Những ngày ở Hà Nội 3/2011, cô rất mãn nguyện |
Cô Bình Định
Nhân dịp 60 năm ngày ra số báo Nhân Dân đầu tiên (11/3/1951 – 11/3/2011), cô cùng các cô chú đã nghỉ hưu sống tại thành phố Hồ Chí Minh được cơ quan báo Nhân Dân mời ra Hà Nội để dự lễ kỷ niệm. Cô vui mừng vô cùng vì lại có dịp ra thăm Thủ đô, gặp gỡ các bạn đồng nghiệp cũ cùng các cháu thân thương ở Trại trẻ sơ tán năm xưa của báo ta.
Sau buổi lễ kỷ niệm do Báo Nhân Dân tổ chức ngày 10/3/2011, cô lại được dự cuộc họp mặt hàng năm của Trại trẻ vào ngày 13/3/2011, điều mà cô hằng mong ước mỗi khi có dịp ra thăm Hà Nội.
Ngoài mục đích gặp gỡ nhau đầu Xuân, năm nay các cháu còn tổ chức lễ mừng thọ cô 85 và cô Minh 75 tuổi. Cô chân thành cám ơn Ban liên lạc cũng như các cháu ở Trại trẻ xưa đã không quản ngại vất vả, khó khăn, tổ chức một cuộc họp đông vui, ấm cúng như vậy. So với năm ngoái, cuộc họp năm nay quy mô “hoành tráng” hơn. Các cháu đã dành một khoảng nhỏ, tạm gọi là “sân khấu“ để giới thiệu cuộc họp, là nơi để các vị phụ huynh phát biểu ý kiến, đặc biệt, các cháu đã chọn được một người dẫn chương trình đẹp trai, phong độ, nắm bắt sự việc rất nhanh chóng, làm cho không khí cuộc họp sôi nổi hẳn lên.
Về mặt hậu cần, với tài khéo của “chuyên gia ẩm thực” Việt Phương, thực đơn năm nay phong phú hơn năm ngoái, lại có món rượu bưởi độc đáo, thơm ngon, ngọt, rất hợp khẩu vị người cao tuổi và phụ nữ. Nghe đâu loại rượu này do cháu Phạm Thanh Hà tìm được lò sản xuất và mua về. Xin thay mặt các phụ huynh, cô cám ơn các cháu Việt Phương, Thanh Hà và một số cháu trong ban hậu cần. Chẳng biết có phải do rượu bưởi ngon hay không mà không khí cuộc họp càng lúc càng vui hơn: các vị phụ huynh thay nhau phát biểu, mở đầu là chú Đặng Phò, rồi đến các chú Ngô Thi, Đặng Ha, cô Hòa (vợ chú Lê Bình đã quá cố), cô Bình Định v.v...
Cuộc gặp mặt đầu Xuân của các cháu ồn ào náo nhiệt hẳn lên khi tiết mục văn nghệ bắt đầu. Sau khi cô Hòa cất giọng một bài hát xưa còn nhớ, đến màn độc tấu đàn ghi-ta của cháu Quốc Hùng, các cháu Khánh Như, cháu Hiền, cháu Phương Hồng lần lượt biểu diễn, nhà thơ Hồ Thu (cô Sửu) cũng lên đọc một bài thơ... Sau cùng, để nhớ thời chiến tranh, toàn thể các cháu đồng ca bài “Đào công sự” của cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Trước cuộc vui như vậy, máu văn nghệ trong cô nổi lên, cô liền xung phong hát một bài, mặc dù chất giọng của bà già 85 có khàn khàn và ngắn hơi, song cô nghĩ “vui là chính” nên vẫn mạnh dạn hát với tất cả lòng nhiệt tình của mình, không ngờ được các bạn đồng nghiệp và các cháu vỗ tay nhiều thế. Bài hát đó đã khép lại chương trình liên hoan của buổi họp. Tiếp đến, tất cả phụ huynh và các cháu đều ra sân chụp ảnh lưu niệm. Chú Tích, trước làm ở Phòng Bí thư báo Nhân Dân, sau chuyển ngành đi học đại học Y, từng làm bác sĩ rất giỏi chuyên khoa xương ở bệnh viện Việt Đức, lần đầu tiên được dự cuộc họp mặt như thế này đã nói với chú Trịnh Hải: “Tôi rất cảm động và thán phục những việc làm của các cháu ở Trại trẻ...”
Họp Trại trẻ đến giữa buổi chiều mới tan, sau có một sự việc mà giờ đây cô mới thổ lộ cho các cháu biết, đó là chuyện cô suýt phải đi cấp cứu ngay buổi tối hôm ấy.
Chẳng là cô vốn bị bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, những ngày qua, vừa bay một chặng dài ra Hà Nội, rồi do họp hành, do gặp gỡ bạn bè nhiều, cô cũng quá vui, nên quên cả giữ gìn, không chịu ăn uống gì để đảm bảo sức khỏe, rồi lại thêm mấy ly rượu bưởi nữa, nên tự dưng tối về đến khách sạn cô mệt lả, huyết áp tụt (đo bằng máy đo có mang theo), mặt mũi tối sầm, bước đi chỉ muốn ngã. Cô liền gọi điện cho chú Trịnh Hải báo cáo tình hình của mình. Theo lời khuyên của chú Hải, cô uống ngay cốc trà gừng, một lát sau, đỡ mệt hơn, cô uống tiếp một viên “An cung ngưu hoàng hoàn” (tất cả các loại thuốc may mà đều có mang theo để đề phòng chuyện bất trắc). Cô nằm nghỉ, một giờ sau, không còn bị đau đầu nữa, sức khỏe đã khá hơn nhiều. Đến 10 giờ khuya, cháu Hạnh Phúc đến khách sạn ngủ cùng với cô. Cô vẫn lo, dặn cháu Phúc là ban đêm, thỉnh thoảng cháu nhớ phải gọi cô, kẻo cô sợ nếu mà mình mê đi là nguy hiểm lắm. Thật may, ngày hôm sau, cô trở lại bình thường và lại tiếp tục thực hiện kế hoạch đã dự định trong những ngày ở Hà Nội.
Trong chuyến đi lần này, ngoài việc họp cùng các cháu ở hồ Thiền Quang, một hạnh phúc nữa lại đến với cô: được các cháu đưa đi thăm lại nơi sơ tán khi xưa, đó là nhà thờ họ Phùng ở xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thủ đô Hà Nội).
Những năm chiến tranh, khi vào Trại trẻ, cô phải đi qua con đường Chúc Sơn, một con đường đất đỏ, hai bên không một bóng cây. Nếu gặp ngày mưa, đất trơn và nhầy nhụa. Muốn đi thì phải bấm miết ngón chân vào đất thật chắc, nếu không thì sẽ trượt ngã. Do đó, cần phải thêm cái gậy chống mới yên tâm hơn để đi trời mưa. Ngày nay, con đường đất đỏ năm xưa đã biến mất chẳng còn bóng dáng, thay vào đó là những dãy nhà xây mọc lên san sát, phố sá đông vui, sầm uất.
Trước khi về đến nhà thờ họ Phùng, cả đoàn đã dừng xe, xuống thắp hương cho cháu Hoài Thu, cháu của mẹ An, bị bệnh mất hồi còn rất nhỏ. Cháu được nhân dân địa phương xây mộ và trông nom rất chu đáo.
Rời mộ cháu Hoài Thu, đoàn xe tiến về ngõ vào nhà thờ họ Phùng. Lúc đó, cô không sao cầm được nước mắt vì cô nhớ đến bạn Trần Dũng, con trai đầu của cô, cùng ở Trại với các cháu, nhưng đã hy sinh oanh liệt vào cuối năm 1974 tại chiến trường Quân khu 9. Hình ảnh mẹ An, cô Hòa, bác Bốn, cô Huỳnh, bác Viên – những người đã gắn bó với Trại trẻ trong những năm chiến tranh – nay đều đã là người thiên cổ… Và rồi biết bao kỷ niệm hiện lên trong tâm trí cô: nào là lúc các cháu chạy vội vào xếp hàng chờ cô Huỳnh phát cho miếng cơm cháy nóng hổi, ròn tan, thơm phức; nào là những buổi xế chiều, sau khi ngủ trưa dậy, các cháu lần lượt đợi chờ cô phân phát kẹo bánh do bố mẹ mang vào gửi ở tủ Trại, hoặc gửi tiền để mẹ An đi chợ mua về cho… Còn một kỷ niệm rất vui, rất thú vị, là do một số cháu bị bênh ghẻ, nên cứ chiều chiều, mẹ An và bác Bốn bắt các cháu ra bờ giếng xếp hàng, mình trần như nhộng, để mẹ An cùng bác Bốn xát lá soan vào người, rồi tắm, kỳ cọ cho từng cháu, sau đó về nhà lại bôi thêm thuốc ghẻ. Cũng nhờ như vậy mà ít lâu sau, bệnh ghẻ của các cháu đã phải cuốn gói ra đi…
Trong thời gian ở Trại trông nom các cháu, cô còn có một kỷ niệm sâu sắc mà suốt đời, cô không bao giờ quên. Đó là năm 1967, cô xung phong ở lại Trại sơ tán ăn Tết, để các bác, các cô khác được về Hà Nội cùng gia đình.
Chiều 30 Tết năm ấy, bỗng đổ mưa tầm tã, sấm chớp liên tục, mây mù kéo đen nghịt cả bầu trời và gió lùa hun hút rất lạnh.
Khoảng 3 giờ chiều, có một người với chiếc xe đạp, áo mưa trùm kín cả mặt mũi, quấn xắn móng lợn, chân đi đất, kèm theo một que tre để gạt bùn bám vào bánh, đồ đạc lỉnh kỉnh, dắt xe đi vào Trại. Khi người đó bỏ áo mưa ra, cô mới nhận ra là chú Nguyễn Huy, phóng viên nhiếp ảnh của cơ quan ta, chú theo lệnh của cố Tổng biên tập Hoàng Tùng, mang quà Tết vào cho gia đình cô và quà biếu nhân dân địa phương. Lúc đó, cô thật bất ngờ và cảm động quá mức, rất cảm ơn báo Đảng đã lo cho anh chị em thật chu đáo, mà người cô biết ơn và quý mến vô cùng là chú Nguyễn Huy. Sau khi trút hết quà bánh, chú Huy liền vội vã đi vì sợ ngày cuối cùng của năm mà trời mưa quá to, bến đò Mai Lĩnh không còn thuyền để sang sông nữa, cũng chẳng kịp uống một chén trà nóng cô vừa vội pha mời chú uống cho ấm bụng.
Nhìn theo bóng chú Huy dắt xe ra về, lòng cô thầm biết ơn và thương xót. Chẳng ngờ đâu, đó lại là lần cuối cùng mà cô gặp chú Huy. Sau đó ít lâu, chú ấy xung phong đi B chiến đấu, đã hy sinh anh dũng vào ngày 28/5/1968, tại chiến trường Quảng Trị. Hình ảnh hôm đó, kỷ niệm sâu sắc ấy còn mãi, cô không bao giờ quên.
Trở lại chuyện chuyến về thăm nơi sơ tán cũ tháng 3 vừa qua, cùng các cháu Trại trẻ, sau khi mọi người đã gặp mặt và chuyện trò thân mật cùng bà con thì trời đã xế trưa, đoàn buộc lòng từ chối bữa cơm thân mật mà bà con địa phương mời, vì còn muốn đi vòng về qua nơi Trại trẻ sơ tán đầu tiên.
Rời nhà thờ họ Phùng, đoàn xe vội lăn bánh về hướng Vân Đình. Ngồi trên xe bị quá bữa, ai nấy đều có vẻ mệt, nhưng được an ủi rằng sẽ chuẩn bị dùng bữa trưa với món đặc sản nổi tiếng: vịt Vân Đình. Quả là danh bất hư truyền, thịt vịt ở thị trấn Vân Đình vừa ngon lại vừa rẻ, cộng thêm chút cay cay của rượu bưởi thì không gì sánh bằng. Cả đoàn ăn một bữa no nê và không quên cám ơn bạn Đặng Việt Phương, người đã giới thiệu quán quen và món vịt có một không hai này.
Thế rồi, sau hơn hai tuần được gặp gỡ, họp hành, vui chơi thỏa thích ở Hà Nội, ngày 26/3/2011, cô lại lên đường trở về thành phố Hồ Chí Minh. Có các cháu Hiếu Dân, Việt Phương và Thúy đã đưa cô lên tận sân bay, làm các thủ tục chuyến bay. Chỉ còn việc chia tay các cháu, cô nghẹn ngào bước vào phòng chờ, lòng dấy lên nỗi thương nhớ các cháu. Cô không dám quay lại vì hai hàng nước mắt cô cứ trào ra, cô không thể làm chủ được mình nữa...
Thêm một lần, cô cám ơn tất cả các cháu đã dành nhiều tình cảm ấm áp, đã tạo điều kiện cho cô về thăm nơi sơ tán cũ với biết bao kỷ niệm xưa. Chúc tất cả các cháu mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, đạt được những nguyện vọng, ước mơ của mình.
Thân mến tạm biệt các cháu.
TP. HCM, tháng 5/2011
Sau buổi lễ kỷ niệm do Báo Nhân Dân tổ chức ngày 10/3/2011, cô lại được dự cuộc họp mặt hàng năm của Trại trẻ vào ngày 13/3/2011, điều mà cô hằng mong ước mỗi khi có dịp ra thăm Hà Nội.
Ngoài mục đích gặp gỡ nhau đầu Xuân, năm nay các cháu còn tổ chức lễ mừng thọ cô 85 và cô Minh 75 tuổi. Cô chân thành cám ơn Ban liên lạc cũng như các cháu ở Trại trẻ xưa đã không quản ngại vất vả, khó khăn, tổ chức một cuộc họp đông vui, ấm cúng như vậy. So với năm ngoái, cuộc họp năm nay quy mô “hoành tráng” hơn. Các cháu đã dành một khoảng nhỏ, tạm gọi là “sân khấu“ để giới thiệu cuộc họp, là nơi để các vị phụ huynh phát biểu ý kiến, đặc biệt, các cháu đã chọn được một người dẫn chương trình đẹp trai, phong độ, nắm bắt sự việc rất nhanh chóng, làm cho không khí cuộc họp sôi nổi hẳn lên.
Về mặt hậu cần, với tài khéo của “chuyên gia ẩm thực” Việt Phương, thực đơn năm nay phong phú hơn năm ngoái, lại có món rượu bưởi độc đáo, thơm ngon, ngọt, rất hợp khẩu vị người cao tuổi và phụ nữ. Nghe đâu loại rượu này do cháu Phạm Thanh Hà tìm được lò sản xuất và mua về. Xin thay mặt các phụ huynh, cô cám ơn các cháu Việt Phương, Thanh Hà và một số cháu trong ban hậu cần. Chẳng biết có phải do rượu bưởi ngon hay không mà không khí cuộc họp càng lúc càng vui hơn: các vị phụ huynh thay nhau phát biểu, mở đầu là chú Đặng Phò, rồi đến các chú Ngô Thi, Đặng Ha, cô Hòa (vợ chú Lê Bình đã quá cố), cô Bình Định v.v...
Thư cô Định gửi các cháu |
Họp Trại trẻ đến giữa buổi chiều mới tan, sau có một sự việc mà giờ đây cô mới thổ lộ cho các cháu biết, đó là chuyện cô suýt phải đi cấp cứu ngay buổi tối hôm ấy.
Chẳng là cô vốn bị bệnh cao huyết áp. Trong khi đó, những ngày qua, vừa bay một chặng dài ra Hà Nội, rồi do họp hành, do gặp gỡ bạn bè nhiều, cô cũng quá vui, nên quên cả giữ gìn, không chịu ăn uống gì để đảm bảo sức khỏe, rồi lại thêm mấy ly rượu bưởi nữa, nên tự dưng tối về đến khách sạn cô mệt lả, huyết áp tụt (đo bằng máy đo có mang theo), mặt mũi tối sầm, bước đi chỉ muốn ngã. Cô liền gọi điện cho chú Trịnh Hải báo cáo tình hình của mình. Theo lời khuyên của chú Hải, cô uống ngay cốc trà gừng, một lát sau, đỡ mệt hơn, cô uống tiếp một viên “An cung ngưu hoàng hoàn” (tất cả các loại thuốc may mà đều có mang theo để đề phòng chuyện bất trắc). Cô nằm nghỉ, một giờ sau, không còn bị đau đầu nữa, sức khỏe đã khá hơn nhiều. Đến 10 giờ khuya, cháu Hạnh Phúc đến khách sạn ngủ cùng với cô. Cô vẫn lo, dặn cháu Phúc là ban đêm, thỉnh thoảng cháu nhớ phải gọi cô, kẻo cô sợ nếu mà mình mê đi là nguy hiểm lắm. Thật may, ngày hôm sau, cô trở lại bình thường và lại tiếp tục thực hiện kế hoạch đã dự định trong những ngày ở Hà Nội.
Gặp gỡ người họ Phùng ở Hữu Văn (ông Đoàn trưởng họ) |
Những năm chiến tranh, khi vào Trại trẻ, cô phải đi qua con đường Chúc Sơn, một con đường đất đỏ, hai bên không một bóng cây. Nếu gặp ngày mưa, đất trơn và nhầy nhụa. Muốn đi thì phải bấm miết ngón chân vào đất thật chắc, nếu không thì sẽ trượt ngã. Do đó, cần phải thêm cái gậy chống mới yên tâm hơn để đi trời mưa. Ngày nay, con đường đất đỏ năm xưa đã biến mất chẳng còn bóng dáng, thay vào đó là những dãy nhà xây mọc lên san sát, phố sá đông vui, sầm uất.
Trước khi về đến nhà thờ họ Phùng, cả đoàn đã dừng xe, xuống thắp hương cho cháu Hoài Thu, cháu của mẹ An, bị bệnh mất hồi còn rất nhỏ. Cháu được nhân dân địa phương xây mộ và trông nom rất chu đáo.
Rời mộ cháu Hoài Thu, đoàn xe tiến về ngõ vào nhà thờ họ Phùng. Lúc đó, cô không sao cầm được nước mắt vì cô nhớ đến bạn Trần Dũng, con trai đầu của cô, cùng ở Trại với các cháu, nhưng đã hy sinh oanh liệt vào cuối năm 1974 tại chiến trường Quân khu 9. Hình ảnh mẹ An, cô Hòa, bác Bốn, cô Huỳnh, bác Viên – những người đã gắn bó với Trại trẻ trong những năm chiến tranh – nay đều đã là người thiên cổ… Và rồi biết bao kỷ niệm hiện lên trong tâm trí cô: nào là lúc các cháu chạy vội vào xếp hàng chờ cô Huỳnh phát cho miếng cơm cháy nóng hổi, ròn tan, thơm phức; nào là những buổi xế chiều, sau khi ngủ trưa dậy, các cháu lần lượt đợi chờ cô phân phát kẹo bánh do bố mẹ mang vào gửi ở tủ Trại, hoặc gửi tiền để mẹ An đi chợ mua về cho… Còn một kỷ niệm rất vui, rất thú vị, là do một số cháu bị bênh ghẻ, nên cứ chiều chiều, mẹ An và bác Bốn bắt các cháu ra bờ giếng xếp hàng, mình trần như nhộng, để mẹ An cùng bác Bốn xát lá soan vào người, rồi tắm, kỳ cọ cho từng cháu, sau đó về nhà lại bôi thêm thuốc ghẻ. Cũng nhờ như vậy mà ít lâu sau, bệnh ghẻ của các cháu đã phải cuốn gói ra đi…
Trong thời gian ở Trại trông nom các cháu, cô còn có một kỷ niệm sâu sắc mà suốt đời, cô không bao giờ quên. Đó là năm 1967, cô xung phong ở lại Trại sơ tán ăn Tết, để các bác, các cô khác được về Hà Nội cùng gia đình.
Chiều 30 Tết năm ấy, bỗng đổ mưa tầm tã, sấm chớp liên tục, mây mù kéo đen nghịt cả bầu trời và gió lùa hun hút rất lạnh.
Khoảng 3 giờ chiều, có một người với chiếc xe đạp, áo mưa trùm kín cả mặt mũi, quấn xắn móng lợn, chân đi đất, kèm theo một que tre để gạt bùn bám vào bánh, đồ đạc lỉnh kỉnh, dắt xe đi vào Trại. Khi người đó bỏ áo mưa ra, cô mới nhận ra là chú Nguyễn Huy, phóng viên nhiếp ảnh của cơ quan ta, chú theo lệnh của cố Tổng biên tập Hoàng Tùng, mang quà Tết vào cho gia đình cô và quà biếu nhân dân địa phương. Lúc đó, cô thật bất ngờ và cảm động quá mức, rất cảm ơn báo Đảng đã lo cho anh chị em thật chu đáo, mà người cô biết ơn và quý mến vô cùng là chú Nguyễn Huy. Sau khi trút hết quà bánh, chú Huy liền vội vã đi vì sợ ngày cuối cùng của năm mà trời mưa quá to, bến đò Mai Lĩnh không còn thuyền để sang sông nữa, cũng chẳng kịp uống một chén trà nóng cô vừa vội pha mời chú uống cho ấm bụng.
Nhìn theo bóng chú Huy dắt xe ra về, lòng cô thầm biết ơn và thương xót. Chẳng ngờ đâu, đó lại là lần cuối cùng mà cô gặp chú Huy. Sau đó ít lâu, chú ấy xung phong đi B chiến đấu, đã hy sinh anh dũng vào ngày 28/5/1968, tại chiến trường Quảng Trị. Hình ảnh hôm đó, kỷ niệm sâu sắc ấy còn mãi, cô không bao giờ quên.
Trở lại chuyện chuyến về thăm nơi sơ tán cũ tháng 3 vừa qua, cùng các cháu Trại trẻ, sau khi mọi người đã gặp mặt và chuyện trò thân mật cùng bà con thì trời đã xế trưa, đoàn buộc lòng từ chối bữa cơm thân mật mà bà con địa phương mời, vì còn muốn đi vòng về qua nơi Trại trẻ sơ tán đầu tiên.
Rời nhà thờ họ Phùng, đoàn xe vội lăn bánh về hướng Vân Đình. Ngồi trên xe bị quá bữa, ai nấy đều có vẻ mệt, nhưng được an ủi rằng sẽ chuẩn bị dùng bữa trưa với món đặc sản nổi tiếng: vịt Vân Đình. Quả là danh bất hư truyền, thịt vịt ở thị trấn Vân Đình vừa ngon lại vừa rẻ, cộng thêm chút cay cay của rượu bưởi thì không gì sánh bằng. Cả đoàn ăn một bữa no nê và không quên cám ơn bạn Đặng Việt Phương, người đã giới thiệu quán quen và món vịt có một không hai này.
Ở hội Trại hôm 13/3/2011 |
Thêm một lần, cô cám ơn tất cả các cháu đã dành nhiều tình cảm ấm áp, đã tạo điều kiện cho cô về thăm nơi sơ tán cũ với biết bao kỷ niệm xưa. Chúc tất cả các cháu mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, đạt được những nguyện vọng, ước mơ của mình.
Thân mến tạm biệt các cháu.
TP. HCM, tháng 5/2011