Chào các anh trong Ban biên tập!
Em là Thụy, lâu quá em không ghé trang web của trại trẻ, hôm nay mới thấy quá nhiều tin buồn mà mình không kịp chia buồn, thật áy náy trong lòng... nhưng cũng vui khi nhận ra rằng đã có nhiều người hơn, nhiều bài viết hơn góp mặt trong web. Nhân tiện em cũng xin gửi một chút kỉ niệm nhỏ mà em còn nhớ, gọi là có, vì lúc sơ tán em còn nhỏ quá, chẳng có nhiều kỉ niệm như các anh chị được.
Em hy vọng chuyện họp mặt sắp tới sẽ thực hiện được, em cũng có ý mong là nếu được, các anh cho khoảng 2-3 thời điểm, nếu thời điểm nào có nhiều người thu xếp tham dự được đông nhất sẽ chọn thời điểm đó (hy vọng em sẽ có mặt). Thế nhé. Em gửi lời chúc sức khỏe cả nhà mình!
Ngày đầu tiên đi học của các bé thơ bây giờ sao mà nhẹ nhàng, mà sung sướng. Nhìn các bé được ba mẹ dắt tay vào tận lớp, xúng xính trong bộ đồng phục thật đẹp, thật dễ thương, hay có bé còn nước mắt lưng tròng, mè nheo không chịu vô lớp mà sao thương thế, tôi chợt tự hỏi ngày đầu tiên đến lớp của mình là ngày nào, đã diễn ra như thế nào? ... và rồi kí ức bỗng từ từ hiện về…
Ngày đó là ngày tôi ở trại trẻ sơ tán của Báo Nhân Dân tại xã Thống Nhất, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà tây. Chiến tranh leo thang, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc nên lũ trẻ chúng tôi phải đi sơ tán xa Thủ đô Hà nội, xa ba mẹ, đến vùng nông thôn an toàn hơn để tiếp tục học tập. Khi vào trại trẻ, tôi còn chưa đủ tuổi đi học, thấy các anh chị lớn được đi học chúng tôi thèm lắm, nên đến tháng 9 năm đó, tôi và các bạn cùng lứa 6 tuổi sung sướng vô cùng, khi được các cô trông trẻ thông báo là ngày Khai trường sắp tới, chúng tôi sẽ đi học lớp 1... Lời thông báo này làm cả bọn chúng tôi náo nức chờ đợi, lăng xăng tự chuẩn bị bút chì, ngòi bút lá tre, lọ mực tím, sách vở. Chẳng có sách viết sẵn chữ để tô đâu, chẳng có dụng cụ hỗ trợ học, mà cũng chẳng học thêm trước chữ nào như bây giờ để chuẩn bị cho con vào lớp 1, các bậc phụ huynh đã phải cho con học chữ trước từ lớp lá. Cũng chẳng có cặp sách, chỉ có cuốn tập đánh vần và một cuốn tập viết cứ thế cầm tay mà đến lớp, bập bẹ từng chữ một theo cô giáo, với niềm háo hức rằng sắp tới mình sẽ tự đọc truyện được một mình, sẽ không phải nhờ ai đọc dùm, để rồi họ có thể ngưng đọc đi làm việc khác, đúng vào đoạn hồi hộp nhất hay là đoạn khiến mình tò mò nhất. “Từ nay mình sẽ tự đọc chữ được một mình”, điệp khúc đó khiến tôi học đánh vần rất nhanh và luôn háo hức đi học. Chẳng bao lâu sau, tôi đã đánh vần được hết cuốn truyện tranh “Maruska đi học” và cứ ao ước có cái nơ thật to cài trên tóc, đi vớ trắng cùng đôi giầy xinh xinh, cũng như có bộ váy đồng phục màu xanh thật đẹp như Maruska.
Tôi cũng còn nhớ không khí học tập trong trại trẻ rất có kỷ luật, tối nào dưới ngọn đèn dầu cũng có từng nhóm tự học với nhau theo từng cấp lớp, các anh chị lớp trên cùng học văn, học toán, chúng tôi thì học đánh vần, học thuộc lòng. Tôi còn nhớ khi đã lên lớp lớn hơn, học bản cửu chương mãi không thuộc, khi vào trả bài cho mẹ An chỉ cần vấp một số là bị bắt học lại. Đến khi học thuộc rồi, các anh chị truy bài lại còn bắt đọc ngược từ dưới lên, ấn tượng quá mãi đến giờ còn nhớ. Mà lạ nhất là do nghe các anh chị học bài lớp trên, nên những năm sau tôi học thuộc lòng khá dễ dàng các bài thơ văn ấy, bài “Gửi lời chào lớp 1” đến giờ tôi vẫn thuộc lòng, nhớ là cứ đọc đến câu “chào bảng đen, cửa sổ, chào chỗ ngồi thân yêu, tất cả chào ở lại...” là tôi lại thấy rưng rưng trong lòng. Bài “Việt Bắc” tôi còn đọc ngược được một đoạn (cũng nhờ học lỏm của các anh tôi), các con tôi rất “thán phục” tôi vì điều này, chúng nó có biết đâu là tôi chẳng tài giỏi gì, chỉ nhờ nghe các anh chị lớn học bài nên được học đi học lại biết bao lần. Đặc biệt hơn là còn đọc bài Việt Bắc không có câu kết theo kiểu “ta về mình có nhớ ta, mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, ta về mình có nhớ không, mười lăm năm ấy mặn nồng thiết tha, ta về mình có nhớ ta...”, làm sau này con tôi kể khi thi hết cấp, gặp bài này nó suýt không làm được vì không tìm được câu tiếp theo để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn “ta, mình” ấy. Tôi còn nhớ là mẹ An, bác Viên tổ chức cho các lớp lớn kèm lớp nhỏ, nhóm của chúng tôi được anh Tĩnh, anh Chân và anh Lộc (học trên chúng tôi 1 lớp) kèm cặp. Các anh ấy tuy không lớn hơn chúng tôi nhiều, nhưng thỉnh thoảng cũng dùng “quyền lực” dọa nạt đàn em khi chúng tôi không học bài. Sau này, tôi nhớ mình hay hỏi bài anh Trần Minh, tôi vẫn nhớ là hồi đó, do “nghe đồn” anh Minh rất giỏi toán nên chúng tôi thích hỏi bài, anh Minh giảng dễ hiểu. Cũng thật tình cờ, năm tôi học lớp 11 trường Lê Quý Đôn TP.HCM thì anh Minh đang là lính đóng tại TP, nên tôi lại có dịp được anh Minh giảng bài lần nữa, lần này là một bài lượng giác, chỉ có điều lần này là trong khung cảnh đất nước đã hòa bình.
Như vậy đấy, mùa khai trường đầu tiên của tôi là như thế, chẳng có mẹ dắt tay đến trường, chỉ có bạn bè, các anh chị cùng trại trẻ. Con đường đến trường năm xưa ấy cũng chẳng bằng phẳng như bây giờ, ngày nắng thì không sao, ngày mưa là tụt dép cầm tay, những ngón chân nhỏ xíu quắp chặt xuống con đường trơn tuột, chỉ sợ truợt té ngã... Ngôi trường bé nhỏ của chúng tôi ngày ấy được bao quanh bằng những giao thông hào dẫn tới hầm trú ẩn, mũ rơm tự đan đội trên đầu… Thế nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ niềm háo hức khi được đi học hồi ấy. Cái ngày đầu tiên ấy thật chẳng thể nào quên...
Một chút kí ức xôn xao nhân mùa khai trường, gợi lại để gửi ai cùng tâm trạng chia xẻ chuyện xưa... để cùng trân trọng giữ gìn và nhớ mãi!
Xin chép câu hát thay cho lời kết: “Ngày xưa ơi, mãi xa thật xa, xa cánh diều chở bao ước mơ...”
__________________
Ảnh 1: Nhà hầm này thật kiên cố vì nó ở tuyến lửa Quảng Bình, còn lớp học của mình đơn sơ hơn.
Ảnh 2: Nhanh nhanh ra hầm tránh máy bay (nguồn: ttvnol, diễn đàn giáo dục quốc phòng).
Ảnh 3: Những chiếc mũ rơm bện từ những sợi rơm vàng óng thơm nồng, với nhiều kiểu dáng khác nhau đã trở thành một vẻ đẹp khó quên của người miền Bắc, một hình tượng tiêu biểu của Việt Nam, một trong những phát kiến trong những năm tháng kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ.
Em là Thụy, lâu quá em không ghé trang web của trại trẻ, hôm nay mới thấy quá nhiều tin buồn mà mình không kịp chia buồn, thật áy náy trong lòng... nhưng cũng vui khi nhận ra rằng đã có nhiều người hơn, nhiều bài viết hơn góp mặt trong web. Nhân tiện em cũng xin gửi một chút kỉ niệm nhỏ mà em còn nhớ, gọi là có, vì lúc sơ tán em còn nhỏ quá, chẳng có nhiều kỉ niệm như các anh chị được.
Em hy vọng chuyện họp mặt sắp tới sẽ thực hiện được, em cũng có ý mong là nếu được, các anh cho khoảng 2-3 thời điểm, nếu thời điểm nào có nhiều người thu xếp tham dự được đông nhất sẽ chọn thời điểm đó (hy vọng em sẽ có mặt). Thế nhé. Em gửi lời chúc sức khỏe cả nhà mình!
Huỳnh Ngọc Thụy
Ngày đầu tiên đi học
Ngày đầu tiên đi học của các bé thơ bây giờ sao mà nhẹ nhàng, mà sung sướng. Nhìn các bé được ba mẹ dắt tay vào tận lớp, xúng xính trong bộ đồng phục thật đẹp, thật dễ thương, hay có bé còn nước mắt lưng tròng, mè nheo không chịu vô lớp mà sao thương thế, tôi chợt tự hỏi ngày đầu tiên đến lớp của mình là ngày nào, đã diễn ra như thế nào? ... và rồi kí ức bỗng từ từ hiện về…
Ngày đó là ngày tôi ở trại trẻ sơ tán của Báo Nhân Dân tại xã Thống Nhất, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà tây. Chiến tranh leo thang, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc nên lũ trẻ chúng tôi phải đi sơ tán xa Thủ đô Hà nội, xa ba mẹ, đến vùng nông thôn an toàn hơn để tiếp tục học tập. Khi vào trại trẻ, tôi còn chưa đủ tuổi đi học, thấy các anh chị lớn được đi học chúng tôi thèm lắm, nên đến tháng 9 năm đó, tôi và các bạn cùng lứa 6 tuổi sung sướng vô cùng, khi được các cô trông trẻ thông báo là ngày Khai trường sắp tới, chúng tôi sẽ đi học lớp 1... Lời thông báo này làm cả bọn chúng tôi náo nức chờ đợi, lăng xăng tự chuẩn bị bút chì, ngòi bút lá tre, lọ mực tím, sách vở. Chẳng có sách viết sẵn chữ để tô đâu, chẳng có dụng cụ hỗ trợ học, mà cũng chẳng học thêm trước chữ nào như bây giờ để chuẩn bị cho con vào lớp 1, các bậc phụ huynh đã phải cho con học chữ trước từ lớp lá. Cũng chẳng có cặp sách, chỉ có cuốn tập đánh vần và một cuốn tập viết cứ thế cầm tay mà đến lớp, bập bẹ từng chữ một theo cô giáo, với niềm háo hức rằng sắp tới mình sẽ tự đọc truyện được một mình, sẽ không phải nhờ ai đọc dùm, để rồi họ có thể ngưng đọc đi làm việc khác, đúng vào đoạn hồi hộp nhất hay là đoạn khiến mình tò mò nhất. “Từ nay mình sẽ tự đọc chữ được một mình”, điệp khúc đó khiến tôi học đánh vần rất nhanh và luôn háo hức đi học. Chẳng bao lâu sau, tôi đã đánh vần được hết cuốn truyện tranh “Maruska đi học” và cứ ao ước có cái nơ thật to cài trên tóc, đi vớ trắng cùng đôi giầy xinh xinh, cũng như có bộ váy đồng phục màu xanh thật đẹp như Maruska.
Tôi cũng còn nhớ không khí học tập trong trại trẻ rất có kỷ luật, tối nào dưới ngọn đèn dầu cũng có từng nhóm tự học với nhau theo từng cấp lớp, các anh chị lớp trên cùng học văn, học toán, chúng tôi thì học đánh vần, học thuộc lòng. Tôi còn nhớ khi đã lên lớp lớn hơn, học bản cửu chương mãi không thuộc, khi vào trả bài cho mẹ An chỉ cần vấp một số là bị bắt học lại. Đến khi học thuộc rồi, các anh chị truy bài lại còn bắt đọc ngược từ dưới lên, ấn tượng quá mãi đến giờ còn nhớ. Mà lạ nhất là do nghe các anh chị học bài lớp trên, nên những năm sau tôi học thuộc lòng khá dễ dàng các bài thơ văn ấy, bài “Gửi lời chào lớp 1” đến giờ tôi vẫn thuộc lòng, nhớ là cứ đọc đến câu “chào bảng đen, cửa sổ, chào chỗ ngồi thân yêu, tất cả chào ở lại...” là tôi lại thấy rưng rưng trong lòng. Bài “Việt Bắc” tôi còn đọc ngược được một đoạn (cũng nhờ học lỏm của các anh tôi), các con tôi rất “thán phục” tôi vì điều này, chúng nó có biết đâu là tôi chẳng tài giỏi gì, chỉ nhờ nghe các anh chị lớn học bài nên được học đi học lại biết bao lần. Đặc biệt hơn là còn đọc bài Việt Bắc không có câu kết theo kiểu “ta về mình có nhớ ta, mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng, ta về mình có nhớ không, mười lăm năm ấy mặn nồng thiết tha, ta về mình có nhớ ta...”, làm sau này con tôi kể khi thi hết cấp, gặp bài này nó suýt không làm được vì không tìm được câu tiếp theo để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn “ta, mình” ấy. Tôi còn nhớ là mẹ An, bác Viên tổ chức cho các lớp lớn kèm lớp nhỏ, nhóm của chúng tôi được anh Tĩnh, anh Chân và anh Lộc (học trên chúng tôi 1 lớp) kèm cặp. Các anh ấy tuy không lớn hơn chúng tôi nhiều, nhưng thỉnh thoảng cũng dùng “quyền lực” dọa nạt đàn em khi chúng tôi không học bài. Sau này, tôi nhớ mình hay hỏi bài anh Trần Minh, tôi vẫn nhớ là hồi đó, do “nghe đồn” anh Minh rất giỏi toán nên chúng tôi thích hỏi bài, anh Minh giảng dễ hiểu. Cũng thật tình cờ, năm tôi học lớp 11 trường Lê Quý Đôn TP.HCM thì anh Minh đang là lính đóng tại TP, nên tôi lại có dịp được anh Minh giảng bài lần nữa, lần này là một bài lượng giác, chỉ có điều lần này là trong khung cảnh đất nước đã hòa bình.
Như vậy đấy, mùa khai trường đầu tiên của tôi là như thế, chẳng có mẹ dắt tay đến trường, chỉ có bạn bè, các anh chị cùng trại trẻ. Con đường đến trường năm xưa ấy cũng chẳng bằng phẳng như bây giờ, ngày nắng thì không sao, ngày mưa là tụt dép cầm tay, những ngón chân nhỏ xíu quắp chặt xuống con đường trơn tuột, chỉ sợ truợt té ngã... Ngôi trường bé nhỏ của chúng tôi ngày ấy được bao quanh bằng những giao thông hào dẫn tới hầm trú ẩn, mũ rơm tự đan đội trên đầu… Thế nhưng tới giờ tôi vẫn còn nhớ niềm háo hức khi được đi học hồi ấy. Cái ngày đầu tiên ấy thật chẳng thể nào quên...
Một chút kí ức xôn xao nhân mùa khai trường, gợi lại để gửi ai cùng tâm trạng chia xẻ chuyện xưa... để cùng trân trọng giữ gìn và nhớ mãi!
Xin chép câu hát thay cho lời kết: “Ngày xưa ơi, mãi xa thật xa, xa cánh diều chở bao ước mơ...”
__________________
Ảnh 1: Nhà hầm này thật kiên cố vì nó ở tuyến lửa Quảng Bình, còn lớp học của mình đơn sơ hơn.
Ảnh 2: Nhanh nhanh ra hầm tránh máy bay (nguồn: ttvnol, diễn đàn giáo dục quốc phòng).
Ảnh 3: Những chiếc mũ rơm bện từ những sợi rơm vàng óng thơm nồng, với nhiều kiểu dáng khác nhau đã trở thành một vẻ đẹp khó quên của người miền Bắc, một hình tượng tiêu biểu của Việt Nam, một trong những phát kiến trong những năm tháng kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ.