Thượng nguồn sông Đà, với ai đã từng đọc bút ký của Nguyễn Tuân, chắc sẽ không quên cảm giác bí ẩn huyền hoặc đầy mời gọi của những chữ ấy. Nơi đá xô sóng, sóng xô gió, gió xô mây..., nơi bờ bãi hoang sơ như bờ tiền sử, như nỗi niềm cổ tích, nơi thuyền độc mộc đuôi én đi hun hút giữa hai bờ vách đá, ngửa mặt lên trời chỉ thấy tối sầm.
Từ Thanh Ha |
Thế nên, vào cái buổi trưa huyện Bắc Yên, tít trên phía bắc Sơn La xa xôi, nghe lời “rủ rê” của Kỳ, cán bộ văn phòng huyện, về một chuyến đi theo Kỳ về họp HĐND dân xã Chiềng Sại, bằng thuyền, rồi sau đó – nếu muốn về Hà Nội, các anh các chị cứ việc sáng sớm theo thuyền ngô, đi một ngày là đến Hoà Bình, từ Hoà Bình về Hà Nội xe thiếu gì...Quả thật chúng tôi không cầm lòng được. Mấy khi được đi trên sông Đà từ thượng nguồn. Bỏ vội bữa ăn, đi xe ôm xuống bến đò- chỗ miền núi này, nghe chữ đi nhẹ tênh, nhưng mỗi điểm cần đến cũng phải vòng vèo mấy chục quả đồi, cách nhau cả mươi cây số. Vội cho kịp chuyến thuyền đi lúc 2 gìơ chiều, chuyến duy nhất trong ngày.
Sông Đà khúc từ Bắc Yên, là đoạn nối với Lai Châu, nhưng có lẽ không hung dữ như khúc sông trên. Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, Mường Tè, Lai Châu, nghe nói toàn thác ghềnh dữ dội lắm. Về đây sông rộng, bờ bãi hiền hòa hơn, vẫn là núi đá, nhưng không dốc ngược hiểm trở...và thuyền, cũng không độc mộc đuôi én, một ca nô sắt to tường sơn màu nâu đỏ, chứa được khoảng dăm chục người. Lúc chúng tôi đến, dưới khoang đã lác đác mươi khách, người nằm ngủ, người loay hoay giở gánh hàng xén ra kiểm lại. Chỉ dăm ba đôi tất, vài bao thuốc, bao diêm, mấy cỗ quân bài... Đã từng nghe đến những thuyền nan “đại siêu thị” trên sông Đà, cung ứng tất tần tật mọi nhu cầu sinh hoạt của dân sống trên quanh năm trên mặt nước, những nhu cầu giản đơn nghèo nàn, muối dầu mỳ tôm, thuốc đánh răng, khăn mặt...đại loại thế. Cái thúng nhỏ của chị buôn hàng xén trên ca nô chỉ một lúc sau đã bán được vài món, cũng là bình thường.
Sông Đà khúc từ Bắc Yên, là đoạn nối với Lai Châu, nhưng có lẽ không hung dữ như khúc sông trên. Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, Mường Tè, Lai Châu, nghe nói toàn thác ghềnh dữ dội lắm. Về đây sông rộng, bờ bãi hiền hòa hơn, vẫn là núi đá, nhưng không dốc ngược hiểm trở...và thuyền, cũng không độc mộc đuôi én, một ca nô sắt to tường sơn màu nâu đỏ, chứa được khoảng dăm chục người. Lúc chúng tôi đến, dưới khoang đã lác đác mươi khách, người nằm ngủ, người loay hoay giở gánh hàng xén ra kiểm lại. Chỉ dăm ba đôi tất, vài bao thuốc, bao diêm, mấy cỗ quân bài... Đã từng nghe đến những thuyền nan “đại siêu thị” trên sông Đà, cung ứng tất tần tật mọi nhu cầu sinh hoạt của dân sống trên quanh năm trên mặt nước, những nhu cầu giản đơn nghèo nàn, muối dầu mỳ tôm, thuốc đánh răng, khăn mặt...đại loại thế. Cái thúng nhỏ của chị buôn hàng xén trên ca nô chỉ một lúc sau đã bán được vài món, cũng là bình thường.
Từ Thanh Ha |
Vội vàng thế, mà phải chờ những gần 2 tiếng sau, đã đầy chật người, thuyền vẫn chưa thấy khởi hành. Chiều mùa đông, chưa đến 4 giờ đã sẫm trời, người ngồi câu trên thuyền nhỏ trong bến đã loay hoay kéo dần vàng lưới để ra về. Thế này về đến Chiềng Sại chắc phải 9,10 giờ tối. Kỳ sốt ruột lẩm bẩm. Từ bến về đến trụ sở xã còn mươi cây số nữa. Đường trơn, trời tối, mưa nhão đất, khó đi lắm. Giục giã mãi thuyền mới rời bến, mà ra khi quá bến đến vài cây số lại quay lại để đón một người, một thanh niên mảnh khảnh trắng trẻo, măng tô dạ đen dài đến tận mắt cá chân, tay ôm khư khư một cái cặp da. Chắc là sinh viên về thăm nhà, con cái Vip nào đó ở xã hay ở huyện. “Không phải, chú thanh niên cầm lái tóc hai màu đỏ quạch làu bàu trả lời, chủ thuyền đấy. Anh ấy có việc nhỡ nên bây giờ mới về”. Ra thế! Vươn người nhảy phóc xuống thuyền, một lúc sau đã bỏ măng-tô đen, chạy thoăn thoắt từ lái đến mũi, đúng là chủ thuyền thật. Cụ Nguyễn Tuân có cái tội là làm cho ai hình dung ra người lái đò sông Đà thì đều “tay lêu nghêu, chân khuỳnh khuỳnh như đang kẹp một bánh lái tưởng tượng’, “thân mình như sừng và gỗ mun quánh lại”...Chẳng thể nào hình dung được chủ thuyền kiêm lái đò trên sông Đà lại mảnh mai thư sinh thế. Cộng thêm chú cầm lái tóc nhuộm hoe hoe, mặt rầu rầu như đang thất tình, thỉnh thoảng lại rền rĩ vài câu sến trong bài Vầng trăng khuyết... Ấn tượng thượng nguồn sông Đà quả thật có nhạt phai đôi chút so với niềm hăm hở lúc đầu.
Từ Thanh Ha |
Nhưng chẳng nên kết luận sớm điều gì. Trước hết là với dòng sông. Sau đấy là với con người. Sông Đà khúc này nhìn hiền lành, không thác dữ, nhưng nhiều sóng chìm và xoáy. Còn người lái đò, không gân guốc cơ bắp nhưng ân cần nhiệt tình. Vẫn những bờ bến nhìn như hoang sơ, những lều ngô, nhà sàn cũ nát, mỗi bãi đất dốc ngược lên đều có thể là chỗ dừng thuyền đưa đón. Hóa ra chuyến đò này là phương tiện đi lại của nhiều cư dân hai bên bến, những cư dân có thể đi một đoạn đường dài trên sông với giá vé 10 ngàn hoặc 20 ngàn, rẻ và tiện hơn nhiều so với đoạn đường trên bộ. Mỗi khúc dừng là một lần đón đưa, dắt xe máy lên, đỡ người già trẻ em xuống. Chỉ là đi lại công chuyện, hầu như không buôn bán hàng hóa, chỉ những gương mặt hiền lành, những bộ áo dân tộc hoặc Tày, Thái, hoặc Kinh... Dòng sông Đà đã thành màu đen như tên gọi của nó, bến nào cũng tăm tối, le lói chút đèn xa xa trong các thôn xóm hòa lẫn màu đêm. Qua đến mươi lần đỗ, vẫn đưa và đón, những người đi thuyền về bến cuối, bản Na Ròn, Chiềng Sại. Hành trình khúc thượng nguồn hầu như êm ả. Một con thuyền sắt nối bao nhiêu bến bãi, bao nhiêu con người và đời sống một cách bình yên như thế...
Từ Thanh Ha |
Khúc cuối hành trình rất đẹp. Vì trời quá tối, chúng tôi được mời vào nghỉ tạm đêm tại nhà chàng chủ thuyền kiêm lái đò trắng trẻo mảnh khảnh, người Thái. Đinh Văn Nâng, tên người lái đò sông Đà thời hiện đại, hóa ra quen biết Kỳ nên chuộc lỗi đi muộn bằng cách mời khách một bữa cơm gà thật ngon. Nâng sinh năm 1980, là bí thư chi đoàn xã. Vợ là Muộn, cũng người Thái, là giáo viên tiểu học, mới sinh con gái thứ 2, cũng mới luân chuyển đến dạy ở bản Tăng, cách bản Na Ròn này 10 km, mỗi buổi đi dạy theo thuyền của chồng đi mất 30 phút. Nhà Nâng mới xây, chưa hoàn thiện, thành quả của mấy năm đi thuyền, đã trả xong 12 triệu đầu tư mua thuyền ban đầu. Ngôi nhà khang trang, sông Đà ở ngay say lưng nhà, nhà có máy vi tính, Nâng đang in giấy mời cho cuộc họp chi đoàn xã. Chưa có internet, “em nghe nhạc từ máy tính”, Nâng bảo, vừa đổi đĩa nghe nhạc, vừa thoăn thoắt làm bếp, nhanh nhẹn hệt như lúc trên thuyền. Bữa cơm ngon và đầm ấm, cha Nâng, ông Đinh văn Ơn, nguyên trạm trưởng y tế bản, sinh 12 người con và đọc được liên tục tên của 12 con trong bữa như một thành tích đáng hãnh diện. Mẹ Nâng mặc váy áo Thái, cười hiền lành khi nghe chồng vừa uống rượu vừa tiếp khách, bà sinh 12 con, đứa nào cũng do chồng đỡ, có chồng làm cán bộ y tế cũng có cái lợi.
Từ Thanh Ha |
Sáng hôm sau, Nâng đưa chúng tôi ra bến thuyền lúc trời còn chưa sáng, bóng áo xanh tình nguyện nhìn mờ mờ trong sương. Cũng là thuyền nhà Nâng, chú em họ cầm lái, một chú em rể, tên Bích, cũng giáo viên tiểu học, mặc bộ thể thao rất đẹp đi làm thêm ngày chủ nhật, chạy đi chạy lại như sóc từ mũi đến lái, đỡ và đón khách, dắt xe máy, bê gồng gánh từ bao nhiêu bến bãi hoang sơ dọc sông Đà lên thuyền. Từ đây về đến Thác Bờ còn phải đi 12 tiếng nữa. Khúc sông Đà qua Sơn La chúng tôi đi, đến lúc ấy, vẫn là đoạn thượng nguồn, vẫn bí ẩn hoang sơ mời gọi, thật thế! Vẫn những người lái đò, nhắc lại cụ Nguyễn Tuân thêm lần nữa, là linh hồn muôn thuở của sông nước. Để một lần đi, với chúng tôi, đủ trở thành một nỗi nhớ mà tôi tin là rất khó phai mờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét