Ở Tòa soạn báo mọi người vẫn gọi tên cô theo bút danh, bọn trẻ con cháu của các cụ ngày xưa ở báo Nhân Dân cũng gọi theo là "cô Hồ Vân”.
Hồi bé, trước khi Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, ngày nào tôi cũng lên cơ quan BND chơi, nghịch ngợm có tiếng, lại thêm cái biệt danh là “Hiêu” ngộ nghĩnh nên các cô chú ở Tòa soạn không lạ gì tôi. Có lần nhân dịp ngày 1/6, tôi còn được cô Hồ Vân cho một vé vào Câu lạc bộ Thống Nhất gặp Bác Hồ và cũng được Bác chia phần kẹo của thiếu nhi miền Nam - chắc hẳn đấy là suất của Hiếu Nam, con út của cô, khi ấy còn quá nhỏ nên không được đi cùng các anh để nhận kẹo!.
Còn nhớ ngày ở Trại trẻ Tuy Lai năm 1965, cô đưa bốn con trai (Phương, Nguyên, Quang và Nam) đi sơ tán theo trại. Cùng với cô Hòa, cô Định…(lâu ngày quá chưa nhớ được hết tên các cô!), cô Hồ Vân cũng là một người Mẹ của trại trẻ. Hàng ngày các cô chăm lo ăn ngủ, tắm giặt, học hành và quan trọng nhất là, mỗi khi máy bay Mỹ ù ù đến, phải đảm bảo an toàn cho lũ trẻ, từ đứa có thể còn nhốt được trong cũi, đến đám đông lắt nhắt 5 – 10 tuổi như bầy vịt con ngơ ngác, có cả vài nhóc mười mấy tuổi (Dũng, Phương, Dân, Chính, Nhi…), các nhóc đàn anh này rất hay lỉnh đi “ăn mảnh”, không theo bầy đàn để thoát khỏi bị các cô giám sát.
Có hôm, hình như sau vài trận máy bay Mỹ ầm ầm, trại trẻ chưa có hầm trú ẩn, các cô sợ nó ném bom vào làng nên xua lũ trẻ đi hết ra đồng (có lẽ mấy hôm sau các cô mới nghĩ ra cách đưa bọn trẻ sơ tán vào hang núi Chầy).
Bọn trẻ con lúc nào chả nhốn nháo, đâu biết vì sao được đi, cứ ra cánh đồng rộng thơm nức mùi lúa mới và mùi cây dại, lại mới gặt xong rất thoáng, thì chơi nghịch vô tư, ồn ào như cái chợ. Tôi nhớ hồi đó còn đúng là dịp không có gạo tẻ nấu cơm, chỉ có cơm nếp, các cô chia cho đám trẻ ăn ở ngay ngoài đồng. Xơi cơm nếp liền cả tháng, thấy cũng hơi ngấy nhưng tôi vẫn ăn được, còn đứa nào trong đám trẻ không chịu được của nếp lâu như thế, chắc hẳn đến bữa ăn là buồn rượi.
Ngày ấy tôi 12 tuổi, thuộc loại trèo sấu trèo phượng, sô-vê, đá bóng vỉa hè Hà Nội có hạng, dĩ nhiên cũng “tiêm nhiễm” trò hư khác của lũ trẻ ở phố. Có một trò rất vớ vẩn, là khi hết mọi trò chơi, thì trêu nhau. Nhưng mà trêu kiểu hư như thế này: sờ tay vào “của quý” hoặc cái mông của mình, rồi dứ dứ về phía mặt thằng nào mình muốn gây chuyện, ra điều “cho mày ăn” cái ấy và cười nham nhở (bây giờ nhớ lại thấy bất lịch sự quá!).
Hôm đó, chơi một lúc ngoài ruộng thì chán (vì sân chơi bọn đàn anh phải ở chỗ khác kia: trên đồi đầy quả mâm xôi, lạc tiên, sim… chín mọng, bể Tuy Lai trong veo rộng mênh mông kề bên dãy núi rừng rậm xanh ngút, hoặc hòn núi đá lởm chởm có hang Chầy ngóc ngách bí hiểm!) nên tôi nảy ra trò trêu Minh Quang kiểu “cho mày ăn” như nói trên. Quang lúc ấy bé tý lại ngọng, không trả đũa được nhưng tức lắm, chỉ còn cách mách mẹ. Trong lúc chọc ghẹo Quang, tôi biết là cô Hồ Vân đã nhìn thấy rồi, nhưng không sợ vì nghĩ trò chơi này bình thường vô hại, đối tượng trêu của mình có phải “ăn” cái của ấy thật đâu.
Rồi có một chuyện xảy ra tiếp theo rất đặc biệt. Đó là nghe Quang líu lô mách, cô Hồ Vân lập tức quay sang (có lẽ khi nhìn tôi trêu Quang cô đã nghĩ cách xử lý rồi), với vẻ mặt nghiêm nghị lạ lùng: “Hiêu! Cô không đồng ý cháu làm thế! Cô nói cháu biết, nếu Quang bị bệnh hay bị làm sao, cháu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy!”. Sự việc có vẻ rất trầm trọng, đến mức tôi cứ ngớ người ra, định cãi “cháu có làm gì đâu” nhưng cô nghiêm giọng nhắc lại một lần nữa: “Nếu nó bị làm sao thì cháu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy!”. Tôi đành đánh bài chuồn, mà trong lòng vẫn quanh quẩn nghĩ, mình có động vào người nó đâu mà truyền bệnh, chỉ dứ dứ từ cách xa mà cô bảo “nếu nó bị bệnh hay bị làm sao…”.
Thật sự lúc đó tôi đã cảm nhận được sự nghiêm nghị khác thường của cô mặc dù chưa tự hiểu vì sao (mọi khi cô hiền lắm!), thêm nữa, với lòng tự trọng của một thằng con trai (nửa nhóc nửa người lớn), nên từ đó trở đi không bao giờ tôi còn chơi kiểu trêu chọc như thế với bất kỳ ai.
Đã qua biết bao sự kiện, bao trò chơi diễn ra thời thơ ấu, nay đã quên hầu hết, thế mà câu chuyện này sau hơn 40 năm tôi còn nhớ như in. Kể cũng lạ!
Mãi sau này, khi đã khôn hơn, nhất là đến khi tự mình phải nuôi dạy con, tôi mới lý giải được và áp dụng bài học từ cô Hồ Vân: hãy làm bộ thật nghiêm nghị (chứ không phải là quát mắng), và tỏ ra thật quan trọng nếu cần, sẽ dạy được cho đứa con khó bảo bài học thấm thía, nhớ lâu!
Hồi bé, trước khi Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, ngày nào tôi cũng lên cơ quan BND chơi, nghịch ngợm có tiếng, lại thêm cái biệt danh là “Hiêu” ngộ nghĩnh nên các cô chú ở Tòa soạn không lạ gì tôi. Có lần nhân dịp ngày 1/6, tôi còn được cô Hồ Vân cho một vé vào Câu lạc bộ Thống Nhất gặp Bác Hồ và cũng được Bác chia phần kẹo của thiếu nhi miền Nam - chắc hẳn đấy là suất của Hiếu Nam, con út của cô, khi ấy còn quá nhỏ nên không được đi cùng các anh để nhận kẹo!.
Còn nhớ ngày ở Trại trẻ Tuy Lai năm 1965, cô đưa bốn con trai (Phương, Nguyên, Quang và Nam) đi sơ tán theo trại. Cùng với cô Hòa, cô Định…(lâu ngày quá chưa nhớ được hết tên các cô!), cô Hồ Vân cũng là một người Mẹ của trại trẻ. Hàng ngày các cô chăm lo ăn ngủ, tắm giặt, học hành và quan trọng nhất là, mỗi khi máy bay Mỹ ù ù đến, phải đảm bảo an toàn cho lũ trẻ, từ đứa có thể còn nhốt được trong cũi, đến đám đông lắt nhắt 5 – 10 tuổi như bầy vịt con ngơ ngác, có cả vài nhóc mười mấy tuổi (Dũng, Phương, Dân, Chính, Nhi…), các nhóc đàn anh này rất hay lỉnh đi “ăn mảnh”, không theo bầy đàn để thoát khỏi bị các cô giám sát.
Có hôm, hình như sau vài trận máy bay Mỹ ầm ầm, trại trẻ chưa có hầm trú ẩn, các cô sợ nó ném bom vào làng nên xua lũ trẻ đi hết ra đồng (có lẽ mấy hôm sau các cô mới nghĩ ra cách đưa bọn trẻ sơ tán vào hang núi Chầy).
Bọn trẻ con lúc nào chả nhốn nháo, đâu biết vì sao được đi, cứ ra cánh đồng rộng thơm nức mùi lúa mới và mùi cây dại, lại mới gặt xong rất thoáng, thì chơi nghịch vô tư, ồn ào như cái chợ. Tôi nhớ hồi đó còn đúng là dịp không có gạo tẻ nấu cơm, chỉ có cơm nếp, các cô chia cho đám trẻ ăn ở ngay ngoài đồng. Xơi cơm nếp liền cả tháng, thấy cũng hơi ngấy nhưng tôi vẫn ăn được, còn đứa nào trong đám trẻ không chịu được của nếp lâu như thế, chắc hẳn đến bữa ăn là buồn rượi.
Ngày ấy tôi 12 tuổi, thuộc loại trèo sấu trèo phượng, sô-vê, đá bóng vỉa hè Hà Nội có hạng, dĩ nhiên cũng “tiêm nhiễm” trò hư khác của lũ trẻ ở phố. Có một trò rất vớ vẩn, là khi hết mọi trò chơi, thì trêu nhau. Nhưng mà trêu kiểu hư như thế này: sờ tay vào “của quý” hoặc cái mông của mình, rồi dứ dứ về phía mặt thằng nào mình muốn gây chuyện, ra điều “cho mày ăn” cái ấy và cười nham nhở (bây giờ nhớ lại thấy bất lịch sự quá!).
Hôm đó, chơi một lúc ngoài ruộng thì chán (vì sân chơi bọn đàn anh phải ở chỗ khác kia: trên đồi đầy quả mâm xôi, lạc tiên, sim… chín mọng, bể Tuy Lai trong veo rộng mênh mông kề bên dãy núi rừng rậm xanh ngút, hoặc hòn núi đá lởm chởm có hang Chầy ngóc ngách bí hiểm!) nên tôi nảy ra trò trêu Minh Quang kiểu “cho mày ăn” như nói trên. Quang lúc ấy bé tý lại ngọng, không trả đũa được nhưng tức lắm, chỉ còn cách mách mẹ. Trong lúc chọc ghẹo Quang, tôi biết là cô Hồ Vân đã nhìn thấy rồi, nhưng không sợ vì nghĩ trò chơi này bình thường vô hại, đối tượng trêu của mình có phải “ăn” cái của ấy thật đâu.
Rồi có một chuyện xảy ra tiếp theo rất đặc biệt. Đó là nghe Quang líu lô mách, cô Hồ Vân lập tức quay sang (có lẽ khi nhìn tôi trêu Quang cô đã nghĩ cách xử lý rồi), với vẻ mặt nghiêm nghị lạ lùng: “Hiêu! Cô không đồng ý cháu làm thế! Cô nói cháu biết, nếu Quang bị bệnh hay bị làm sao, cháu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy!”. Sự việc có vẻ rất trầm trọng, đến mức tôi cứ ngớ người ra, định cãi “cháu có làm gì đâu” nhưng cô nghiêm giọng nhắc lại một lần nữa: “Nếu nó bị làm sao thì cháu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đấy!”. Tôi đành đánh bài chuồn, mà trong lòng vẫn quanh quẩn nghĩ, mình có động vào người nó đâu mà truyền bệnh, chỉ dứ dứ từ cách xa mà cô bảo “nếu nó bị bệnh hay bị làm sao…”.
Thật sự lúc đó tôi đã cảm nhận được sự nghiêm nghị khác thường của cô mặc dù chưa tự hiểu vì sao (mọi khi cô hiền lắm!), thêm nữa, với lòng tự trọng của một thằng con trai (nửa nhóc nửa người lớn), nên từ đó trở đi không bao giờ tôi còn chơi kiểu trêu chọc như thế với bất kỳ ai.
Đã qua biết bao sự kiện, bao trò chơi diễn ra thời thơ ấu, nay đã quên hầu hết, thế mà câu chuyện này sau hơn 40 năm tôi còn nhớ như in. Kể cũng lạ!
Mãi sau này, khi đã khôn hơn, nhất là đến khi tự mình phải nuôi dạy con, tôi mới lý giải được và áp dụng bài học từ cô Hồ Vân: hãy làm bộ thật nghiêm nghị (chứ không phải là quát mắng), và tỏ ra thật quan trọng nếu cần, sẽ dạy được cho đứa con khó bảo bài học thấm thía, nhớ lâu!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét