29/8/09

Không đi đến đâu: con người đi vòng quanh

Đặng Hoàng Nam dịch từ Mục Khoa học của ABC (truyền hình Australia)

Lời người dịch: Kính gửi Ban BT blog và các bạn! Thiết nghĩ phát hiện của Tiến sĩ Jan Souman gần đây có thể hữu ích cho chúng ta. Có lẽ nó còn nói lên nhiều điều hơn là Ts Souman đã phân tích, vậy tôi xin chuyển cho mọi người cùng xem.

Mong tất cả vui khỏe!

---------------
Tác giả: Nicky Phillips

Nhà nghiên cứu (thị trường chứng khoán) nói:
Tin vào các giác quan của bạn có thể làm bạn
lạc trong sa mạc - ảnh minh họa từ ABC

Các nhà khoa học đã khẳng định họ tin rằng nếu không có gì để dẫn hướng đường thì con người thực sự đi vòng quanh.

Nó cho thấy chúng ta không được tin các giác quan của chúng ta khi bị lạc.

Nghiên cứu trên, lúc đầu được một chương trình truyền hình khoa học ưa thích ở Đức tài trợ, đã công bố trong tạp chí Sinh học Ngày nay.

Nhà tâm lý và tác giả là Tiến sỹ Jan Souman của Viện Điều khiển Sinh học Max Planck cho rằng, thực ra người ta có thể đi thẳng đường nếu họ ở trong một môi trường quen biết.

“Nhưng tôi đã thử xem cái gì sẽ xảy ra khi bạn bị lạc và thử tìm ra cách của bạn”, ông nói.

Tiến sĩ Souman đã tiến hành các thí nghiệm của mình trong một khu rừng ở Đức và một số nơi của sa mạc Sahara ở Tunisia.

Các tình nguyện viên được thả hoặc trong sa mạc hoặc trong rừng và được chỉ hướng đi.

“Họ đã đi bộ khoảng bốn giờ", ông nói.

Theo Tiến sĩ Souman, những người mà đi trong rừng vào ban ngày, khi nhìn thấy được mặt trời, họ có thể dùng nó để làm một mốc chỉ hướng.

“Họ đã đi bộ về cơ bản là thẳng tắp”, ông nói.

Nhưng khi mặt trời biến mất, các tình nguyện viên đã đi thành vòng tròn.

Khác trong sa mạc

Khi mặt trời được nhìn thấy, các tình nguyện đi trong sa mạc không theo một đường thẳng, mà lại chuyển nhẹ sang trái hay sang phải.

“Điều này là có thể vì trong sa mạc không có gì để cho bạn một điểm mốc”, Tiến sĩ Souman nói.

Vào ban đêm, không có sự giúp đỡ của mặt trăng, các tình nguyện viên cũng đã không đi theo vòng tròn chính xác.

“Một anh đã quay hoàn toàn vòng quanh anh ta rồi anh ấy đã đi đường ngược với đường mà anh ấy đã bắt đầu”, ông nói.

Quá nhiều ‘nhiễu’*

Tiến sĩ Souman nói, ông không thể thực sự giải thích được tại sao người ta không đi bộ theo một đường thẳng khi không có cái gì để chỉ dẫn hướng, mà đây là vấn đề chính yếu.

“Nếu bạn đi mà bị bịt mắt thì bạn biết mình đang đi thẳng chỉ do một nguồn thông tin từ cơ thể của bạn, thông tin từ sự vận động cơ bắp và khớp xương của bạn”.

Nhưng thông tin này là bị ‘nhiễu’ hoặc có những sai lệch, ông nói,

“Bình thường chúng ta không nhận thấy những sai lệch này vì chúng ta có thể sửa chúng do nhìn thấy chúng ta đang đi đâu”.

Nhưng Tiến sĩ Souman cho rằng ngay cả khi có khả năng nhìn, những sai lệch này tích tụ qua thời gian và cái mà chúng ta nghĩ là thẳng phía trước thì không phải như thế.

Không có thiên lệch ‘một phía’

Nhà nghiên cứu đã có thể loại trừ một vài sự giải thích trước đây, theo Tiến sĩ Souman.

Người ta đã từng nghĩ rằng con người đi có thiên hướng theo vòng tròn bởi vì hai chân không giống nhau, một chân ngắn hơn chân kia hoặc bởi vì một bên khỏe hơn.

“Nhưng như vậy có thể đoán trước rằng người ta luôn trở lại một hướng, bởi vì chiều dài chân bạn không thay đổi theo thời gian”, ông nói.

Để kiểm tra giả thuyết đó, Tiến sĩ Souman đã bịt mắt các tình nguyện viên trong khi họ đi.

Cuộc thí nghiệm đã cho thấy rằng đa số con người ta không có một sự thiên lệch hệ thống về một bên.

“Họ đi về bên trái và về bên phải và rồi theo đường chữ chi (ngoằn ngoèo hay dích dắc-ND)”, ông nói.

Ông Souman cũng cho rằng thí nghiệm của mình đã chứng minh một số lời khuyên đối với những người thấy mình bị lạc:

“Đừng nên tin vào các giác quan của bạn, bởi vì cho dù bạn có thể nghĩ bạn đang đi theo một đường thẳng, nhưng thực tế không như vậy.”

Tiến sĩ Souman nói tốt hơn là hãy dùng một quả núi, tòa nhà hay máy thu Định vị Toàn cầu để chỉ đường cho bạn.

---------------
'nhiễu': nguyên văn 'noise' (tiếng ồn ào - từ trong cơ thể)

4 nhận xét:

  1. Hay!
    Hóa ra không nên tin vào suy nghĩ chủ quan. Chắc chắn nhất là cần một vật chuẩn để làm mốc định hướng khi có khả năng đi lạc (tren biển, trong rừng, trên hoang mạc v.v...).

    Đây là một kết luận tưởng chừng đơn giản nhưng rất khoa học.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng là như vậy! Đừng tin vào những gì tai ta nghe thấy, mắt ta nhìn thấy, mũi ta ngửi thấy, lưỡi ta nếm thấy, tay ta sờ thấy. Mọi thứ đề có thể bị nhiễu, là giả. Đôi khi bạn tưởng có vật chuẩn trên sa mạc để làm mốc định hướng , song đến nơi mới biết đó chỉ là ảo ảnh. Trong bài này, tác giả nói nên có vật chuẩn cụ thể, nhưng chẳng may mắt bạn bị đau, không nhìn thấy thì làm sao? Còn chưa kể đến ở nước này hay nước nọ, chính quyền ra rả nói những diều khiến dân chúng phải tin vào điều chính quyền muốn nói, để rôi sau đó, thậm chí sau rất nhiều năm, người dân mới biết mình bị lừa.
    Thế đấy, theo tôi nghĩ, chúng ta sống cần có một niềm tin, một niềm tin xác thực và vững chắc. Hẳn nhiều bạn đã thấy, đã nghe rất nhiều câu chuyện, con người nhờ có niềm tin mà đã vượt bao khó khăn gian khổ nhất mà con người có thể chịu đựng được.
    Mong sao niềm tin ta có được không làm ta lầm đường lạc lối!

    Trả lờiXóa
  3. A nếu nói đến niềm tin trong tinh thần của con người thì lại là ý thức chủ quan rồi, nó chắc chắn rất dễ làm người ta lầm đường lạc lối. Nhiều khi đưa đến kết cục không hay đâu...

    Chắc chắn vấn đề tác giả bài viết này nói đến sau khi quan sát thử nghiệm thực tế là khoa học, là quy luật của tự nhiên chứ không phải ý thức hệ hoặc chính trị, hay niềm tin tinh thần. Vì thế, chẳng hạn đã bị mù thì không thể nhìn thấy vật chuẩn, mà nếu có thể thì phải xác định hướng chuẩn theo khả năng nghe hoặc sờ. Nếu như không có vật chuẩn đáng tin cậy thì đừng tự tin nữa, phải có người dắt bạn ơi!

    Trả lờiXóa
  4. Nói niềm tinh thuộc ý thức chủ quan là đúng. Nhưng trong khi ta bị hoàn cảnh làm nhiễu, thậm chí mắt ta thấy đấy, tai ta nghe thấy đấy...nhưng cái nhìn thấy đó, cái nghe thấy đó... vẫn chưa phải là thực. Thậm chí, cả người cầm tay dắt ta đi, chăc gì họ đã dẫn dắt ta đi đúng đường, đúng lối. Cho nên, con người ta, với những hiểu biết của mình, với những trải nghiệm của riêng mình, sẽ biết cái nào là thật, cái nào là giả. Khi ta có niềm tin vào cái gì ta cho là thật, nó sẽ dẫn dắt ta đi. mách bảo ta con đường ta cần phải đi.
    Bài viết tuy dẫn chứng các thực nghiệm khoa học để có kết luận, nhưng đôi khi nó vẫn có thể áp dụng được trong những lĩnh vực thuộc ý thức hệ, thuộc tâm linh. Một ví dụ: đường thẳng qua hai điểm cho trước, trong khoa học đã chứng minh chưa hẳn là đường ngắn nhất, thậm chí phải là đường cong kia. Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn từng cảm thấy rằng đi con đường bạn cho là ngắn nhất nhưng chưa hẳn là đường đi nhanh nhất.

    Trả lờiXóa