Những Ngày Máu Lửa (Phóng sự - Bút ký từ năm 1966 đến 1979)
Tác giả: Hoàng Tuấn Nhã
Bìa mềm. Xuất bản tháng 07/2011.
Số trang: 479. Kích thước: 14,5 x 20,5 x 2,3 (cm)
Nhà Xuất bản Chính Trị Quốc Gia
Lời giới thiệu
Có lẽ, bị lãng quên là một điều đáng buồn nhất đối với mỗi con người.
Từ xưa đến nay, người cầm bút cũng như kẻ cầm gươm, đều cố gắng ghi lại dấu vết của bản thân trong cái khoảng không vô cùng của vũ trụ và trong chiều dài của thời gian không có điểm bắt đầu, chẳng có dấu chấm hết.
Một khát vọng quá nhỏ nhoi như một tiếng kêu giữa hoang mạc, nhưng lại làm nên ý nghĩa cho cuộc đời hữu hạn của mỗi con người.
Chiến tranh là một trạng thái không bình thường của xã hội loài người, một trạng thái mà ở đó mọi bản năng sâu thẳm nhất của con người bị đánh thức dậy, bị kéo căng ra đến cực điểm. Hay nói một cách khác, chiến tranh là nơi đối đầu các dục vọng của con người, là nơi Cái Ác ca khúc ca khải hoàn, ở nơi mà hình như người ta bị cuốn vào một trạng thái tâm lý hỗn mang và trở thành bất lực trong một dòng thác vô hình cuốn phăng đi tất cả, ở nơi mà mọi giá trị về tình yêu, tình bạn, cái đẹp và hàng loạt các giá trị khác bị đảo lộn, bị nhìn nhận từ một góc độ hoàn toàn khác, đôi khi người ta khó có thể tưởng tượng được khi chiến tranh đã qua đi. Chỉ những người đã sống qua chiến tranh mới trải nghiệm được những cảm xúc khó hiểu đó.
Các nhà văn nhà báo chiến trường là những người cảm thụ đầu tiên vị đắng của
khói lửa. Tác phẩm của họ lưu giữ những cảm xúc đầu tiên của con người của đất nước trong những giờ phút bất thường đó. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, những con người vừa cầm súng vừa cầm bút đó đã trở nên già nua héo tàn, làn da đồi mồi của họ xạm đi như chính những trang báo trang sách bị úa vàng vì bụi thời gian vì sự thờ ơ của con người đang phải bươn trải mưu sinh cho cuộc sống ngày hôm nay.
Như người xưa đã nói: Không hiểu biết Quá Khứ thì chẳng thể nhìn vào được Tương Lai. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã, đang và sẽ còn là chủ đề nóng bỏng của các nhà văn, nhà nghiên cứu và những người yêu hòa bình trên khắp thế giới. Hình như, một tác phẩm đích thực về chiến tranh Việt nam vẫn chưa được viết ra, vẫn đang còn chờ ở phía trước…
Với mục đích tìm hiểu chiến tranh với hy vọng không để lặp lại những thảm cảnh cho mảnh đất vốn hiền hòa và thanh bình - Việt nam, chúng tôi xin trân trọng được giới thiệu với bạn đọc tuyển tập các bài báo của nhà báo lão thành, một phóng viên chiến tranh nổi tiếng – Hoàng Tuấn Nhã, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông.
Từ xưa đến nay, người cầm bút cũng như kẻ cầm gươm, đều cố gắng ghi lại dấu vết của bản thân trong cái khoảng không vô cùng của vũ trụ và trong chiều dài của thời gian không có điểm bắt đầu, chẳng có dấu chấm hết.
Một khát vọng quá nhỏ nhoi như một tiếng kêu giữa hoang mạc, nhưng lại làm nên ý nghĩa cho cuộc đời hữu hạn của mỗi con người.
Chiến tranh là một trạng thái không bình thường của xã hội loài người, một trạng thái mà ở đó mọi bản năng sâu thẳm nhất của con người bị đánh thức dậy, bị kéo căng ra đến cực điểm. Hay nói một cách khác, chiến tranh là nơi đối đầu các dục vọng của con người, là nơi Cái Ác ca khúc ca khải hoàn, ở nơi mà hình như người ta bị cuốn vào một trạng thái tâm lý hỗn mang và trở thành bất lực trong một dòng thác vô hình cuốn phăng đi tất cả, ở nơi mà mọi giá trị về tình yêu, tình bạn, cái đẹp và hàng loạt các giá trị khác bị đảo lộn, bị nhìn nhận từ một góc độ hoàn toàn khác, đôi khi người ta khó có thể tưởng tượng được khi chiến tranh đã qua đi. Chỉ những người đã sống qua chiến tranh mới trải nghiệm được những cảm xúc khó hiểu đó.
Các nhà văn nhà báo chiến trường là những người cảm thụ đầu tiên vị đắng của
khói lửa. Tác phẩm của họ lưu giữ những cảm xúc đầu tiên của con người của đất nước trong những giờ phút bất thường đó. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, những con người vừa cầm súng vừa cầm bút đó đã trở nên già nua héo tàn, làn da đồi mồi của họ xạm đi như chính những trang báo trang sách bị úa vàng vì bụi thời gian vì sự thờ ơ của con người đang phải bươn trải mưu sinh cho cuộc sống ngày hôm nay.
Như người xưa đã nói: Không hiểu biết Quá Khứ thì chẳng thể nhìn vào được Tương Lai. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã, đang và sẽ còn là chủ đề nóng bỏng của các nhà văn, nhà nghiên cứu và những người yêu hòa bình trên khắp thế giới. Hình như, một tác phẩm đích thực về chiến tranh Việt nam vẫn chưa được viết ra, vẫn đang còn chờ ở phía trước…
Với mục đích tìm hiểu chiến tranh với hy vọng không để lặp lại những thảm cảnh cho mảnh đất vốn hiền hòa và thanh bình - Việt nam, chúng tôi xin trân trọng được giới thiệu với bạn đọc tuyển tập các bài báo của nhà báo lão thành, một phóng viên chiến tranh nổi tiếng – Hoàng Tuấn Nhã, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông.
Nhân dịp nhà báo lão thành Hoàng Tuấn Nhã thượng thọ 90 tuổi, cháu Ninh Hà xin kính chúc chú luôn được mạnh khỏe và vui sống hạnh phúc cùng con cháu.
Trả lờiXóaThật kinh ngạc khi ở tuổi đã cao mà tâm hồn nhà báo vẫn tràn đầy cảm xúc và nhiệt huyết.
Những dòng viết của ông đã đưa chúng ta cùng trở lại với những năm tháng không thể nào quên ấy.Đúng thế, "hình như một tác phẩm đích thực về chiến tranh vẫn còn đang chờ ở phía trước".
Cám ơn các nhà báo -chiến sĩ đã để lại cho thế hệ con cháu một gia tài - di sản vô giá.
Xin cho cháu gửi lời thăm Tuấn Phong, Tuấn Vũ và gia đình.
Cháu Ninh Hà kính thư.