trong những bản văn cổ nhất mà nhân loại biết được viết bằng chữ Hán lưu truyền hàng ngàn năm nay viết về hai đồ hình này như sau:
Vào thời vua Phục Hy (một vị vua huyền thoại, được coi là của Trung Hoa cổ, có niên đại ước tính 4000 năm tr.CN), có một con Long Mã xuất hiện ở sông Hoàng Hà, trên lưng nó có những vòng xoáy. Nhà vua bèn chép lại những vòng xoáy đó và tạo ra Hà đồ. Nghĩa chữ Hà đồ theo cách hiểu trong bản văn cổ chữ Hán có nghĩa là đồ hình trên sông Hoàng Hà. Căn cứ trên đồ hình Hà đồ, vua Phục Hy đã sáng tạo ra đồ hình Tiên thiên Bát quái.

Đồ hình Hà đồ

Hình Hà đồ cửu cung
Còn Lạc thư – cũng theo bản văn cổ chữ Hán – thì xuất hiện trên lưng con rùa thần ở sông Lạc thủy vào thời vua Đại Vũ (vị vua huyền thoại được coi là của Trung Hoa có niên đại 2205 trước CN). Căn cứ vào những vòng tròn trên mình rùa vua Đại Vũ vẽ lại thành một đồ hình gọi là Lạc thư.

Đồ hình Lạc thư

Lạc thư cửu cung
Trên cơ sở đồ hình Lạc thư, vua Đại Vũ đã làm ra Hồng Phạm cửu trù. Trong Hồng phạm cửu trù thì trù thứ nhất nói về Ngũ hành. Như vậy, theo bản văn cổ chữ Hán thì thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm nhất vào thời vua Đại Vũ (2205 tr.CN). Đến đời Chu Văn Vương – cũng theo thư tịch cổ chữ Hán – ngài đã dựa vào Lạc thư để làm ra Hậu thiên Bát quái và trước tác Chu Dịch. Thuyết Âm Dương xuất hiện chính thức theo bản văn chữ Hán là vào thời Khổng tử khi ngài chú giải Chu Dịch trong phần Thập dực. Đồ hình Hà đồ và Lạc thư, được nhắc tới trong những bản văn cổ được coi là từ thời Hán hoặc trước đó – vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Nhưng trên thực tế đồ hình Hà đồ & Lạc thư được trình bày ở trên chỉ được công bố vào đời Tống, tức là hơn một ngàn năm sau khi các bản văn vào thời Hán nhắc tới hai đồ hình này. Chính vì có một xuất xứ mơ hồ và đậm màu sắc thần bí dị đoan nói trên trong bản văn cổ chữ Hán, cho nên đến tận ngày hôm nay – khi bạn đang đọc cuốn sách này – Hà đồ Lạc thư vẫn là hai đồ hình bí ẩn của nền văn hóa Đông phương. Ngay cả những sách xuất bản gần đây nhất của những nhà nghiên cứu hiện đại Trung Quốc cũng chưa hiểu được bản chất Hà đồ & Lạc thư. Chúng ta xem những đoạn trích dẫn
sau đây chứng tỏ điều này:
“Về Hà đồ Lạc đồ có đủ các loại truyền thuyết thần kỳ. Tương truyền ở xã hội nguyên thủy Trung quốc, các lãnh tụ bộ lạc thời Phục Hy có con Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang Hà đồ; có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thủy, lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được đã căn cứ vào các điểm âm Dương trên “Hà đồ”, “Lạc đồ” mà vẽ ra Bát quái. Về sau Chu Hy đã thần hóa, nói “Hà đồ” , “Lạc đồ” là “Dịch của trời đất”.Thuyết “Hà đồ” “Lạc đồ” trong cuốn “Thượng thư” của Tiên Tần, “Luận ngữ” của Mạnh tử và trong “Hệ từ” đều có ghi lại. Nhưng “Đồ” và “Thư” thực chất là cái gì, chưa có ai nhìn thấy, càng chưa thấy ai nói đến. Trước đời Tống, không ít “Dịch” gia khi viết về “Dịch”, rất ít nói đến “Hà đồ”, “Lạc đồ”, một vài người có nói đến thì cũng chỉ lướt qua. Phong trào nói đến “Hà đồ”, “Lạc thư” vào những năm Thái bình hưng quốc (niên hiệu Tống Thái Tôn). Do đó, từ đời Tống về sau, đối với thuyết “Hà đồ” “Lạc thư” luôn có hai dòng ý kiến khác nhau. Các học giả dịch học đời nhà Thanh như Hồ Vị, Hoàng Tôn Nghĩa đều phản đối cách nói của các nhà nho đời Tống.” (*)

* Chú thích: Chu Dịch và dự đoán học, Thiệu Vĩ Hoa,Nxb VHTT 1995.
“Hà đồ, Lạc thư là gì?" Từ xưa đến nay có rất nhiều người thử tìm hiểu mong tìm ra câu giải đáp, đã hình thành môn Hà đồ học, nhưng chưa có ai giải đáp được câu hỏi này.
Trong thư tịch cổ, Thượng thư, Cố mệnh là sách ghi chép sớm nhất về Hà đồ, chép rằng sau khi Văn Vương chết, tại chái nhà phía đông có trưng bày Hà đồ, Cố mệnh truyện gắn Hà đồ với Bát quái; Hà đồ Bát quái; Phục Hi cầm đầu thiên hạ, có con long mã nhô lên mặt nước, do đó phỏng theo văn của nó mà vẽ Bát quái, gọi là Hà đồ. “Xuân thu vĩ” thì tán thưởng: “Hà đồ thông với Càn (trời), nhô lên hoa thần; Lạc chảy vào Khôn (đất), nhả địa phù”. Ngay cả “Chu Dịch. Hệ từ” cũng chép: “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân lấy đó làm chuẩn tắc”.
Từ thời Hán đến thời Tống, luôn luôn có những cuộc tranh luận về Hà đồ Lạc thư. Đến khi Chu Hi biên soạn “Dịch học khởi mông”, thì mới có kết luận sơ bộ, còn như thời Tiên Tần có Hà đồ, Lạc thư hay không, thì vẫn là một câu hỏi.” (*)
* Chú thích: Bí ẩn của Bát quái, Nxb VHTT 1993 - Vương Ngọc Đức, Diêu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường, người dịch Trần Đình Hiến từ nguyên bản tiếng Trung Quốc do Nhân Dân Quảng Tây xuất bản xã.

Nhưng chính bức tranh Ngũ Hổ dân dã của người Lạc Việt lại mang một nội dung hoàn chỉnh và hướng tới ý nghĩa đích thực của Hà đồ Lạc thư – đồ hình căn bản của nền lý học cổ Đông phương.
Nếu chúng ta chồng đồ hình cửu cung lên hai bức tranh Ngũ hổ của làng Đông Hồ và Hàng Trống thì chúng ta sẽ nhận thấy một sự trùng khớp như sau: Tranh Ngũ hổ làng Đông Hồ có chiều Ngũ hành tương khắc như trong đồ hình của Lạc thư. Tranh Ngũ hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong đồ hình của Hà đồ. Trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ thì Hổ vàng ở giữa, chân trước đặt lên hòm ấn có khắc sáu vạch. Nếu chúng ta lật ngược lại 90 độ thì đây chính là ký hiệu của quẻ Bát thuần Càn trong Kinh Dịch. Quẻ Bát  thuần Càn là biểu tượng của cực Dương. Ý nghĩa ký hiệu này cho thấy những vấn đề sau đây:
@ Lạc thư thuộc Dương (tổng độ số chấm trắng thuộc Dương trong Lạc thư là 25 trội hơn tổng độ số chấm đen trong Lạc thư là 20).
@ Vì Lạc thư thuộc Dương qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn, cho nên phải có trước Hà đồ. Điều này phủ nhận những bản văn cổ chữ Hán cho rằng Hà đồ có trước (đời Phục Hy khoảng 4000 năm tr.CN), Lạc thư có sau (đời Đại Vũ khoảng 2200 năm tr.CN).

@ Qua ký hiệu quẻ Bát thuần Càn trong Lạc thư cho thấy:
* Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là nền tảng căn bản của Kinh Dịch.
* Ký hiệu Dịch đặt trên hòm ấn đóng kín được bảo vệ bằng một sức mạnh siêu nhiên qua hình tượng Ngũ hổ cho thấy: những bí ẩn của Kinh Dịch chỉ có thể tìm được trong sự vận động của vũ trụ theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính biểu tượng này cho thấy trong bản văn chữ Hán của Chu Dịch, lưu truyền hàng ngàn năm nay không nói đến Ngũ hành đã chứng tỏ sự sai lệch của nó.
@ Những hình tượng như: Mặt trời, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm có trong tranh Ngũ hổ Đông Hồ cũng như Hàng Trống sẽ được giải mã chung ở phần sau.
Bạn đọc xem đồ hình thuyết minh dưới đây:

Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ và Lạc thư cửu cung(Chiều Ngũ hành tương khắc ngược kim đồng hồ)
Trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có chiều Ngũ hành tương sinh như trong cửu cung Hà đồ. Trong tranh này thì Hổ vàng không chặn lên hòm ấn mà ôm lấy miếng phù ghi dòng chữ: “Pháp đại uy nỗ”. Dịch theo ngôn ngữ hiện đại có thể hiểu là qui luật chủ yếu bao trùm. Điều này cho thấy chính Hà đồ là đồ hình căn bản trong sự vận động tương tác của những hiệu ứng vũ trụ lên Trái đất. Bởi vì, sự vận động của bốn mùa trên Trái đất chính là sự vận động của Ngũ hành tương sinh, phù hợp với nguyên lý Ngũ hành tương sinh của tranh Ngũ hổ Hàng Trống. Với tranh Ngũ hổ Đông Hồ thuộc Dương là cái có trước đương nhiên Hà đồ phải là cái có sau thuộc Âm. Điều này phù hợp với độ số vòng tròn đen thuộc Âm là 30 nhiều hơn độ số vòng tròn trắng thuộc Dương là 25 trên Hà đồ. Hà đồ là cái có sau và Hậu thiên Bát quái cũng là cái có sau Tiên thiên Bát quái. Do đó, Hà đồ phải là nền tảng
của Hậu thiên Bát quái (*).
Đặc biệt bảy chấm tròn trên đầu Hổ vàng chính là yếu tố quyết định để tìm về cội nguồn đích thực và bản chất của Hà đồ. Đây chính là chòm sao Tiểu Hùng tinh, là chòm sao Thiên cực Bắc trên bầu trời hiện tại. Hay nói một cách khác đây là chòm sao định vị chuẩn cho việc quan sát sự vận động của vũ trụ nhìn từ Trái đất. Đây là điều mà những bản văn chữ Hán trên 2000 năm nay chưa hề nói tới về nội dung của Hà đồ (**).


* Chú thích: Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Nguyễn Vũ Tuấn
Anh. Nxb VHTT tái bản 2002.
** Chú thích: Nội dung Hà đồ Lạc thư đã được trình bày trong các sách cùng một tác giả là: “Thời Hùng Vương qua Truyền thuyết và Huyền thoại”, “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”. Do Nxb VHTT tái bản 2002.
Xin bạn đọc xem hình sau đây:

Hình Ngũ Hổ hàng trống và cửu cung Hà đồ(Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ)
Cả hai tranh Ngũ Hổ đều có những hình tượng: Mặt trời đỏ, năm lá cờ ngũ sắc và năm thanh kiếm. Những hình tượng  này lần lượt thể hiện những ý nghĩa sau đây:
@ Mặt trời đỏ là biểu tượng của Thái cực và xuất xứ phương Nam (phương Nam màu đỏ theo thuyết Ngũ hành) của nền văn hóa Đông phương. Hay nói một cách khác, chính nền văn minh Lạc Việt là cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ hành và những ký hiệu của Dịch học chính là một siêu công thức của học thuyết này.
@ Hình ảnh của cờ lệnh và kiếm trong hai tranh Ngũ hổ thể hiện sức mạnh của tự nhiên trong qui luật vận động của Âm Dương Ngũ hành, chi phối sự vận động của vũ trụ và sự tương tác với Trái đất. Trong Kinh Dịch – Thuyết quái truyện đã sử dụng từ “lệnh” khi nói đến sự vận động của bốn mùa. Đương nhiên muốn ra lệnh phải có quyền lực thể hiện bằng ấn kiếm và cờ tiết.
Từ những nội dung của hai tranh thờ Ngũ hổ đã trình bày ở trên, cho thấy nguồn gốc của nó không thể bắt đầu từ khi có lịch sử làng tranh Đông Hồ và Hàng Trống – tức là chỉ khoảng vài trăm năm nay – mà đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử văn hiến Lạc Việt. Bằng chứng thuyết phục nhất cho nhận xét này chính là dấu ấn của chòm sao Tiểu Hùng Tinh trên tranh thờ Ngũ hổ Hàng Trống. Dấu ấn này không chỉ có trong tranh Ngũ Hổ Hàng trống mà trong các tranh Hổ khác cũng có. Dưới đây là hình một “Ông Ba Mươi” với hình tượng chòm sao Tiểu Hùng Tinh.

Người viết cuốn sách này cho rằng: khó có thể khiên cưỡng phủ nhận những chấm có trên tranh Ngũ hổ là một sự ngẫu nhiên do nghệ sĩ tùy hứng chấm vào. Bởi vì đây là một hiện tượng phổ biến và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều này chứng tỏ những chấm này là biểu tượng được lựa chọn có ý thức của tác giả những bức tranh. Sự liên hệ với những vấn đề liên quan cho nội dung của Hà đồ Lạc thư về sự vận hành các vì sao trong Thiên hà và trong Thái Dương hệ đã chứng tỏ nó chính là biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng Tinh, chính là sự liên hệ và lý giải hợp lý với những vấn đề liên quan đến nó (*). Vấn đề cũng không chỉ dừng tại đây. Chúng ta hãy xem những cái chấm trên lưng ông Khiết mà dân gian gọi là “con cóc Tàu”, được coi là thuộc về văn hóa dân gian Hoa Hạ. Những chấm này cũng hoàn toàn trùng khớp với bố cục chòm sao Tiểu Hùng tinh. Sự liên hệ này đã cho thấy: biểu tượng của chòm sao Tiểu Hùng tinh trên ông Khiết và trong tranh Ngũ Hổ Việt Nam phải có cùng một cội nguồn văn hóa. Cũng không thể giải thích rằng nó bắt nguồn từ văn minh Hoa Hạ. Bởi vì, nếu từ văn minh Hoa Hạ thì Hà Đồ & Lạc thư đã không bắt đầu trên lưng Long Mã và Rùa thần trên sông Lạc.


(*) Chú thích: Xin xem “Thời Hùng Vương & bí ẩn Lục thập Hoa giáp”, “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb VHTT 2002.
Xin bạn đọc xem hình dưới đây:
Hình minh họa sự tương quan giữa chòm sao Tiểu Hung Tinh và biểu tượng trên tranh Ngũ Hỗ và Ông Khiết
Điều này chứng tỏ nó phải tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh Văn Lang một thời bao trùm lên miền nam sông Dương Tử. Ông Khiết biểu tượng của nền văn minh Khoa đẩu với tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ bị Hán hóa trở thành “con cóc Tàu”. Hiện tượng ngày nay ông Khiết được coi là sản phẩm của văn minh Hoa Hạ lại cho thấy: trung tâm văn minh Lạc Việt trước đây không phải ở miền Bắc Việt Nam. Việt Trì chỉ là thủ đô cuối cùng của Văn Lang.
Tất cả những hình tượng trong hai tranh Ngũ Hổ đã cho thấy xuất xứ từ rất lâu đời của hai tranh này. Từ đó cho chúng ta một cơ sở để kết luận rằng: Hà đồ & Lạc thư là một thực tế đã tồn tại từ rất lâu trong nền văn minh cổ Đông phương (*), cụ thể là trong nền văn minh Lạc Việt. Khi nước Văn Lang sụp đổ, nền văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và rời rạc những mảnh vụn của nền văn minh
này và đã đẩy tất cả di sản văn hóa đó vào một trạng thái huyền bí.

Phụ chương
Hiện nay, do sự tam sao thất bản, nên rất hiếm tìm thấy một bức tranh có chiều Ngũ hành tương khắc trong tranh Ngũ Hổ Đông Hồ. Mà nó lại thể hiện Ngũ hành tương sinh như tranh được trình bày dưới đây. Nhưng người viết vẫn khẳng định: tranh Ngũ Hổ Đông Hồ nào không phản ánh chiều Ngũ hành tương khắc là sự sai lệch so với nội dung nguyên thủy. Sự khẳng định này được trình bày bởi một lập luận và nhận xét như sau: Đồ hình Lạc thư và Hà đồ cửu Cung thực tế chỉ khác nhau ở hai vị trí hành Hỏa (đỏ) và Kim (trắng). Do đó, trải hàng thiên niên kỷ thăng trầm của lịch sử, chỉ cần sự sai lệch vị trí của hai hành này hoặc hai hành tương sinh của nó là Mộc (xanh), Thủy (đen) sẽ tạo ra chiều tương sinh trong tranh Đông Hồ. Nhưng sự thay đổi đó chỉ tạo ra một chiều Ngũ hành tương sinh ngược chiều kim đồng hồ. Đây chính là yếu tố chứng tỏ sự sai biệt do thất truyền.

* Chú thích: Người viết đã chứng minh dấu ấn Hà đồ được ứng dụng trong “Hoàng Đế nội kinh tố vấn” (Xin xem “Tìm về cội nguồn Kinh dịch)
Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ Sự sai lệch về vị trí màu sắc (Đen - Thủy,Xanh lá cây - Mộc) tạo nên Ngũ hành tương sinh ngược chiều kim đồng hồ
Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương

----------------------------------------------
>> Bạn đọc có quan tâm đến loạt bài của cùng tác giả, xin mời bấm vào để Xem tất cả bài viết cùng chủ đề trên website của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương

17/2/10

Lời chúc từ Ucraina

Từ Vũ
Ngày: 17/02/2010 1:22 CH
Phúc đáp: Nam moi Canh Dan!


Chào Cả Nhà!

Đầu năm mới xin chúc các thành viên của TTSTBND một năm AN BÌNH, AN KHANG, AN LẠC và nếu có thể cả AN NHÀN!

Vũ Tuấn Hoàng

------------------------------------------
Từ ttst bnd (vn.hanoi)
Ngày: 08/02/2010 6:21 CH
Chủ đề: Nam moi Canh Dan!

An Khang
                  Hạnh Phúc
                                      Vạn Sự Như Ý!




Trại trẻ Sơ tán Báo Nhân Dân

------------------------------------------
Cập nhật 18/02/2010:

Từ Hồ Nguyên
Ngày: 18 tháng 2 năm 2010 11:16 CH
Chủ đề: Gui loi chuc Tet sau Tet

Gui cac ban TTST bao ND,

Biet la Tet da qua, nhung toi van muon gui den cac ban mot loi chuc Tet vui nhu da ghi trong file dinh kem mong tat ca chung ta ai ai cung duoc luon vui va hanh phuc trong moi ngay minh con duoc song.Hay tran trong tung niem vui, hanh phuc minh da co!

Than ai,
Nguyen Ho Nguyen

Dưới đây là nội dung từ file kèm theo email:

Nguồn: http://amthucchay.blogspot.com/2009/01/chuc-mung-nam-moi.html

NĂM HẾT TẾT ĐẾN

Lộc tiến vào nhà
Quà bánh bao la
Láng giềng no đủ
Vàng bạc đầy tủ
Gia chủ phát tài
Già trẻ gái trai
Cam lai hạnh phúc
Thịnh vượng đoàn viên
Thành tâm cầu chúc
1 bầu trời sức khỏe
1 Biển cả tình thương
1 Ðại dương tình bạn
1 Ðiệp khúc tình yêu
1 bạn đời chung thủy
1 Sự nghiệp muôn năm
1 Gia đình bền vững
1 ước mơ khổng lồ !
Cầu xin ơn trên …phù hộ cho thân bằng quyến thuộc của con mãi mãi được
khỏe mạnh và hạnh phúc."
Thượng đế bảo: "Chỉ cho 4 ngày thôi ! ".
- Thế thì xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa
xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông".
- Xin nhiều quá ! Chỉ cho 3 ngày thôi.
- Nếu chỉ được 3 ngày thi con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày
hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai.
- Thương đế cười : "Thì cho 2 ngày vậy".
- Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày buổi sáng và
ngày buổi tối.
- Ha ha ! Vậy chỉ cho 1 ngày thôi".
- Vâng, xin tuân.
- Thượng đế thắc mắc hỏi: "như vậy là ngày nào?".
- Con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc mỗi ngày.
Thượng đế mỉm cười : "Tốt lắm. Bản thân ngươi, bằng hữu ngươi, gia quyến
người, tùy thuộc ngươi bao gồm cả những người nào nhận được e-mail này sẽ
được an khang và hạnh phúc mỗi ngày".

------------------------------------------
Cập nhật 22/02/2010:

Từ Ánh Nguyệt
Ngày: 22/02/2010 8:25 SA
Phúc đáp: Gui loi chuc Tet sau Tet

Chào cả nhà .

Chúc một năm mới với nhiều điều may mắn và hạnh phúc!

Thật ấm áp khi người thân của mình nghĩ tới mình mọi lúc mọi nơi, mọi thời gian, mọi không gian.

Cảm ơn người đã sưu tầm ra bài viết hay như thế!

--
Từ Ha Zung
Ngày: 22/02/2010 3:50 CH
Phúc đáp: Gui loi chuc Tet sau Tet


Gửi Toàn thể Anh Chị Em Trại trẻ Báo Nhân Dân.

Từ Kiev Thủ đô Ukraina xinh đẹp xin chuyển tới Anh Chị Em


CHÚC NĂM MỚI 2010 :

- Vừa đ HẠNH PHÚC đ giữ tâm hồn bạn được ngọt ngào.
-
Vừa đ THỬ THÁCH đ giữ bạn luôn kiên nhẫn.
-
Vừa đ MUỘN PHIỀN đ giữ bạn thật sự là Man.
-
Vừa đ HY VỌNG đ cho bạn được hạnh phúc.
-
Vừa đ THẤT BẠI đ bạn mãi khiêm nhường.
-
Vừa đ THÀNH CÔNG đ giữ bạn mãi nhiệt tâm.
-
Vừa đ BẠN BÈ đ bạn được an ủi.
-
Vừa đ VẬT CHẤT đ đáp ứng các nhu cầu vật chất của bạn.
-
Vừa đ NHIỆT TÌNH đ bạn cho đời thêm hân hoan.
-
Vừa đ NIỀM TIN đ xua tan những thất vọng.

HÃY GIỮ MÃI TRONG LÒNG NGỌN LỬA NIỀM TIN NHÉ!

Ha Zung

Kiev-Ukraina

15/2/10

Việt nam qua con mắt của các bậc trí thức lão thành

TTST BND: Hầu hết khán giả VTV3 đã xem chương trình "Thày trò ngày gặp lại" kéo dài suốt 4 - 5 tiếng đồng hồ đều khó kìm nén được xúc động khi xem những hình ảnh thắm đượm tình nghĩa sâu nặng giữa những người thày Liên Xô và học trò Việt Nam, quan hệ giữa họ cũng thể hiện tình hữu nghị cao cả giữa hai đất nước Xô - Việt và lòng biết ơn vô bờ của lưu học sinh Việt Nam với những người thày ở Liên Xô xưa.

Từ Phương Hồng

Có một người trò cũ của bà giáo Zoia Petrovna, một trong 19 cô gái mà bà không bao giờ quên dù đã gần 40 năm đã qua, chính là chị Ngô Phương Hồng, thành viên của Trại trẻ xưa của chúng ta; Còn anh Hoàng Tuấn Vũ ở Ucraina lại là người đưa đón, ráp nối với các thày cô bên Nga, góp phần không nhỏ cho cuộc gặp thành công.

Mời các bạn đọc bài của anh Tuấn Vũ đã đăng trên tờ báo Thời Nay (ấn bản mới của báo Nhân Dân), ảnh trong bài chụp cô giáo Zoia khi đi chơi thăm Việt nam vừa qua do chị Phương Hồng cung cấp:


Âm hưởng của cuộc gặp gỡ Thầy trò Xô - Việt vẫn còn tiếp tục làm rung động hàng triệu trái tim người Việt trên cả thế giới. Nước mắt của ngày hội ngộ, nước mắt của lòng biết ơn, nước mắt của bao kỷ niệm vui buồn mà nửa thế kỷ đã qua đi nhưng không hề bị phai mờ. Nứơc Nga, con người Nga và văn hoá Nga đã trở thành một bộ phận không thể chối bỏ trong lịch sử cận đại của Việt Nam.

Những đợt lạnh kéo dài tại Ucraina không hề làm giảm đi những ký ức nóng hổi của các Thầy cô giáo già vừa trở về từ Việt Nam. Trên sân ga Kharkov, dưới cái lạnh âm 20 độ, Tôi vừa khiêng đỡ chiếc vali của giáo sư Chervanhov vừa hỏi vị giáo sư già 74 tuổi:

- Ông chắc mệt lắm phải không?

- Không hề. Tôi như trẻ lại chục tuổi. Mọi người ở nhà cứ lo cho tôi, nào huyết áp, nào tim mạch nhưng suốt 10 ngày ở Việt Nam tôi luôn cảm thấy khoẻ mặc dù chương trình rất căng thẳng, hầu như không có ngày trống. Thăm quan tất cả các danh lam thắng cảnh của Hà nội, rồi vịnh Hạ Long, rồi cố đô Huế…Gặp gỡ không biết bao con người, từ Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến những bà bán hàng rong ngoài vỉa hè. Người tôi bây giờ còn sực nức mùi Việt Nam.

- Tôi cảm thấy Hà Nội gần gũi hơn cả…Matxcova – Giáo sư Mikhain Ivanovich Bonđarenko, hiệu trưởng học viện kinh doanh, chia sẻ với nhóm phóng viên chúng tôi mấy ngày sau khi trở lại Kharkov ngay trong căn phòng làm việc bừa bộn của ông. Những chồng ảnh chụp, những món quà lưu niệm trong suốt chuyến đi được ông bày cả lên mặt bàn làm việc to rộng . Ông cầm từng bức ảnh lên và say sưa thuyết minh quên cả thời gian và cả cái tuổi 76 của mình : “ Hiệu trưởng trường Tổng hợp mang tên Karazina đã có lệnh triệu tập ba giáo sư chúng tôi vừa từ Việt Nam về để nghe thuyết trình thu hoạch sau chuyến đi. Chúng tôi sẽ có những đề xuất lên Hiệu trưởng về việc tái khởi động lại những đề án hợp tác trong lĩnh vực đào tạo chuyên gia. Nhiều lĩnh vực còn bỏ trống, cần phải đầu tư chất xám không thì rất lãng phí”.

- Ông có thể cho biết, liệu ông có thấy nước Ucraina cần phải học tập Việt Nam ở điểm nào không? – Cô phóng viên Valentina đưa ra một câu hỏi bất ngờ ngay đối với cả chính tôi. Tôi quan sát diễn biến tình cảm trên khuôn mặt đã điểm nhiều đồi mồi của vị giáo sư già , người đã giúp đào tạo hàng trăm chuyên gia cho Việt nam.“ Thầy đi học lại trò - Thật là một câu hỏi rất hóc, chạm ngay đến lòng tự trọng của người Thầy, long tự trọng của dân tộc – Tôi trộm nghĩ và lấy một tấm ảnh ở trên bàn lên giả bộ chăm chú xem. Mấy phút im lặng trôi qua. Có lẽ, đây là những phút căng thẳng nhất trong suốt 2 giờ phỏng vấn. Trong phòng chỉ vang lên tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường. Vị giáo sư già hơi cúi đầu suy nghĩ, mái tóc bạc trắng rơi xuống che lấp đi vầng trán cao và rộng.

- Xin lỗi, tôi nói ra điều này không phải vì có anh là người Việt nam ở đây, tôi muốn nói với đồng bào của tôi, những độc giả sẽ đọc bài phỏng vấn của các bạn, và tôi cũng sẽ nói với Hiệu trưởng và các vị quan chức : Chúng ta phải ngả mũ học tập Việt Nam trên rất nhiều phương diện!

Tôi ngỡ ngàng vì câu trả lời của một trí thức có thâm niên công tác và bề dày kinh nghiệm sống đồ sộ. Nhưng rồi tôi cũng chợt hiểu ngay ra rằng, đất nước Ucraina sẽ còn tiến xa bởi nhờ có đội ngũ trí thức như ông giáo sư đang ngồi đây và các thế hệ học trò kế cận . Tuy tuổi tác đã gần bát thập, nhưng không hề thủ cựu, vẫn khiêm tốn học hỏi kể cả học tập ngay chính những người mà mới cách đây không lâu còn là học trò của mình. Họ chính là những hạt muối của đất nước này mặc cho bão táp chính trị có vần vũ trên bầu trời. Họ chính là những người gieo mầm cho những vụ mùa lúa mì bội thu. Tôi chợt nhớ đến câu nói của một triết gia Hy Lạp cổ đại : “ Tôi không sợ kẻ mạnh nhưng lại kiêu căng, tôi sợ những con người khiêm tốn ”.

- Có lẽ điều đầu tiên bao trùm lên tất cả là chủ nghĩa yêu nước của người dân Việt Nam – Giáo sư Matvei Nikolaievich trầm ngâm nói - Thiếu yếu tố này thì không một dân tộc nào có thể tự đứng lên trên đôi chân của mình được. Tôi lần đầu tiên đến Việt Nam, cảm giác đầu tiên là thấy đâu đâu cũng xây dựng, đất nước là cả một công trường. Tốc độ phát triển có thể nói là chóng mặt.

Khi đến thăm khu di tích Quốc tử Giám, ông Bonđarenko đã thắc mắc hỏi người hướng dẫn viên, tại sao gọi là Văn Miếu ( Bảo tàng Văn học) ? Theo ông nên đổi tên thành Bảo tàng Tri thức. Chiều sâu văn hoá của các tấm bia tiên sĩ đặt trên lưng rùa khiến các vị khách rất cảm phục tinh thần hiếu học của dân tộc Việt nam. Ngay sau buổi giao lưu, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Ngọc Thiện đã mời các thầy giáo của đoàn Ucraina thăm cố đô Huế và có buổi gặp mặt riêng 39 cựu sinh viên của trường Tổng hợp quốc gia Kharkov khoa chính trị kinh tế học.

Từ thành phố Đônhét, chúng tôi nhận được những lá thư chia sẻ cảm tưởng của giáo sư Sivokobulenko V.F của trường đại học bách khoa. Sau buổi giao lưu trên truyền hình hôm 17 tháng 01, Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã mời riêng thầy giáo của mình đến nhà riêng để trò chuyện thân mật. “ Đây là chuyến thăm Việt nam lần thứ 3 của tôi – ông Vitali Feđôrovch kể - Lần đầu tiên năm 1962 -1964 đến làm việc tại công trình thuỷ điện Uông Bí. Lần thứ hai năm 2004 trong thành phần của đoàn đại biểu trường bách khoa theo lời mời của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An. Mỗi lần đến lại một lần ngạc nhiên vì sự thay da đổi thịt trên đất nước Việt Nam. Tôi không còn nhận ra được thủ đô Hà nội. Thành phố đã bắt đầu vươn lên những toà nhà chọc trời…

Từ Phương Hồng

Chúng tôi ra thăm đảo Tuần Châu ở Hạ Long, tôi đã đi hơn 30 nước trên thế giới những chưa ở đâu được mục sở thị một khung cảnh thiên nhiên đẹp như ở đây. Chúng tôi tham quan làng chài sống trên biển, cả trường học sơ cấp cho trẻ em từ lớp 1-3 trên mặt nước…”.

Từ Phương Hồng

Người cuối cùng mà chúng tôi phỏng vấn là bà Zoia Petrovna, giáo viên tiếng Nga đã nghỉ hưu tại thành phố Xlaviansk. Những dòng chữ còn rất khoẻ khoắn và đẹp trong bức thư bà gửi lên qua xe buýt cho chúng tôi nói lên một cá tinh trẻ trung, xông xáo của người phụ nữ đã 75 tuổi : “ Tôi thật không ngờ, cuối đời mình còn có may mắn đi thăm Việt Nam. Tôi vô cùng cảm ơn đất nước Việt Nam, cảm ơn những người tổ chức chương trình này, đặc biệt là Tập đoàn Technocom, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov và tỉnh Đônhét đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hết sức chu đáo. Mười ngày ở Việt Nam là mười ngày kỳ diệu nhất trong đời tôi. 19 cô gái học sinh của tôi đã đưa tôi đi khắp đất nước, từ Hà nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Một người bạn Việt Nam tên là Hoàn tham gia làm chương trình cùng đi với tôi ra Vịnh Hạ Long ngay hôm sau buổi truyền hình trực tiếp kể lại rằng, suốt cả đêm anh không chợp mắt được vì các cú điện thoại của bạn bè và người quen từ khắp các nước trên thế giới : Mỹ, Úc, Pháp, Sinhgapua… gọi về chúc mừng sự thành công vang dội. Đi đến đâu cũng có người nhận ra và bước tới hỏi thăm, ôm hôn và cảm ơn chân thành, thậm chí đến tận lúc ra sân bay Nội Bài quay trở lại Ucraina…”

Hoàng Vũ

11/2/10

Năm mới Canh Dần


Vạn Sự Như Ý!
TTST BND

(Nguồn: Phỏng theo và phối hợp tranh dân gian Hàng Trống với e-card demtrang.vn)

4/2/10

Phụ nữ trong cuộc đời của Dostoevsky

TTST BND: Fyodor Mikhailovich Dostoevsky (Фёдор Миха́йлович Достое́вский, thường phiên âm "Đốt-xtôi-ép-xki") là nhà văn Nga nổi tiếng, sinh ngày 11 tháng 11 (lịch Nga cũ: 30 tháng 10), 1821 và mất ngày 9 tháng 2 (lịch Nga cũ: 28 tháng 1), 1881. Cùng với Lev Tolstoy, Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông, như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và trừng phạt v.v..., đã khai thác tâm lí con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ 19. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20.

Mời các bạn xem bài đã đăng trên website Hội nhà văn Việt Nam của Vũ Tuấn Hoàng (2/20/2009 11:09:12 AM):

Ngay từ khi Dostoevsky còn sống, đã có nhiều chuyện thêu dệt về đời sống ái tình của thiên tài này trong giới trí thức, văn nghệ sĩ Nga cuối thế kỷ XIX. Trong các tác phẩm bất hủ của ông có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột và những mối quan hệ đàn ông - đàn bà phức tạp. Có thể nói, phụ nữ đóng một vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong cuộc đời cũng như trong tác phẩm của Dostoevsky.

Mọi sự đều có gốc rễ từ thuở thiếu thời. Dostoevski sớm nhận ra cung cách gia trưởng ngự trị trong gia đình mình. Cha ông có tính đa nghi bệnh hoạn, uống rượu như hũ chìm, bồ bịch với đủ các hạng người, từ quí tộc đến đám dân đen bần hàn, và còn cả những cơn điên khùng bột phát. Tất cả những chuyện này xảy ra trước mắt người mẹ đau yếu, đang tàn lụi dần, người mẹ mà Dostoevsky tôn sùng như thần thánh. Ông căm thù cha và, từ trong vô thức, mong chờ cái chết của cha. Ðiều này đã bào mòn sự cân bằng tinh thần vốn rất dễ tổn thương của nhà văn tương lai. Sau khi cha ông bị nông dân giết hại một cách dã man, Dostoevsky bị chấn động và đã ốm một trận thập tử nhất sinh. Với ông, thảm kịch này chứa đựng bạo lực, sự đồi trụy, tệ nghiện rượu và cả mong ước thầm kín của ông. Trong bối cảnh đó, người mẹ đã khuất trở thành thần tượng trong nhận thức và suy nghĩ của ông. Thành công của thiên truyện vừa Những kẻ bần hàn đã mở ra trước nhà văn trẻ những cánh cửa sán lạn nhất của đời sống quí tộc giới thượng lưu Petersburg.

Ngày 16 tháng 11 năm 1845, chàng thanh niên trẻ hai mươi bốn tuổi Dostoevsky làm quen với tiểu thư Avdotia Iakovlevna Panaeva và phải lòng lần đầu tiên trong đời. Tình cảm mới mẻ và mãnh liệt đến mức anh lo sợ cho tình trạng sức khỏe của mình có thể dẫn đến những cơn bột phát thần kinh hoặc thậm chí động kinh. Song, Panaeva lúc nào cũng có hàng tá những người ngưỡng mộ giàu có và nổi tiếng vây quanh. Dostoevsky nhanh chóng nhận ra địa vị thấp hèn của mình và mất hết hy vọng vào tình yêu đáp lại từ phía Panaeva. Hơn nữa, thành công của Những kẻ bần hàn cũng nhanh chóng rơi vào quên lãng. Những cuốn sách sau đó chìm nghỉm, không gây được chút tiếng tăm gì. Bản tính hay tự ái, dễ nổi nóng và kiềm chế bản thân kém khiến Dostoevsky trở thành đối tượng cho những lời chế giễu chua cay, thâm độc. Ðiều này càng làm cho anh khó tiếp cận được người mình yêu. Thất bại của mối tình đầu mang màu sắc ảm đạm, bệnh hoạn. Nhưng nhờ vậy, nhà văn trẻ đã tìm ra được lối thoát cho những dục vọng sôi sục của mình, không phải bằng việc chiếm đoạt thể xác người phụ nữ, mà bằng những mơ mộng viển vông. Ðiều này được thể hiện rất rõ qua tác phẩm Những đêm trắng.

Tuy vậy, Dostoevsky không chỉ mơ tưởng một mối tình thuần khiết, cao thượng. Khi còn phục vụ trong quân đội Sa hoàng, những bữa nhậu nhẹt đánh chén của cánh sĩ quan thời đó thường được kết thúc trong các nhà thổ. Chàng sĩ quan trẻ Dostoevsky không ngoại lệ. Anh rất nhạy cảm, mơ mộng, nhưng lại đam mê nhục dục. Tính hai mặt trong nhân cách này vẫn thường giày vò anh: Bản chất mơ mộng của con người thích lý tưởng hóa kết hợp với những ham muốn xác thịt gây nên mặc cảm tội lỗi thường xuyên.

Năm 1854, sau khi bị đi đày về, Dostoevsky, lúc đó ba mươi tuổi, ngụ tại tỉnh lỵ Semipalatinsk. Ðã lâu không được sống trong thế giới phụ nữ, chỉ tiếp xúc với sự ô trọc, rác rưởi tại những nơi đi đày, ông mơ ước đến một người phụ nữ lý tưởng. Tại căn hộ của đại úy Belinkov, Dostoevsky dã làm quen với Aleksandr Ivanovich Isaev, một giáo viên trung học, và vợ của ông ta - Maria Dmitrievna, năm đó 28 tuổi. Isaev sa đà nghiện ngập, điều mà xã hội tỉnh lỵ hoàn toàn không chấp nhận. Vì lẽ đó, vợ ông ta luôn khổ tâm, dằn vặt. Maria trông khá xinh xắn, rất tình cảm, có duyên và có giáo dục. Vẻ ngoài ốm yếu, mảnh mai của cô khiến Dostoevsky nhớ đến mẹ mình. Ông thường có ý muốn được bảo vệ, che chở cho cô. Sự hòa hợp giữa nữ tính và vẻ ngây thơ của Maria khiến ông xúc động, đến mức bản tính hay cáu bẳn, tâm tình thay đổi như thời tiết của Maria, ông cũng không coi là quan trọng. Và thế là một giai đoạn dai dẳng, đầy đau khổ trong cuộc đời nhà văn bắt đầu. Nó khiến Dostoevsky trở nên trống rỗng, thui chột mọi ý chí trong ông. Dostoevsky say đắm, “chết mê chết mệt” vì tình. Ông ngồi lì hàng giờ liền tại nhà Isaev, im lặng ngắm nhìn Maria. Tất cả những ước muốn dục tính không được thỏa mãn, những ảo tưởng lãng mạn và những mơ mộng thầm kín của ông dồn cả vào người phụ nữ đang đau khổ này. Song, mặc dù rất thân với nhà văn, Mairia không hề yêu ông. Năm 1855, chồng Maria bất ngờ bị chuyển công tác sang một tỉnh khác. Dostoevsky tất nhiên không thể khăn gói theo họ được. Nỗi thất vọng tràn trề được bộc lộ qua các bức thư ông viết gần như hàng ngày cho người mình yêu. Mặc dù bản tính vốn dễ si mê, trong giai đoạn này, Dostoevsky hầu như không để mắt tới người phụ nữ nào khác, kể cả tình cảm lộ liễu mà Marina, cô học sinh trẻ trung, kháu khỉnh người Ba Lan ông nhận dạy thêm, đã dành cho ông. Ông mơ ước đến hôn nhân, đến một hạnh phúc gia đình trong sạch. Tuy vậy, sau khi chồng qua đời, Maria không muốn đi thêm bước nữa. Dostoevsky không phải là một đối tượng lí tưởng: một sĩ quan hạng quèn bị tước danh hiệu quí tộc và đã từng bị tù khổ sai. Sách của ông, Maria không thèm đọc. Tính tình của người đàn bà này xấu đi từng ngày. Cô trở nên hay cáu giận một cách đáng sợ. Thời kì này, cô cũng bắt đầu có những triệu chứng của bệnh lao. Dostoevsky tưởng như phát điên lên được vì tính thiếu quả quyết của Maria. Thất vọng, chán chường về mặt tình cảm, ông lại còn phải đương đầu với tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Như một con bạc khát nước, ông đặt cược tất cả vào mối tình với Maria và bất chấp mọi chuyện, kể cả việc cô có quan hệ với một viên bá tước tên Vergunov. Năm 1865, vào lúc Dostoevsky hoàn toàn hết hi vọng, Maria bỗng nhiên đồng ý kết duyên với nhà văn. Tiếp theo đó là khoảng thời gian mà Dostoevsky chỉ nghĩ đến chuyện kiếm đâu ra tiền cho việc tổ chức đám cưới. Ông không mảy may nghi ngờ tình cảm của cô dâu. Cuối cùng, tiền cũng có và đám cưới được tiến hành. Ông thú nhận, trong thời gian cuối này, hy vọng vào đám cưới là nguồn sống duy nhất của ông. Song, sự căng thẳng lo âu đã dẫn đến một cơn động kinh khủng khiếp của Dostoevsky, khiến Maria cũng bị ngất xỉu. Bác sĩ nói rằng cơn động kinh như vậy có thể dẫn đến tử vong. Ngay sau đó, Dostoevsky phải hứng chịu một trận thác lũ nước mắt và những lời mắng mỏ từ phía cô dâu mới. Tại sao ông lại che giấu căn bệnh động kinh của mình? Ông rất xấu hổ vì điều này. Maria, đối với ông, là người phụ nữ đầu tiên mà quan hệ được xây dựng không phải do sự tình cờ, hấp tấp. Nhưng chẳng bao lâu sau lễ cưới, ông nhanh chóng hiểu ra rằng cô không biết cách chia sẻ tình cảm với ông. Tháng trăng mật không đem lại gì cho ông ngoài sự thất vọng tràn trề. Những yếu tố bệnh lý của chồng làm cho Maria bực tức, mặc dù nguyên nhân phần lớn do chính cô gây ra. Bản tính hay cáu bẳn, dễ bị tổn thương của Maria dần dần biến thành những cơn thịnh nộ bột phát thường xuyên. Cộng thêm vào đó là bệnh phổi tiến triển ngày càng nặng hơn, và cô không thể có con được. Nếu Dostoevsky vui vẻ, Maria lập tức sầu não. Cô không chấp nhận việc nhà văn ngồi vào bàn viết. Cuộc hôn nhân của họ trở nên nặng nề kinh khủng.

Từ năm 1860, sau khi chuyển về Petersburg, Dostoevsky đã lấy lại được sự tự tin vào bản thân mình. Trong một buổi dạ hội, ông gặp Apollinaria Polina Suslova, một thiếu nữ trẻ, xinh đẹp, với hai bím tóc màu hung tuyệt vời và đôi mắt thông minh, nghiêm nghị. Cô lúc đó hăm hai tuổi, đang theo học trường tổng hợp. Giữa hai người nhanh chóng hình thành mối thiện cảm. Chẳng bao lâu sau, cô mạnh dạn viết cho nhà văn một bức tỏ tình và được ông đáp lại. Vẻ trẻ trung tươi mát của thiếu nữ đã chinh phục được trái tim nhà văn tứ tuần. Vả lại, Dostoevsky luôn có cảm tình với những thiếu nữ trẻ trung. Chính vì thế mà trong nhiều tác phẩm của mình, ông để cho các nhân vật nam đứng tuổi phải lòng các cô gái mới lớn.

Tình cảm của Dostoevsky đối với Suslova ngày một nồng nàn. Tuy vậy, Suslova không tìm thấy ở ông một người tình đẹp trai, hào hoa phong nhã. Cô chỉ thấy một nhà văn vĩ đại với danh tiếng đang lên và cảm nhận được sức mạnh trong các tác phẩm của ông. Cô cũng khâm phục trí thông minh và khả năng văn chương siêu phàm nơi ông. Chính những điều này đã cuốn hút Suslova đến với nhà văn mặc dù ông chẳng lấy gì làm điển trai, không còn trẻ trung, thậm chí còn ốm đau và bệnh tật. Suslova chịu phục nhà văn và nhà tư tưởng trong Dostoevsky. Có thể nói, về mặt tinh thần, hai người hoàn toàn tâm đầu ý hợp. Nhưng về mặt thể xác họ lại không tương xứng. Dostoevsky đánh thức tính nhạy cảm của Suslova, mở ra cho cô thế giới của tình yêu thể xác. Song những mặt bệnh hoạn trong con người nhà văn khiến cô kinh hãi. Hơn nữa, ông cũng không dấu cô những lo lắng về người vợ của mình. Ông rất lo sợ Maria biết được mối quan hệ giữa họ. Những điều này làm Suslova bực mình. Cô ngấm ngầm căm ghét người đàn bà ốm yếu đó và không muốn nghe bất cứ lời giải thích nào của Dostoevsky lí do ông không thể ly dị được vợ. Cô đã hi sinh tất cả cho ông, nhưng cuộc sống của ông lại không hề có thay đổi gì! Giữa hai người họ đã xảy ra xung đột: Dostoevsky muốn Suslova phục tùng ông hoàn toàn, nhưng, là một phụ nữ có cá tính độc lập, cô không chấp nhận điều đó. Bởi vậy, tình cảm của cô đối với ông lúc này đã chuyển sang lòng căm thù.

Mùa hè năm 1863, với một tài sản eo hẹp, Dostoevsky lên đường sang Paris, thủ đô hoa lệ nhất châu Âu thời đó, thăm Suslova. Trên đường đi, ông dừng lại Wiesbaden thử vận và đã thắng 5 ngàn quan. Khi hai người gặp lại, Suslova thú nhận với ông tình yêu đơn phương cô dành cho Salvador, một sinh viên Tây Ban Nha. Nhưng đối với Dostoevsky, sự phản bội của người yêu chỉ càng làm cho cô trở nên quyến rũ hơn, khêu gợi hơn. Suslova cảm nhận được tâm trạng này của ông và kiên quyết từ chối sự chung đụng thể xác. Khi họ cùng nhau đến Wiesbaden, Suslova càng đối xử độc địa hơn. Cô trút hết sự thất vọng lên ông. Vào thời điểm này, Dostoevsky thấy rõ rằng Suslova đã tuột khỏi tay ông. Ðầu năm 1864, ông quay trở về nước để chăm sóc người vợ nửa tỉnh, nửa điên đang hấp hối của mình. Ở đây, cuộc sống của ông chẳng khác gì địa ngục. Trong những ngày cuối cùng trước khi chết, vợ ông gần như mất trí hoàn toàn. Bị vây bủa bởi lòng căm thù chồng, bà hét mắng ông, “Thằng tù khổ sai! Thằng tù khổ sai đốn mạt!”.

Vài tháng sau khi chôn cất vợ, Dostoevsky ngỏ lời cầu hôn với Suslova và cô đã cự tuyệt. Tuyệt vọng, ông lao vào cờ bạc và thua liên miên. Bệnh tật quay trở lại, biến ông trở thành yếu đuối như một đứa trẻ. Sau những cơn động kinh, Dostoevsky rơi vào trạng thái buồn chán. Ông cảm thấy mình là một kẻ tội phạm vừa phủi tay sau một tội ác kinh khủng. Apollinaria Suslova trở thành mẫu cho nhiều nhân vật trong tiểu thuyết của Dostoevsky: Polina trong Con bạc, Dunya trong Tội ác và hình phạt, Aglaya trong Thằng ngốc.

Cuối năm 1864 đối với ông thật khủng khiếp. Vợ chết, người yêu bỏ ra đi. Ông lao vào các cuộc tình dễ dãi, thoảng qua. Ông gặp Marta Brau - một phụ nữ đã đi khắp Châu Âu và có rất nhiều mối quan hệ phức tạp, thậm chí cả với thế giới tội phạm. Marta đã từng đính hôn với một công dân Mỹ. Không ai rõ cô đến Nga bằng cách nào. Tại đây, sau khi thay nhiều tình nhân, cô lọt vào giới văn nghệ sĩ thủ đô. Dostoevsky làm quen với Marta thông qua nhà báo Goski sau khi anh này “thải” cô ra. Cô trở thành người không tiền, thậm chí không cả mái nhà che đầu. Dostoevsky mời cô về ở với mình. Mặc dù rất tôn thờ những phụ nữ thánh thiện, nhưng Dostoevsky cũng rất dễ dàng có quan hệ với những người đàn bà của “đường phố”. Ông bị họ cuốn hút bởi tính nhục dục không chút ngượng ngùng. Sự thích thú đối với gái làng chơi đủ loại kéo dài nhiều năm trong cuộc đời nhà văn. Mối quan hệ của Dostoevsky và Marta kéo dài không lâu. Và cô là người đàn bà sa đọa cuối cùng trong cuộc đời của nhà văn.

Năm 1865 - 1866 là hai năm mà nhà văn làm việc rất nhiều và có hiệu quả. Ông không còn thời gian để chép lại bản thảo. Theo lời khuyên của một người bạn văn chương, ông quyết định tuyển một thư ký ghi nhanh. Ông thầy dạy ghi tốc ký Olkhin đã mời cho nhà văn cô học trò giỏi nhất, rất trẻ trung của mình - Anna Grigorievna Snitkina. Cô mới tròn hai mươi tuổi. Cô cũng biết rằng tính cách của ông rất không bình thường và tiền công không cao. Song, đây lại là nhà văn danh tiếng Dostoevsky!

Ngày 04.10.1866, cô gái lần đầu tiên đặt chân tới căn hộ của nhà văn tại ngõ Stalova. Cô lo lắng và hồi hộp kinh khủng, cả đêm trước không thể chợp mắt nổi. Dostoevsky trông trẻ trung hơn cô tưởng, nhưng lại rất đãng trí và thiếu kiên nhẫn. Ông mãi không nhớ nổi tên cô. Ấn tượng đầu tiên khá nặng nề. Nhưng lần thứ hai cô đến thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Dostoevsky và Anna nói chuyện với nhau rất nhiều. Nhà văn hết sức cởi mở kể về quãng đời lưu đày của mình, về cái án ông phải chịu và được tha bổng ra làm sao. Những điều này, trước đây ông chưa hề thổ lộ cho bất kỳ ai. Anna biết cách lắng nghe và tình cảm nảy sinh từ những gì được nghe thấy biểu lộ rõ trên khuôn mặt cô. Hai người trở nên dễ chịu và tự nhiên trong ứng xử. Sau bốn tuần, việc sửa chữa lại bản thảo tiểu thuyết Con bạc hoàn thành. Cả hai cảm thấy một nỗi sợ vô hình len lỏi vào tâm trí khi nghĩ đến chuyện chia tay. Lần đầu tiên sau nhiều năm, Dostoevsky lại gặp được một sự đồng cảm chân thành. Tháng 11 năm 1866, Anna thông báo rằng cô đã tìm được một công việc khác. Dostoevsky vừa lo lắng vừa bồn chồn, nói năng ấp a ấp úng khi bày tỏ tình cảm của mình, và đề nghị được cưới cô làm vợ. Không hề đắn đo suy nghĩ, Anna đồng ý vì biết rằng cô sẽ yêu ông suốt đời. Ngày 15.02.1867, họ làm lễ thành hôn tại nhà thờ thánh Ba ngôi Ismailovski với sự có mặt đầy đủ của bạn bè thân thích và họ hàng.

Cuộc sống gia đình của đôi vợ chồng trẻ bắt đầu hết sức khó khăn. Nếu ở địa vị người khác thì rất có thể họ đã phải chia tay rồi. Thêm vào đó, họ hàng và người thân của nhà văn không để cho đôi vợ chồng mới cưới được yên. Họ xét nét từng đường đi nước bước của Anna, chê cô không biết quản gia nội trợ. Nhưng sự giày vò nặng nề nhất lại là tính hay ghen bóng gió của Dostoevsky. Sợ bị mất người mình yêu như hai lần trước, ông luôn luôn đòi hỏi cô chứng minh tình yêu của mình. Trong con người ông bùng cháy ngọn lửa của một người chủ sở hữu, đặc biệt trong chuyện chăn gối. Ông cố gắng trói buộc cả linh hồn và thể xác của vợ. Ðồng thời, ông cũng đau khổ vì sự cách biệt nhiều về tuổi tác giữa hai người. Chỉ có sự chống đối mãnh liệt từ phía Anna mới thay đổi được tình thế. Ngày 14 tháng 4 năm 1967, họ lên đường ra nước ngoài trước sự phản đối kịch liệt của họ hàng, người thân. Anna cầm các đồ nữ trang, quần áo, đồ gỗ trong nhà và với số tiền đó, hai người lên đường. Mọi cái ở châu Âu đều khiến người vợ trẻ thích thú, quan tâm, nhưng lại làm Dostoevsky cáu bẳn. Ngay từ khi bắt đầu chuyến đi, nhà văn đã lâm vào trạng thái tinh thần bị ức chế, và ông cũng rất trách mình vì điều này. Trong những giây phút đó, ông rất cần tới những lời âu yếm, động viên. Anna nhẫn nhục chịu đựng những cơn bực dọc nhỏ nhặt đó. Dần dần, Dostoevsky trở nên gắn bó hơn với vợ và tìm ra được vẻ đẹp tuyệt diệu trong một cuộc sống không hối hả, ung dung. Về phần mình, Anna không thể hình dung được những điều đang chờ đợi cô trong hôn nhân: sự ghen tị và tính đa nghi, những cơn động kinh thường xuyên, và điều khủng khiếp nhất là tật cờ bạc của chồng mình. Ông lao đầu vào các sòng bạc tại Hamburg và Baden-Baden. Dostoevsky một mực khăng khăng rằng ông nắm được qui luật của trò đen đỏ, và không sớm thì muộn ông cũng thắng đậm. Nhưng ông chỉ toàn thua. Ngày nào ông cũng phải tới hiệu cầm đồ, khi thì đồng hồ, lúc lại đồ vật của vợ - khuyên tai, đồ trang sức (quà cưới của hai vợ chồng). Ngay cả những đồ dùng thường ngày cũng dần dần phải đội nón ra đi. Anna xem đây là một căn bệnh trầm trọng. Cô tiếc đến phát khóc những đồ trang sức của mình. Cô phải chi ly tính toán từng đồng để sinh sống, để giúp chồng đứng vững không rơi xuống vực thẳm của thất vọng.

Tháng 02 năm 1868, tại Genova, Anna sinh được một bé gái, đặt tên là Sonja. Cô bé chỉ sống được ba tháng. Ðây là một đòn rất nặng đối với họ. Dostoevsky và Anna trở nên thù địch với tất cả mọi người. Họ quyết định sang Ý, song ở đây họ không tìm được chỗ đứng cho mình. Chỉ đến khi sinh hạ thêm được cô con gái Ljuba vào tháng 09 năm 1869, cuộc sống của họ mới trở nên có ý nghĩa. Song, họ sống bữa no bữa đói, không đủ tiền để làm lễ đặt tên thánh cho con. Khi bản thảo cuốn tiểu thuyết Thằng ngốc hoàn thành, thậm chí họ không đủ tiền để gửi nó đến tòa soạn tạp chí Người truyền tin nước Nga.

Mùa xuân năm 1871, tại Wiesbaden, Dostoevsky hoàn thành cuốn tiểu thuyết Lũ quỉ. Và cũng tại thời điểm này, lần cuối cùng, ông đã chơi cháy túi. Từ đó trở đi, ông không bao giờ ngồi vào sòng bạc nữa. Chính mặc cảm tội lỗi đối với vợ đã chữa khỏi tật cờ bạc của Dostoevsky. Sau khi trở về Petersburg, ngoài việc chăm nom trẻ con, Anna phải xắn tay thu vén mọi công việc của chồng. Cô lo trả các món nợ chồng chất, tránh cho nhà văn khỏi những cuộc truy đuổi của các chủ nợ. Nhờ vậy Dostoevsky đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết tuyệt vời nhất của mình: Anh em nhà Karamazov.

Cho đến những ngày cuối cuộc đời, Dostoevsky vẫn giữ nguyên tính khí cũng như nhiệt huyết của mình. Ðiều thay đổi duy nhất là nhà văn thường xuyên cầu nguyện hơn.

V.T.H